Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 21, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
HĐ 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm 42-43 đã diễn ra như thế nào?
GV: Diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán.
-Học sinh đọc mục 2/SGK
? Mã Viện là người như thế nào? Đạo quân của Mã Viện ra sao?
-GV dùng bản đồ hướng dẫn HS trình bày cuộc kháng chiến:
? Mô tả lực lượng và đường tiến quân của nhà Hán?
? Vì sao Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược? (lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế quen chinh chiến phương Nam)
? So sánh lực lượng của quân địch và quân ta?
- Gọi HS lên bảng điền kí hiệu vào bản dồ câm.
Tuần: 22 Tiết : 21 Bài 18 TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN Ngày soạn: 08/01 /2014 Ngày dạy: 15/01 /2014 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc XD đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc vừa giành được, đó là những việc làm thiết thực đưa lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành công cuộc KC chống xâm lược Hán. - HS thấy rõ ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta chống xl Hán (42-43) 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc bản đồ LS, bước đầu làm quen với kể chuyện LS. 3.Thái độ: HS cần hiểu rõ tinh thần bất khuất của dân tộc mãi mãi ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng. II. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện dạy học: - GV: + Lược đồ “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán”. + Ảnh đền thờ Hai Bà Trưng. - HS: + Đọc trước bài bài mới. 2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan, giảng giải… III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn đinh lớp: 1’ 2. KTBC: 3’ Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Trình bày diễn biến trên lược đồ. 3. Bài mới: Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, HBT bắt tay ngay vào công cuộc XD đất nước và ngay sau đó nhân dân ta phải tiến hàng cuộc KC trong điều kiện mới vừa giành được độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn.Tìm hiểu qua bài học: TG Hoạt động thầy và trò Nội dung nghi bảng 18’ HĐ 1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập GV: Những việc làm của Trưng Vương sau khi giành độc lập. -HS đọc đoạn 1,2 SGK ? Sau khi KN thắng lợi, nhân dân ta đã làm gì? ? Việc Trưng Trắc được suy tôn làm vua nói lên điều gì? ? Trưng Vương đóng đô ở đâu? ? Việc tổ chức bộ máy nhà nước và điều khiển đất nước như thế nào? ? Những việc làm trên có ý nghĩa gì?( Ổn định xã hội, bồi dưỡng sức dân, củng cố lực lượng, giữ gìn độc lập) ? Những việc làm của TV làm cho vua Hán có thái độ như thế nào? Chúng đã làm gì? ? Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh các quận ở Nam TQ chuẩn bị mà không tiến hành đàn áp ngay? (bận lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nông dân và thực hiện bành trướng lãnh thổ phía Tây -Bắc) 1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập: - Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. - Lập chính quyền. - Phong chức tước - Cử Lạc tướng giữ quyền cai quản các huyện. - Xá thuế 2 năm, xoá bỏ luật pháp hà khắc và các lao dịch cũ. 19’ HĐ 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm 42-43 đã diễn ra như thế nào? GV: Diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán. -Học sinh đọc mục 2/SGK ? Mã Viện là người như thế nào? Đạo quân của Mã Viện ra sao? -GV dùng bản đồ hướng dẫn HS trình bày cuộc kháng chiến: ? Mô tả lực lượng và đường tiến quân của nhà Hán? ? Vì sao Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược? (lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế quen chinh chiến phương Nam) ? So sánh lực lượng của quân địch và quân ta? - Gọi HS lên bảng điền kí hiệu vào bản dồ câm. - 1 HS đọc đoạn tư liệu về vùng Lãng Bạc ? Vì sao Mã Viện nhớ lại vùng đất này?(xuất phát từ nổi sợ hãi trước tinh thần chiến đấu dũng cảm bất khuất của nhân dân ta, …) ? Tại sao Hai bà Trưng phải tự vẫn? ? Cuộc kháng chiến có ý nghĩa gì? 2.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán năm 42-43 đã diễn ra như thế nào? a. Diễn biến: - Tháng 4/42 Mã Viện chỉ huy đội quân tinh nhuệ tấn công nước ta, chiếm Hợp Phố thuỷ: -> BĐ-> L.Đ HP LB bộ: biển->QMQ ->L.Đ - Hai Bà Trưng kéo quân nghênh chiến ở Lãng Bạc-> giặc mạnh-> lui về Cổ Loa, Mê Linh-> Cấm Khê->quân ta chiến đấu dũng cảm. - Tháng 3/43 HBT hi sinh ở Cấm Khê. KN tiếp tục đến 11/43. b/ Ý nghĩa: Nêu lên ý chí quyết tâm giành độc lập chủ quyền của đất nước. 4. Củng cố: (3’) Gọi HọC SINH lên bảng trình bày diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ câm. - Quan sát ảnh đền thờ Hai Bà Trưng, nhớ ngày kỉ niệm 8/3, nhớ ơn công lao của Hai Bà. 5. Dặn dò: (1’) Học bài theo nội dung câu hỏi SGK . Soạn bài 19: “Từ sau TV đến trước LNĐ”, câu hỏi cuối mục, cuối bài. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- 22.doc