Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán
? Em có nhận xét như thế nào về lực lượng quân hán, so với quân hai bà trưng như thế nào? (rất mạnh, đày đủ vũ khí, lương thực, có tướng giỏi là Mã viện chỉ huy)
? Vì sao Mã Viện dược chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược.
( Tướng có kinh nghiệm trong chinh chiến ở phương Nam, tài cầm quân, có nhiều mưu mẹo, gian xảo)
? Quá tình xâm lược nước ta của nhà hán đã diễn ra như thế nào.
GV: ( Hưỡng dẫn học sinh xem các chú giải trên bản đồ, thuyết trình trên bản đồ) Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố, sau khi chiến được hợp phố, chúng chia quân thành hai đạo thủy, bộ tiến vào Giao chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn cây mở đường mà đi, chúng lẻn qua Quỷ Môn Quan (Tiên Yên, Quảng ninh), xuống Lục đầu. Đạo quân thủy từ Hợp Phố vượt biển vào Sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Hai cánh quân thủy, bộ gặp nhau ở Lãng bạc.
? Em biết gì về vùng Lãng Bạc.
GV: Lãng Bạc nằm ở phía Đông Cổ Loa ( Gần Chí Linh – Hải dương). Đây là vùng đồi đất cao, xung quanh là vùng đồng sâu, hồ nước mênh mông, hiểm trở.(ghi bảng về quá trình tấn công của quân hán)
Bài soạn tiết 20: Thao giảng . * Bài cũ: Câu hỏi SGK (2 phút) * Bài mới: Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, nhân dân ta đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược trong điều kiện mới giành được quyền độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn vì vậy cuộc kháng chiến chống quân Hán diễn ra vô cùng gay go ác liệt. Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài 18 – tiết 20 Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán GV: Năm 40, Hai bà Trương phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành được thắng lợi. Nước ta giành lại được quyền độc lập GV: cho học sinh đọc 6 dòng đầu mục 1 ?Công việc đầu tiên Hai Bà Trưng tiến hành làm sau khi giành được độc lập là gì. ? Việc Trưng Trắc được suy tôn làm vua có ý nghĩa như thế nào.( Đất nước ta thực sự giành được quyền tự chủ) ? Ngoài ra hai bà Trưng còn tiếp tục làm gì để củng cố nền độc lập. ? Em có nhận xét như thế nào về những việc làm của Hai bà Trưng, tác dụng của những việc làm đó. (Đúng đắn, đã nuôi dững, phục hồi được sức dân, khích lệ được tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc của nhân dân ta) GV cho học sinh tự đọc 3 dòng cuối SGK. Gv: Được tin hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc chuẩn bị xe, thuyền, tích trữ lương thực, làm thêm đường sá đề chờ thời cơ tiến hành đàn áp cuộc khởi nghĩa. ? Vì sao khi nghe tin Hai bà Trưng khởi nghĩa và trưng trắc xưng vương nhà Hán không đưa quân đàn áp ngay mà chỉ chuẩn bị. (vì nông dân Trung Quốc đang khởi nghĩa nhiều nơi) GV: Trước tình hình đó, Hai Bà trưng đã cắt cử người tin cậy và có tài cầm quân đóng giữ những nơi quan trọng: Bà Thánh Thiên được lệnh đóng giữ ở hợp phố để đề phòng mạn bắc. Đông Dương chỉ huy quân ở cửu chân đề phòng mạn Nam. Bà Lê Chân được giao quyền chỉ huy toàn bộ ở giao chỉ Và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của hai bà trưng. ( Tổ chức trò chơi: Đánh dấu vào các ô có câu trả lời đúng: 1,2,3,4.) (3 phút) ? Em có nhận xét như thế nào về lực lượng quân hán, so với quân hai bà trưng như thế nào? (rất mạnh, đày đủ vũ khí, lương thực, có tướng giỏi là Mã viện chỉ huy) ? Vì sao Mã Viện dược chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược. ( Tướng có kinh nghiệm trong chinh chiến ở phương Nam, tài cầm quân, có nhiều mưu mẹo, gian xảo) ? Quá tình xâm lược nước ta của nhà hán đã diễn ra như thế nào. GV: ( Hưỡng dẫn học sinh xem các chú giải trên bản đồ, thuyết trình trên bản đồ) Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố, sau khi chiến được hợp phố, chúng chia quân thành hai đạo thủy, bộ tiến vào Giao chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn cây mở đường mà đi, chúng lẻn qua Quỷ Môn Quan (Tiên Yên, Quảng ninh), xuống Lục đầu. Đạo quân thủy từ Hợp Phố vượt biển vào Sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Hai cánh quân thủy, bộ gặp nhau ở Lãng bạc. ? Em biết gì về vùng Lãng Bạc. GV: Lãng Bạc nằm ở phía Đông Cổ Loa ( Gần Chí Linh – Hải dương). Đây là vùng đồi đất cao, xung quanh là vùng đồng sâu, hồ nước mênh mông, hiểm trở.(ghi bảng về quá trình tấn công của quân hán) Cho học sinh tự đọc phần diễn biến ở SGK ? Khi quân Hán sang xâm lược nước ta, Hai Bà Trưng đã làm gì. GV: Thuyết trình trên bản đồ: Khi đạo quân mã Viện tấn công vào hợp phố, quân ta ở Hợp Phố do bà Thánh Thiên chỉ huy đã anh dũng chống trả và giáng cho chúng những đòn phủ đầu choáng váng. Nghe tin Mã Viện kéo về Lãng Bạc, hai bà trưng đã tức tộc kéo quân từ Mê Linh qua cổ loa đến Lãng bạc nghênh chiến. Tại đây đã diễn ra những trận dánh lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, khiến cho mã Viện sau này nhớ lại vẫn kinh hoàng về vùng lãng Bạc: “Dưới nước lụt, trên mây mù, khí độc bộc lên ngùn ngụt, ngẩn lên thấy chim diều hâu đang bay sà xuống nước chết” một viên tướng là Bình Lạc Hầu Hàn vũ đã chết ở đây. Quân ta lui về giữ Cổ Loa và mê Linh, Mã Viên truy đuổi rào riết, quân ta phải rút lui về cầm Khê ( Thuộc Ba Vì, Hà Tây). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Tháng 3 năm 43, hai bà trưng hy sinh oanh liệt trên đất cấm khê. Sau đó, nhân dân tiếp tục tiến hành kháng chiến đến tháng 11 năm 43, khi Mã Viện kéo quân đàn áp nghĩa quân ở quận Cửu Chân. Đến đây, cuộc kháng chiến mới kết thúc. Năm 44, Mã Viện rút quân về nước, quân đi mười phần về nước chỉ còn bốn, năm phần. (ghi bảng phần diễn biến) ? Cuộc kháng chiến chống quân hán do Hai bà Trưng lãnh đạo để lại ý nghiã lịch sử to lớn như thế nào. ? Để tưởng nhớ hai bà trưng, những người đã dành độc lập cho dân tộc hai bà Trưng, nhân dân ta đã làm gì. (lập đền thờ hai bà trưng, đặt tên phố, tên đường, trường học mang têm hai bà trưng, ôn lại truyền thống đánh giặc của hai bà trưng trong các ngày lễ) GV: cho HS xem tranh ảnh và giới thiệu. 1 Hai Bà Trưng làm gì sau khi giành được độc lập? (18 phút) - Suy tôn Trưng Trắc lên làm vua (hiệu Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh. - Thành lập chính quyền tự chủ. - Phong chức tước cho những người có công - Xá thuế 2 năm và lao dịch hà khắc cho dân. 2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra như thế nào? (20 phút) + Diễn biến: - Quân Hán: Gồm 2 vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền, nhiều dân phu do Mã viện chỉ huy tiến hành xâm lược nước ta. - Tháng 4- 42, tấn công Hợp Phố - sau đó, chia hai cánh quân thủy, bộ đánh chiến Giao chỉ. - Quân Hai Bà Trưng: quân ta anh dũng chiến đấu tại Hợp Phố. - Hai bà Trưng từ Mê Linh kéo quân qua Cổ Loa, chặn đánh địch ở Lãng Bạc. - sau đó, rút lui về Cổ Loa, Mê Linh, Cấm Khê. - Cuối tháng 5 năm 43, Hai bà Trưng Hy sinh ở Cấm Khê. - Tháng 11 năm 43, cuộc kháng chiến kết thúc. + Ý nghĩa: -Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta - Nêu cao tinh thần quật cừơng, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam Bài tập: Tùy chọn: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán trên bản đồ. (2 phút)
File đính kèm:
- Tiết 20 - Lịch sử 6 - trưng Vương vuộc kháng chiến chống xâm lược Hán.doc