Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

HĐ2: Thảo luận tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

GV: nói về Trưng Trắc và Trưng Nhị.

? Vì sao 2 gia đình Lạc tướng ở Mê Linh và Chu Diên liên kết với nhau nổi dậy? (ách thống trị của nhà Hán tàn bạo làm nhân dân ta căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại)

? Nếu Tô Định không giết Thi Sách thì khởi nghĩa có nổ ra không?(HS xác định nguyên nhân chính)

- HS đọc 4 câu thơ SGK.

? Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là gì?(giành độc lập cho TQ, nối lại sự nghiệp các vua Hùng)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
Tiết : 20
Bài 17 CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
Ngày soạn: 01/ 01/2014
Ngày dạy: 08 /01/2014
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau thất bại An Dương Vương, đất nước bị phong kiến phương Bắc thống trị (thời Bắc thuộc). Ách thống trị tàn bạo của các thế lực PK phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân ủng hộ nên đã nhanh chóng thành công. Ách thống trị tàn bạo của các thế lực PK phương Bắc bị lật đổ đất nước ta giành lại được độc lập dân tộc.
2. Tư tưởng: Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc.
 - Lòng biết ơn Hai Bà Trưng, tự hào về truyền thống phụ nữ VN
3. Kĩ năng: HS biết tìm nguyên nhân, mục đích của sự kiện LS.
 Bước đầu rèn luyện cho HS kĩ năng biết vẽ và đọc bản đồ LS.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: +Lược đồ “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kháng chiến chống xâm lược Hán”
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan…
III. Tiến hành hoạt động dạy và học:
1. Ổn định.1’
2. KTBC: 3’ Kiểm tra Vở bài tập của một số HS.
3. Bài mới: Nhắc lại nguyên nhân thất bại của ADV-> đất nước bị đô hộ-> những chính sách tàn bạo của nhà Hán-> đất nước nguy cơ bị đồng hoá-> nhân dân ta không chịu sống nô lệ, đã liên tục nổi dậy mở đầu là KN Hai Bà Trưng năm 40, đây là cuộc kN lớn tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc ta đầu công nguyên.
TG
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
18’
HĐ 1: Hướng dẫn HS nắm tình hình nước ta sau năm 179TCN- chính sách cai trị của nhà Hán.
- HS đọc đoạn 1 SGK:
? Sau khi chiếm nước ta, Triệu Đà đã làm gì? 
?Tiếp đến thời nhà Hán chiếm và cai trị nước ta như thế nào?
? Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm âm mưu gì? (chiếm đất đai lâu dài, xoá tên và biến nước ta thành bộ phận của lãnh thổ TQ)
? Nhà Hán sắp đặt bộ máy cai trị nước ta như thế nào? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán? (chỉ bố trí người Hán cai quản đến cấp quận, dưới quận là huyện, xã chưa vươn tới nên buộc phải để người Âu Lạc cai trị như cũ)
- HS đọc đoạn 2/SGK:
? Chính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta như thế nào?
? Các quan lại Hán trên đất nước ta như thế nào? Điển hình?
? Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt và bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán nhằm mục đích gì?
GV: giải thích “đồng hoá”
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ IITCN-thế kỉ I có gì thay đổi ? 
a. Về bộ máy cai trị:
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia thành 2 quận của Trung Quốc: Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN, nhà Hán chia nước ta thành 3 quận: Giáo Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam cộng với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
=> chính sách chiếm đất đai
b.Chính sách bóc lột:
- Bắt nhân dân ta nộp nhiều thứ thuế và cống nộp nặng nề.
- Quan lại Hán rất tham lam, tàn bạo (Tô Định)
c. Chính sách đồng hoá:
 Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt và bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán
19’
HĐ2: Thảo luận tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
GV: nói về Trưng Trắc và Trưng Nhị.
? Vì sao 2 gia đình Lạc tướng ở Mê Linh và Chu Diên liên kết với nhau nổi dậy? (ách thống trị của nhà Hán tàn bạo làm nhân dân ta căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại)
? Nếu Tô Định không giết Thi Sách thì khởi nghĩa có nổ ra không?(HS xác định nguyên nhân chính)
- HS đọc 4 câu thơ SGK.
? Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là gì?(giành độc lập cho TQ, nối lại sự nghiệp các vua Hùng)
- HS đọc đoạn chữ nhỏ:
? Việc nhân dân khắp nơi kéo quân về Mê Linh nói lên được điều gì?( ách thống trị của nhà Hán tàn bạo-> mọi người đều căm phẫn)
? Cuộc khởi nghĩa đã diến ra như thế nào?
- GV dùng bản đồ hướng dẫn học sinh mô tả diễn biến và sự phát triển của cuộc khởi nghĩa: từ Mê Linh-> Cổ Loa->Luy Lâu->quân Hán bị đánh tan-> khởi nghĩa thắng lợi.
- HS lên bảng trình bày diễn biến trên bản đồ và nêu kết quả cuộc KN
* HS thảo luận nhóm: Vì sao cuộc KN giành được thắng lợi?
- HS đọc câu nói của Lưu Văn Hưu: Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó?
GD học sinh ghi nhớ công ơn HBT-> đền thờ, kỉ niệm ngày 16/2 Âm lịch hằng năm.
2. Cuộc nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ:
a. Nguyên nhân:
- Ách thống trị tàn bạo của nhà Hán.
- Tô Định giết Thi Sách.
b. Diễn biến: (SGK)
c. Kết quả:
- Tô Định bỏ trốn về nước
- Khởi nghĩa thắng lợi.
d. Nguyên nhân thắng lợi: 
- Sự nhiệt liệt hưởng ứng của nhân dân.
- Sự chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân.
- Sự lãnh đạo của 2 Bà Trưng.
Châu
4. Củng cố: (3’) 1/ Điền vào ỗ trống của sơ đồ các chức quan dưới thời thuộc Hán: 
Quận
Huyện
Quận
Huyện
Huyện
	 2/ Nhà Hán đưa người Hán sang ở nước ta nhằm mục đích gì:
a. Giúp dân xây dựng kinh tế	c.Buộc dân ta theo phong tục, PL người Hán.
b. Giả quyết dân số nhà Hán quá đông d. Xây dựng tình đoàn kết 2 nước.
5. HDVN: (1’) Học bài theo câu hỏi1,2,3 SGK. Xem trước bài 18, chuẩn bị các câu hỏi cuối mục, cuối bài. Tìm hiểu các mẫu chuyện về Hai Bà Trưng và các nữ tướng
IV. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc21.doc