Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 16: Ôn tập chương I và chương II

HĐ 3: Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:

- GV hướng dẫn HS tóm lược lại một số truyền thuyết, chuyện kể (Âu Cơ-Lạc Long Quân, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng ) giúp HS ôn lại cội nguồn dân tộc.

? Công cụ SX chủ yếu của người Việt cổ làm bằng gì?

? Nêu hoàn cảnh ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?

- GV dùng sơ đồ khu di chỉ Cổ Loa và bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ IITCN yêu cầu HS nhắc lại cuộc kháng chiến chống Tần và chống quân Triệu Đà.

? Nêu những công trình văn hoá tiêu biểu cho văn minh VL-ÂL? (trống đồng và thành Cổ Loa)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 16: Ôn tập chương I và chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết : 19
Bài 16 ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
Ngày soạn: 24/ 12 /2013
Ngày dạy: 01/ 01 /2014
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về lịch sử dân tộc, từ khi con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời kỳ đất nước Văn Lang, Âu Lạc.
- Nắm đựơc những thành tựu kinh tế và văn hoá của các thời kì khác nhau.
- Nắm được những nét chính của XH và nhân dânh thời Van Lang, Âu Lạc cội nguốn dân tộc.
2.Tư tưởng: Củng cố ý thức và tình cảm của học sinh đối với Tổ Quốc với nền văn hoá dân tộc.
3. Kĩ năng: Rèn luyện khái niệm, khái quát sự kiện tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một chách có hệ thống.
II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
- GV: + Lược đồ đất nước ta thời Văn Lang, Âu Lạc.
 + Tranh ảnh các công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.
- HS: + Đọc trước bài bài mới.
2. Phương pháp: -Vấn đáp, trực quan
III/ Tiến hành hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. KTBC: (3’) Nhận xét, sửa bài thi HK I.
3. Bài mới: Chúng ta đã học LS dân tộc từ cội nguồn đến thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc, hôm nay chúng ta cùng ôn lại những nét cơ bản về kinh tế và văn hoá-xã hội của cội nguồn dân tộc.
TG
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
13’
HĐ 1: Dấu tích sự xuất hiện của những người đầu tiên trên đất nước ta:
- Chia nhóm cho HS thảo luận ôn tập theo nội dung từng câu hỏi - GV chốt lại những ý chính.
? Căn cứ vào những bài đã học em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người nguyên thuỷ trên đất nước ta?
? GV dùng bản đồ H24 SGK phóng to, yêu cầu HS xác định những vùng người Việt cổ sinh sống.
GV chốt ý: Răng hoá thạch của người Việt cổ ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn); công cụ đá Núi Đọ (Thanh Hoá) cách đây 30-40 vạn năm ; răng và mảnh xương trán Người tinh khôn hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) => Người Việt cổ là chủ nhân của đất nước.
- GV hướng dẫn HS lập sơ đồ: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam. Gọi HS lên bảng điền vào bảng phụ.
1. Dấu tích sự xuất hiện của những người đầu tiên trên đất nước ta:
- Cách nay hàng chục vạn năm đã có người Việt cổ sinh sống
- Người Việt cổ là chủ nhân của đất nước
Địa điểm
Thời gian
Hiện vật
……….
……….
……….
12’
HĐ 2.Xã hội nguyên thuỷ trên đất nước ta:
? XH nguyên thuỷ trải qua những giai đoạn nào?
Đại diện nhóm trả lời-Lớp nhận xét, bổ sung-GV chốt ý.
? Căn cứ vào đâu em xác định được những tư liệu này? (Khảo cổ học VN)
? Tổ chức xã hội nguyên thuỷ VN như thế nào?
- GV HD HS lên bảng điền vào bảng thống kê những giai đoạn phát triển XH nguyên thuỷ VN:
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
Công cụ SX
2.Xã hội nguyên thuỷ trên đất nước ta:
- Giai đoạn Ngườm, Sơn Vi (đồ đá cũ)-> công cụ ghè đẽo thô sơ
- Văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn (đồ đá giữa) )-> công cụ ghè đẽo một mặt, bắt đầu có đồ gốm (Bắc Sơn)-> Bước sang giai đoạn đồ đá mới.
- VH Phùng Nguyên (thời kỳ kim khí) đồng thau xuất hiện.
- Tổ chức xã hội: 
+ Tkì Sơn Vi: Sống thành từng bầy
+ Thời Hoà Bình-Bắc Sơn: thị tộc mẫu hệ.
+ Thời Phùng Nguyên: bộ lạc liên minh các thị tộc phụ hệ.
12’
HĐ 3: Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:
- GV hướng dẫn HS tóm lược lại một số truyền thuyết, chuyện kể (Âu Cơ-Lạc Long Quân, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng…) giúp HS ôn lại cội nguồn dân tộc.
? Công cụ SX chủ yếu của người Việt cổ làm bằng gì? 
? Nêu hoàn cảnh ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?
- GV dùng sơ đồ khu di chỉ Cổ Loa và bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ IITCN yêu cầu HS nhắc lại cuộc kháng chiến chống Tần và chống quân Triệu Đà.
? Nêu những công trình văn hoá tiêu biểu cho văn minh VL-ÂL? (trống đồng và thành Cổ Loa)
3.Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:
- Sống định cư ở vùng trung du châu thổ: sồng Hồng, Mã…
- Trồng trọt và chăn nuôi
- Chăm li trị thuỷ, trồng lúa nước, bảo vệ mùa màng.
- Công cụ bằng đồng, sắt.
* Hoàn cảnh ra đời: SX phát triển, XH có sự giàu nghèo, công cụ phát triển, nhu cầu trị thuỷ bảo vệ mùa màng, chống gặc ngoại xâm.
* Sự ra đời của nước Âu Lạc:
- Cuộc kháng chiến chống Tần của nhân dân Âu Việt và Lạc Việt thắng lợi.
- Thục Phán lên ngôi->Âu Lạc ra đời.
* Những công trình văn hoá tiêu biểu: Trống đồng và thành Cổ Loa
4. Củng cố: (3’) Em hãy kể tên 1 số truyện nói lên cội nguồn của dân tộc ta về chống lũ lụt bảo vệ mùa màng và chống ngoại xâm.
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê theo mẫu: 
Nội dung
Nước Văn Lang
Nước Âu Lạc
Thời gian thành lập
Hoàn cảnh ra đời
Vùng cư trú
Điều kiện kinh tế
Công cụ sản xuất
Quan hệ xã hội
Công trình VH tiêu biểu
Tổ tiên Văn Lang- Âu Lạc đã để lại cho chúng ta đời sau những truyền thống quí báu gì? (HS nêu phần đóng khung SGK)- GV chốt ý, giáo dục tư tưởng.
5. Dặn dò: (1’) Nắm lại nội dung ôn tập. Chuẩn bị bài 17, tìm hiểu về Hai Bà Trưng, vẽ lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào vở, trả lời các câu hỏi của bài.
IV. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doc20.doc