Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 17, Bài 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo)
GV giới thiệu về âm mưu của Triệu Đà qua chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ.
H: Theo em chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ nói lên điều gì ?
HS trả lời. GV giải thích qua.
H: Triệu Đà có từ bỏ âm mưu của mình hay không ?
HS trả lời. GV giới thiệu về âm mưu của Triệu Đà.
H: Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác.
GV sơ kết: Với cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân đã đánh bại Tần, xuất hiện nước Âu Lạc, đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ.
Do chủ quan An Dương Vương đã mắc mưu địch nên để cơ đồ đắm biển sâu; đất nước rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm.
Tuần : 17 Tiết : 17 Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC (Tiếp theo). Ngày soạn: 04/12/2013 Ngày dạy : 11/12/2013 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS nắm, hiểu được: Tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước. Bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương. 2. Kĩ năng: Bồi dường kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử. 3. Tư tưởng, tình cảm: Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù. II. Chuẩn bị: 1. Phương tiện. - Bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc, lược đồ các cuộc kháng chiến . - Tranh ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa. - Một số câu chuyện cổ tích: Nỏ thần, Mị Châu – Trọng Thuỷ… 2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, trực quan... III. Tiến trình thực hiện bài học: 1. Ổn định tổ chức. (1’) 2. KTBC:(4/) - Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào? 3. Bài mới. - GV sử dụng kiến thức tiết trước để vào bài. Tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 20' Hoạt động 1: Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng. Cho HS đọc mục 4 SGK. GV giảng theo SGK và nêu lên quyết tâm mới của An Dương Vương. Giải thích qua về tên gọi Cổ Loa. Cho HS quan sát sơ đồ thành Cổ Loa và mô tả. GV kết hợp SGK với sơ đồ khu thành. H: Nêu nơi ở, chỗ đóng quân, cách bảo vệ cơ quan đầu não của nhà nước, đường vào ra như thế nào ? HS trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức. H: Qua sơ đồ em thấy sự thiết kế của người xưa như thế nào ? HS trả lời. GV nhấn mạnh đến sự tài giỏi của người thời đó. GV giảng về ý nghĩa “quân thành” của Cổ Loa. GV cho HS trả lời câu hỏi cuối mục. GV hướng dẫn để HS trả lời đúng hướng. 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng. - Thành được xây dựng ở Phong Khê, người ta gọi đó là Loa thành hay Cổ Loa . Thành có 3 vòng khép kín, tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m, chiều cao 5 – 10 m, mặt thành rộng 10 m, chân rộng 10 – 20 m. Thành lưu thông với bên ngoài qua hệ thống sông hào. Trong thành có nhiều khu nhà ở và làm việc. - Thành Cổ Loa có một lực lượng quân đội rất lớn được trang bị vũ khí bằng đồng. - Thành Cổ Loa hiện còn dấu tích. - Thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc, là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ. Hoạt động 2: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? 15' GV giảng về sự thành lập nhà Triệu của Triệu Đà, nhấn mạnh âm mưu bành trướng, xâm lược Âu Lạc. GV giới thiệu về âm mưu của Triệu Đà qua chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ. H: Theo em chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ nói lên điều gì ? HS trả lời. GV giải thích qua. H: Triệu Đà có từ bỏ âm mưu của mình hay không ? HS trả lời. GV giới thiệu về âm mưu của Triệu Đà. H: Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ? HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác. GV sơ kết: Với cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân đã đánh bại Tần, xuất hiện nước Âu Lạc, đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ. Do chủ quan An Dương Vương đã mắc mưu địch nên để cơ đồ đắm biển sâu; đất nước rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm. GV tổng kết bài học. 5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? - Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà lập nước Nam Việt và bành trướng thế lực ra xung quanh. - Năm 181 – 180 TCN Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. Quân Triệu đã bị ta đánh bại. - Năm 179 TCN sau khi đã chia rẽ nội bộ nước Âu Lạc, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc, Âu Lạc thất bại rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu. - Đó là bài học lớn về chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc. 3. Củng cố:(4/)GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học. 4. Dặn dò:(1/)Học bài, làm các câu hỏi cuối bài. Ôn tập để chuẩn bị thi học kì I vào tuần sau. . Rút kinh nghiệm. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- s6tu17t17.doc