Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 14, Bài 12: Nước Văn Lang
Hoạt động 3: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?
Cho HS đọc mục 3 SGK.
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
Cho HS thảo luận nhóm với nội dung: “Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang như thế nào?”
GV quan sát hướng dẫn HS thảo luận.
Cho các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung, tổng hợp và chuẩn xác.
GV kết hợp vẽ sơ đồ lên bảng, giảng giải về tổ chức bộ máy nhà nước.
GV: Nhà nước Văn Lang chưa có pháp luật.
H: Vậy ai giải quyết mọi việc ?
HS trả lời. GV chuẩn xác: Tuỳ theo việc lớn hay nhỏ, người có quyền cao nhất là Hùng Vương.
GV: Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội. GV dựa vào truyện Thánh Gióng để minh hoạ.
GV kết luận: Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
GV kết luận toàn bài và liên hệ đến câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Tuần : 14 Tiết : 14 Bài 12 NƯỚC VĂN LANG. Ngày soạn: 13/11/2013 Ngày dạy : 20/11/2013 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm, hiểu được: Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước. 2. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ 1 tổ chức quản lí. 3.Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng. II. Chuẩn bị: 1. Phương tiện. - Bản đồ Việt Nam, sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương.Tranh ảnh, hiện vật phục chế. 2. Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải, trực quan... III.Tiến trình thực hiện bài học: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. KTBC:(4/) Em hãy điểm lại những chuyển biến chính về mặt xã hội của nước ta thời văn hóa Đông Sơn? 2. Giới thiệu: GV nêu: Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội đã dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt cổ – sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại mới của dân tộc. Tg HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 12' Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? GV giải thích qua cho HS hiểu về tầm quan trọng của hoàn cảnh đối với sự hình thành của Nhà nước. H: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? HS trả lời, nhận xét. GV điểm lại những biến đổi mới trong xã hội, sản xuất ở bài trước. GV nhấn mạnh 2 ý: Sự hình thành các bộ lạc lớn. Sự phân hoá giàu nghèo. GV kể lai tóm tắt câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. H: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó ? HS trả lời, GV chuẩn xác: Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Cho HS quan sát hình 31, 32, 33, 34. H: Em nghĩ gì về các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng ? HS trả lời. GV hướng dẫn: Phân tích về ý thức tự vệ chống xâm lược. GV sơ kết , làm rõ những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và chuẩn xác kiến thức. H: Nếu 1 làng, chạ cần có người đứng đầu thì tình hình xã hội mới đòi hỏi 1 tổ chức như thế nào ? HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, bổ xung, chuẩn xác và chuyển ý. 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Xã hội có sự phân chia thành người giàu, người nghèo. - Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ được mở rộng. - Bảo vệ sản xuất vùng lưu vực các sông lớn. - Mở rộng giao lưu và tự vệ. Hoạt động 2: Nhà nước Văn Lang thành lập. 12' GV sử dụng bản đồ để chỉ cho HS các khu vực phát triển: Vùng sông Cả, sông Mã, sông Hồng. Cho HS đọc đoạn thành lập nước trong SGK. H: Sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân nói lên điều gì ? HS trả lời. GV hướng dẫn: Sự ủng hộ của mọi người và vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao. GV: Phản ánh quá trình hình thành nhà nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng đồng dân tộc trên đất nước ta. GV tóm tắt quá trình ra đời nhà nước Văn Lang. GV: Thời điểm ra đời nước Văn Lang (TNK VII TCN) phù hợp với những bằng chứng khảo cổ học (văn hoá Đông Sơn). 2. Nhà nước Văn Lang thành lập. - Dựa trên cơ sở bộ lạc Văn Lang. Thế kỉ VII trước công nguyên nhà nước Văn Lang ra đời, đóng đô ở Văn Lang (Bạch Hạc – Phú Thọ ngày nay). - Nhà nước do Vua Hùng đứng đầu, có nhà nước cai quản chung. 11' Hoạt động 3: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ? Cho HS đọc mục 3 SGK. GV yêu cầu HS dựa vào SGK và sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Cho HS thảo luận nhóm với nội dung: “Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang như thế nào?” GV quan sát hướng dẫn HS thảo luận. Cho các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung, tổng hợp và chuẩn xác. GV kết hợp vẽ sơ đồ lên bảng, giảng giải về tổ chức bộ máy nhà nước. GV: Nhà nước Văn Lang chưa có pháp luật. H: Vậy ai giải quyết mọi việc ? HS trả lời. GV chuẩn xác: Tuỳ theo việc lớn hay nhỏ, người có quyền cao nhất là Hùng Vương. GV: Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội. GV dựa vào truyện Thánh Gióng để minh hoạ. GV kết luận: Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước. GV kết luận toàn bài và liên hệ đến câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ? - Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng. - Giúp việc cho vua có Lạc hầu, Lạc tướng - Cả nước được chia làm 15 bộ. - Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. - Dưới bộ là chiềng, chạ. - Đứng đầu chiềng chạ là Bồ chính 4. Củng cố:(4/) Cho HS trình bày về hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nhà nước Văn Lang. 5. Dặn dò:(1/) Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị trước bài 13. * Rút kinh nghiệm. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- s6tu14t14.doc