Giáo án Lịch sử 6 - Phạm Thị Phượng

NƯỚC ÂU LẠC (TIẾP THEO)

 I. Mục tiêu bài học:

1 Kiến thức:

- Qua bài HS thấy rõ giá trị của thành cổ loa. Thành cổ loa là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự nước Âu Lạc.

Thành cổ loa là công trình quân sự độc đáo thể hiện được tài năng quân sự cảu cha ông ta.

- Do mất cảnh giác Nhà nứơc Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục HS biết trân trọng những thành qủa mà cho ông đã xây dựng trong Lịch sử.

- Giáo dục cho HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống phải kiên quyết gìn giữ độc lập dân tộc.

3. Kỹ năng.

- Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày một vấn đề Lịch sử theo bản đồ và kỹ năng nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm Lịch sử.

 

 II. Chuẩn bị:

 GV: soạn bài, sư tầm tranh ảnh thành cổ loa.

 HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

 III. Hoạt động dạy - học:

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3290 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Phạm Thị Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiết 13 Bài 12 Nước Văn Lang
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- Học sinh sơ bộ nắm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.
- Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lý đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho hs lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
3. Kỹ năng:- Bồi dưỡng kỹ năng về sơ đồ một tổ chức quản lý nhà nước.
II. Chuẩn bị:
GV soạn bài – vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương.
Bản đồ ( phần Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ)
Phiếu học tập. 
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
Em hãy nêu những nét mới về tình hình kinh tế xã hội của cư dân Lạc Việt?
3. Bài mới:
Khi công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đá thì đã làm cho cư dân Lạc Việt có những chuyển biến kinh tế về xã hội. Chính những chuyển biến ấy là những điều kiện cần thiết để hình thành một thiết chế nhà nước sơ khai. Vậy nhà nước đó ra đời như thế nào ta cùng nhau tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung Kiến thức cần đạt
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Cho hs đọc SGK trang 35
Vào khoảng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ VII trước công nguyên ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn?
Theo em chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?
Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên cư dân Lạc Việt hồi đó đã làm gì?
Em nghĩ gì về vũ khí trong các hình ở bài 11.
Hãy liên hệ các loai vũ khí ấy với truyện Thánh 
Gióng.
Nếu một làng chạ cần có người đứng đầu thì tình hình xã hội mới đòi hỏi một tổ chức như thế nào?
* GV lấy VD thêm từ các truyện cổ tích và thần thoại như Sơn Tinh Thủy Tinh để hiểu hơn về công tác trị thủy của nhân dân ta.
* GV liên hệ kiến thức đã học về sự xuất hiện các quốc gia cổ đại Phương Đông. 
1.Điều kiện ra đời của nước Văn Lang.
- Vào khoảng các thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh ngày càng tăng thêm.
- Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thường xuyên phải đối mặt với 
hạn hán lũ lụt. Vì vậy cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng.
- Các làng, bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột. Ngoài xung đột giữa người Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung đột giữa các bộ tộc Lạc Việt với nhau. Để có cuộc sống yêu ổn cần phải chấm dứt các cuộc xung đột đó.
GV: Sử dụng bản đồ chỉ cho HS các khu vực phát triển
Địa bàn cư trú của bộ văn lang ở đâu?
Dựa vào thế mạnh của mình thủ lĩnh bộ lạc văn lang đã làm gì:
Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
ở đâu? GV giải thích từ Hùng Vương.
Em có biết câu chuyện cổ tích nào kể về sự hình thành nhà nước Văn Lang không?
Sự tích Âu Cơ và lạc long Quân nói lên điều gì?
2. Sơ lược về nhà nước Văn Lang.
a. Thời gian, địa bàn thành lập.
- Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng là vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, cư dân đông đúc. Bộ lạc Văn Lang là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất thòi đó.
- Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh( Phú Thọ ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đo ở Bạch Hạc( Phú Thọ ) dặt tên nước là Văn Lang
Cho HS đọc mục 3 sgk
Sau khi nhà nước Văn Lang ra đời Hùng Vương tổ chức nhà nước ntn?
Cho HS quan sát sơ đồ và giải thích (sơ đồ GV chuẩn bị sẵn ở bảng phụ).
Em có nhận xét gì về tổ chức của Nhà nước Văn Lang?
Tại sao nói nhà nứơc Văn Lang là Nhà nước đơn giản? (tổ chức đơn giản, chưa coự Pháp luật, quân đội mới hình thành). Chứng minh bằng truyện Thánh Gióng.
Cho HS quan sát hình 35 Lăng vua Hùng
Qua hình 35 em cso suy nghĩ gì ? (ND ta biết ơn vua Hùng có công dựng nước). Hàng năm ND ta tổ chức giỗ tổ Hùng vương 10/3. Nhà nước Văn Lang ra đời tổ chức chính quyền cai quản đất nước ->xây dựng đất nước.
b. Tổ chức nhà nước Văn Lang.
Hùng vương 
Lạc Hầu – Lạc tướng
(Trung ương)
Bồ chính
(Chiềng chạ)
Bồ chính
(Chiềng chạ)
Bồ chính
(Chiềng chạ)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
- Tổ chức Nhà nước: 15 bộ 
Dưới bộ là các chiềng chạ.Vua nắm mọi quyền hành trong nước,đời đời cha truyền con nối và đều gọi là Hùng Vương
Để biết ơn vua Hùng ngày nay chúng ta phải làm gì? (XD và bảo vệ đất nứơc). Liên hệ với câu nói của Bác Hồ.
“ Các vua Hùng đã.... giữ lấy nước”
=> Là nhà nước đơn giản
KL: Thời kỳ các vua Hùng dựng nước là thời kỳ có thật trong Lịch sử
GV: Ghi nội dung bài tập lên bảng phụ
Y/c HS lên làm bài
Cả lớp nhận xét, bổ xung
GV chốt lại: đáp áne là đúng.
- Nhà nước Văn Lang ra đời vì lý do nào?
a) Đã hình thành các bộ lạc lớn.
b) Cần đoàn kết để chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng
c) Vì nhu cầu chống ngoại xâm
d) Vì nhu cầu giải quyết xung đột giữa các bộ lạc
e) Tất cả các lý do trên.
4. Củng cố bài học: GV: củng cố lại toàn bài
5/ Dặn dò: HS về học bài – Tìm đọc cuốn Việt Nam cổ trung đại
Nếu có điều kiện có thể đi thăm đền Hùng. Sưu tầm tranh ảnh tư liệu viết về đền Hùng.
Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiết 14 Bài 13 Đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân văn lang
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Làm cho HS hiểu thời Văn Lang người dân Việt Nam xây dựng được cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng vừa đầy đủ vừa phong phú song còn sơ khai.
2. Tư tưởng:
- Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc
3. Kỹ năng:
Rèn luyện thêm kỹ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, lưỡi cày, trống đồng, hoa văn trang trí mặt trống đồng.
- Một số câu chuyện cổ tích.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra: Những điều kiện nào để hình thành Nhà nước Văn Lang? Em có nhận xét gì về tổ chức của Nhà nước đầu tiên này?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hướng dẫn HS quan sát các công cụ LĐ hình 33 bài 1.
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công.
a) Nông nghiệp:
Qua công cụ LĐ vừa quan sát em hãy cho biết cư dân Văn Lang xới đất và gieo cấy bằng công cụ gì?
Cư dân Văn Lang trồng những loại cây gì? chăn nuôi ntn?
Em có nhận xét gì về cuộc sống của cư dân Văn Lang?
- Với công cụ bằng đồng -> Nông nghiệp dùng cày => cư dân Văn Lang biết trồng trọt và chăn nuôi.
-> Cuộc sống ổn định -> ít phục thuộc vào thiên nhiên.
Cư dân Văn Lang biết làm những gnhề thủ công nào? cho HS quan sát hình 36, 37, 38.
Qua hình vẽ em thấy nghề thủ công nào phát triển nhất thời bấy giờ?
Kỹ thuật luyện kim phát triển ntn?
Theo em việc tìm thấy đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài thể hiện điêu gì?
b) Thủ công nghiệp:
- Có nhiều nghề thủ công (sgk)
- Đặc biệt là nghề luyện kim được phát triển chuyên môn hoá cao.
- Thợ thủ công đúc vũ khí, lưỡi cày, trống đồng tháp đồng, bắt đầu rèn sắt (luyện sắt).
=> Đây là thời kỳ đồ đồng -> cuộc sống ổn định no đủ , cuộc sống VH đồng nhất.
Đời sống vật chất thiết yếu của con người là gì? (ăn, ở, mặc)?
Người Văn Lang ở ntn? Vì sao họ ở nhà sàn? ngày nay nhà ở của người Văn Lang còn lưu giữ không?
Thưc ăn chủ yếu của người Văn Lang là gì?
Ngày nay thưc ăn như vậy có còn được sử dụng không?
Người Văn Lang có trang phục ntn?
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
* Nhà ở: La nhà sàn, thành làng, chạ.
* Thức ăn: Cơm, rau, cá, thịt
* Mặc: Nam đóng khố, cởi trần
 Nữ mặc váy, biết dùng đồ trang sức.
Cư dân Văn Lang có phương tiện nào để đi lại.
* Đi lại: bằng thuyền
Cho HS đọc sgk, quan sát hình 38.
Quan sát hình 38 em có suy nghĩ nhận xét gì? 
Em có nhận xét gì về xã hội Văn Lang.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới.
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp.
+ Vua quan
+ Nông dân tự do
+ Nô tỳ
=> Sự phân biệt xã hội chưa sâu sắc.
Sau những ngày lao động mệt nhọc cư dân Văn Lang có hoạt động gì?
Qua truỵên trầu cau, bánh chưng bánh dày cho ta biết thời Văn Lang có phong tục gì? phong tục ấy có được bảo tồn đến ngày nay không?
Em có nhận xét gì về khiếu thẩm mỹ của cư dân Văn Lang.
- Cư dân Văn Lang có khiếu thẩm mỹ cao cuộc sống tinh thần phong phú.
Em có nhận xét gì về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang? Nêu đặc trưng nhất của đ/s cư dân Văn Lang là gì?
=> Tính cộng đồng sâu sắc.
4- củng cố bài học
GV: củng cố bài học: đời sống vật chất, đ/s tinh thần của cư dân Văn Lang.
5. Hướng dẫn học tập
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài
- Ra câu hỏi ôn tập cho HS – hướng dẫn HS làm đề cương
Đọc trước bài mới: nước âu lạ
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiết 15 
Bài 14 
nước âu lạc
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Học sinh thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của ND ta ngay từ buổi đầu dựng nước. Hiểu đựơc bước tiến mới trong xây dựng đất nứơc dưới thời An Dương Vương.
2. Tư tưởng:
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù
3. Kỹ năng:
Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh bước đầu tìm hiểu về bài học Lịch sử.
II. Chuẩn bị:
GV: Soạn bài
Chuẩn bị bản đồ Văn Lang - Âu Lạc – Tranh ảnh; HS học bài cũ 
Chuẩn bị bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra.
Theo em những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
*Hoạt động 1: Cá nhân
Tình hình nước Văn Lang cuối thế kỷ III trước công nguyên ntn?
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra ntn?
Trong cuộc tiến quân xâm lược Phương Nam năm 218 – 124 TCN nhà Tần chiém được nơi nào?
Khi quân tần xâm lược lãnh thổ của Người Lạc Việt và Tây Âu 2 bộ lạc này đã làm gì?
- Quân Tần xâm lược lãnh thổ người lạc Việt. => Người Việt trốn vào rừng để kháng chiến. Ban ngày nằm yên, ban đêm tiến đánh quân Tần.
Người lạc Việt đã làm thế nào đê kháng chiến chống Tần?
Em có biết người chủ tướng được bầu là ai không?
Kết quả của cuộc k/c chống Tần ra sao?
Bầu Tuấn Việt làm chủ tướng, đó là Thục Phán.
? Em nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu Lạc Việt.
- Đại phá quân Tần giết chủ Tướng -> nhà Tần rút về nước.
*Hoạt động 2: Cá nhân
Cho HS đọc mục 3 trang 42 sgk
Đất nước ta cuối thời Hùng Vương đầu thời kỳ An Dương Vương có những biến đổi gì?
2. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi ?
* Nông nghiệp:
Có nhiều tiến bộ (sgk)
* Thủ công nghiệp: có nhiều nghề
Đặt biệt nghề luyện kim phát triển
Tại sao lại có sự tiến bộ về nông nghiệp và thủ công nghiệp?
Thì sản phẩm XH tăng của cải dư thừa nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng gì trong XH?
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân biệt giàu nghèo và mâu thuẫn g/c trong xã hội?
=> Trong xã hội có sự phân biệt giàu nghèo giai cấp xuất hiện.
 4. Củng cố bài học.
GV củng cố lại toàn bộ bài.
5. Hướng dẫn học tập:
Dặn dò HS về nhà học kỹ bài làm bài tập cuối bài.
Đọc trước bài mới, làm đề cương, ôn tập học kỳ để thi học kỳ
Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiết 16 
Bài 15 
Nước âu lạc (Tiếp theo)
 I. Mục tiêu bài học:
1 Kiến thức:
- Qua bài HS thấy rõ giá trị của thành cổ loa. Thành cổ loa là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự nước Âu Lạc.
Thành cổ loa là công trình quân sự độc đáo thể hiện được tài năng quân sự cảu cha ông ta.
- Do mất cảnh giác Nhà nứơc Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS biết trân trọng những thành qủa mà cho ông đã xây dựng trong Lịch sử.
- Giáo dục cho HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống phải kiên quyết gìn giữ độc lập dân tộc.
3. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày một vấn đề Lịch sử theo bản đồ và kỹ năng nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm Lịch sử.
 II. Chuẩn bị:
 GV: soạn bài, sư tầm tranh ảnh thành cổ loa.
 HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 III. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định lớp: 
2. Kiểm tra: Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc
3. Bài mới:
Hoạt đồng của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
*Hoạt động 1: Cả lớp
Cho HS quan sát sơ đồ thành cổ loa
? Tại sao người ta gọi cổ loa là loa thành?
Cho HS quan sát hình vẽ trong sgk.
GV: mô ta về cấu trúc thành cổ ở tranh vẽ
1. Thành cổ loa và lực lượng quốc phòng
- An Dương Vương cho xây dựng một khu thành đất lớn – người sau gọi là Loa Thành (cổ loa)
- Thành cổ Loa có 3 vùng khép kín
Tổng chiều dài 16.000m (sgk)
? Em có nhận xét gì về cấu trúc của thành cổ Loa?
? Việc xây dựng công trình thành cổ Loa nói lên điều gì?
? Tại sao nói cổ Loa là một quận thành?
* Là công trình lao động quy mô nhất của Âu Lạc
=> Là tài năng sáng tạo và kỹ thuật xây dựng của nhân dân ta.
- Vừa là kinh đô, vừa là công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
? Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc?
=> Cổ Loa là trung tâm chính trị, kinh tế quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
*Hoạt động 2: Cá nhân
? Em biết gì về Triệu Đà?
? Cuộc KN của ND Âu Việt chống Triệu Đà diễn ra ntn?
? Triệu Đà dã dùng mưu mô, Mưu kế xảo quỵêt gì để đánh Âu Lạc?
2. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Năm 181 – 186 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Việt.
- Quân dân Âu Việt chiến đấu dũng cảm đánh bại Triệu Đà. Giữ vững nền độc lập.
? Em biết câu chuyện nào kể về viẹc Triệu Đà đánh Âu Lạc bằng mưu kế.
- Năm 179 TCN An Dương Vương vì thiếu cảnh giác nên mắc mưu Triệu Đà -> Âu Lạc bị thất bại.
? Theo em sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Bài học của An Dương Vương được áp dụng ở thời đại ntn?
* Bài học:
- Phải tuyệt đối cảnh giác
- Vua phải tin tưởng Trung Thần
- Vua phải dựa vào dân để đánh giặc.
4. Củng cố bài học:
- Em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương vương trong cuộc KN chống quân xâm lược Triệu Đà.
5. Hướng dẫn học tập:
- Dặn dò HS về học kỹ bài
- Ôn tập lại toàn bộ chương I, II chuẩn bị cho tiết ôn tập
Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiết 17 
Bài 16
ôn tập chương I và chương II
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố những Kiến thức về Lịch sử đân tộc từ khi con người xuất hiện trên đất nứơc ta cho đến thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
- Nắm được những thành tựu KT và VH của các thời kỳ khác nhau.
- Nắm được những nét chính của XH và nhân dân thời Văn Lang - Âu Lạc cội nguồn dân tộc.
2. Tư tưởng:
Củng cố ý thức và tình cảm của HS đối với tổ quốc với nền VH dân tộc.
3. Chuẩn bị:
GV: sạon bài
Chuẩn bị lược đồ đất nước ta.
Tranh ảnh và công trình nghệ thuật tiêu biểu.
Ca dao về phong tục tập quán.
II. Tổ chức dạy – học
1. ổn định tổ chứ
2. Kiểm tra
Em hãy mô tả thành cổ loa của nước Âu Lạc?
Em hãy phân tích những giá trị của thành cổ loa?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Cả lớp
? Căn cứ vào những bài đã học em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người Nguyên thuỷ trên đất nước ta?
GV: dùng bản dồ hình 24 sgk để HS xác định vùng người Việt cổ cư trú.
GV: hướng dẫn các em tập sơ đồ dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam theo mẫu:
Địa điêm, thời gian, hiện vật
1. Dấu tích của sự xuất hiện của người Nguyên thuỷ trên dất nước ta đến thời kỳ dựng nước Văn Lang Âu Lạc.
- Răng hoá thạch
- Công cụ bằng đá
- Xương trán của người tinh khôn.
*Hoạt động 2: Cá nhân
? Xã hội Nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? Căn cứ vào đâu để xác định các giai đoạn phát triển?
? Tổ chức xã hội của người Nguyên thuỷ Việt Nam ntn?
2. Xã hội Nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
- Giai đoạn sơn vi: Người nguyên thuỷ sống thành từng bầy.
- Thời hoà bình – Bắc sơn: sống thành thị tộc mẫu hệ.
GV: hướng dẫn HS lập bảng những giai đoạn phát triên của XH Nguyên thuỷ Việt Nam?
- Thời phùng Nguyên: họ sống thành các bộ lạc (Bộ Lạclà liên minh các thị tộc phụ hệ)
*Hoạt động 3: Cả lớp
Gọi 1 HS kể lại truyền thuyết Âu Cơ và LLQ. Qua truyền thuyết trên em có suy nghĩ gì về cọi 
nguồn dân tộc?
? Đó là truyền thuyết về LS còn thực tế thì sao? Gọi 1 HS kể chuyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh 
GV: kể chuyện Thánh Gióng.
3. Những điều kiện đẫn đến sự ra đời của nhà nứơc Văn Lang và Âu Lạc.
- Do nhu cầu trị thuỷ bảo vệ mùa màng.
- Công cụ bằng đồng – sắt thay thế công cụ = đá => Đ/s 
? Qua các câu truyện trên em thấy công cụ của người Việt cổ chủ yếu làm bằng gì?
? Theo em lý do gì đã dẫn tới sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?
- Nhu cầu chống lại giặc ngoại xâm
*Hoạt động 4: Cá nhân
? Những công trình văn hoá tiêu biểu cho nền văn lang - Âu Lạc là gì?
(Thời Văn Lang - Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những gì?)
4. Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang -Âu Lạc
+ Trống đồng và thành cổ loa.
+ Nhà nước
+ Thuật luyện kim
+ Phong tục tập quán dân tộc
+ Nông nghiệp trồng lúa nước
+ Bài học cảnh giác chống kẻ thù.
? Em có suy nghĩ gì về bài học của An Dương vương?
? Bài học An Dương Vương ngày nay còn cần thiết nữa không? vì sao?
*Hoạt động 5: Cá nhân
GV: yêu cầu HS làm bài tập yêu cầu 1 HS lên chữa bài ở bảng phụ. Lớp nhận xét bổ xung.
GV: bổ sung đáp án đúng là A
5. Bài tập:
Em hãy khoanh tròn vào thành tựu văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang.
Thành cổ Loa
Lưỡi cày đồng
Thạp đồng
Trống đồng.
4. Củng cố bài học
5. Dặn dò HS về nhà ôn tập
- Toàn chương I và chương II
Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Chương III: 
 Thời kỳ bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập 
 Tiết 19 
Bài 17 
Cuộc khởi nghĩa hai bà trưng (năm 40)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cho HS thấy được sau thất bại của An Dương Vương đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị. Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng đất nước giành được độc lập.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tin dân tộc. Giáo dục cho các em lòng biết ơn hai bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3. Kỹ năng:
Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện Lịch sử. Rèn luyện cho HS kỹ năng về đọc bản đồ Lịch sử.
II. Chuẩn bị:
GV: soạn bài – Chuẩn bị bản đồ
HS học bài cũ - Đọc trứơc bài mới.
III. Hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Những hoa văn trên trống Đồng Đông Sơn giúp em hiểu những gì về đời sống của người Việt Cổ.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung Kiến thức cần đạt
*Hoạt động 1: Cả lớp
? Sau cuộc khởi nghĩa của An Dương Vương thất bại dân tộc ra đã ở vào tình trạng ntn?
1. Nứơc Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến TK I có gì thay đổi.
- Năm 179 TCN Triệu Đà chia Âu Lạc -> 2 quận (sgk).
? Sau khi nhà Hán chiếm được nước ta chúng đa thực hiện chính ách cai trị ntn?
- Năm III TCN nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 qụân.
? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
? Âm mưu của chính sách cai trị đó là gì?
? Em biết gì về thái thú Tô Định ở nước ta
- Nhà Hán hợp 3 quận của ta vào 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao, chúng áp dụng chính sách cai trị của người Hán (sgk).
=> chúng đồng hoá ND ta -> muốn biến nước ta thành quận huỵên TQ -> cuộc sống ND ta khổ cực.
*Hoạt động 2: Cá nhân
? Vì sao cuộc KN hai bà Trưng bùng nổ.
GV: yêu cầu HS nói rõ hơn thân thế của hai bà Trưng diễn ra ntn?
GV: yêu cầu HS đọc 4 câu thơ trong sgk với 4 câu thơ đó em hiểu ntn về mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
Cuộc khởi nghĩa phát triển ntn?
? Em hãy kể tên một sô lực lượng nhân dân kéo về Mê Linh tụ nghĩa với hai bà Trưng?
? Em có nhận xét gì về lực lượng tham gia khởi nghĩa?
Theo em việc khắp nơi nhân dân kép quân về Mê Linh nói lên điều gì?
Nghĩa quân đã thắng lợi ntn?
2. Cuộc KN hai bà Trưng bùng nổ .
- Để trả nợ nước thù nhà hai bà Trưng đã nổi dậy KN ở Hát Môn.
* Diễn biến: (sgk).
Kết quả:
Khởi nghĩa đã thắng lợi
Khởi nghĩa hai bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
* ý nghĩa: Cuộc KN báo hiệu thế lực PK khống chế cai trị vĩnh viễn nước ta.
4. Củng cố bài học
? Em hãy trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa trên bản đồ.
? Em hãy giải thích câu nói của Lê Văn Hữu:
“ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô 1 tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp phố cùng 65 thành ở lĩnh ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất nước Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.
GV: Yêu cầu HS

File đính kèm:

  • docGIAO AN SU 6 CHUAN KIEN THUC KY NANG.doc