Giáo án Lịch sử 6 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiểu từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta tành một bộ phận của Trung Quốc từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt dân ta theo phong tục Hán. Chính sách đồng hoá được thực hiện triệt để.
2. Kĩ năng: Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
3. Thái độ: Khâm phục tinh thần đấu tranh không ngừng của nhân dân ta.
4. Phát triển năng lực: Phân tích, đánh giá
B. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ hoặc phiếu học tập
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Ổn định tổ chức: (1’)
KT sĩ số: 6A: 6B:
6C: 6D:
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập?
Đáp án:
-Trưng Trắc được suy tôn làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
-Phong chức tước cho những người có công.
-Lập lại chính quyền. Các lạc tướng được quyền cai quản các huyện.
- Xá thuế hai năm cho dân. Xóa bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ.
3. Bài mới: (35’)
Vào bài (1’): Cuộc kháng chiến do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại, nhà Đông Hán chiếm được nước ta. Quân Hán có chế độ cai trị như thế nào? Tình hình nước ta ra sao? Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.
nhân nước ngoài đến buôn bán. GV: Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn dưới sự kìm cặp của phong kiến phương bắc, chúng nắm độc quyền về ngoại thương. GV: Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị với chính sách dã man, tàn bạo. tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. 20’ 2. Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? a-Nông nghiệp: -Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt. - Nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. -> Phát triển hơn so với trước. b- Thủ công nghiệp: Rèn sắt, gốm, dệt vải phát triển. c- Thương nghiệp: Khá phát triển - Xuất hiện nhiều chợ lớn: Luy Lâu, Long Biên. - Buôn bán với nước ngoài: ấn Độ, Trung Quốc, Gia Va. Củng cố nội dung bài giảng (4’) * Nội dung: - Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi? - Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này là gì? - Hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong thời kì này? * (GV sử dụng phiếu trắc nghiệm để đánh giá ) Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’) - Học bài theo câu hỏi SGK, đọc trước bài 23. - Phân công các nhóm chuẩn bị thuyết trình. _______________________ PHIẾU HỌC TẬP Đánh dấu X vào ô em cho là đúng. Câu 1. Nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang nước ta với âm mưu: A - Tổ chức bóc lột triệt để nhân dân ta. B - Loại trừ người Âu Lạc khỏi bộ máy cai trị. C - Xoá bỏ mọi phong tục tập quán của nhân dân ta. D – Đồng hóa dân ta Câu 2. Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt? A - Muốn cướp sắt của nước ta nhiều hơn. B - Hạn chế kinh tế nước ta phát triển. C - Kìm hãm các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. D - Tất cả các câu trên đều đúng. Ngày soạn: 15 tháng 01 năm 2020 Ngày dạy: 20 tháng 01 năm 2020 Tiết 23 BÀI 20: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ GIỮA THẾ KỈ I - GIỮA THẾ KỈ VI (Tiếp) MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: - HS hiểu và biết được cùng với sự phát triển kinh tế của Giao Châu từ thế kỉ I - thế kỉ VI tuy chậm chạp nhưng xã hội, văn hóa cũng có biến đổi sâu sắc, do chính sách cướp đoạt ruộng đất và bóc lột nặng nề của bọn đô hộ, tuyệt đại đa số nhân dân ngày càng nghèo đi, một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tì. -Trong cuộc đấu tranh chống chính sách “đồng hóa” của người Hán, tổ tiên ta đã kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục tập quán, nghệ thuật của người Việt. -Những nét chính: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu. Kĩ năng: - Làm quen với phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử; Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc. - Biết ơn Bà Triệu anh dũng chiến đấu giành độc lập dân tộc. 4. Phát triển năng lực: so sánh, phân tích, đánh giá CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh về Bà Triệu (Tranh bà Triệu khi ra quân, đền thờ bà Triệu) - Bảng phụ sơ đồ phân hóa xã hội trang 55 - Tranh ảnh về đời sống xã hội dưới sự áp bức của nhà Ngô. - Lược đồ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1- Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số: 6A: 6B: 6C: 6D: 2- Kiểm tra bài cũ: (4’) -Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? 3- Giảng kiến thức mới (35’) Giới thiệu bài (1’): Tuy bị bóc lột, kìm hãm nền kinh tế nước ta vẫn phát triển. Từ sự phát triển về kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội, văn hóa. Vậy xã hội, văn hóa nước ta có những chuyển biến gì ? Vì sao lại nổ ra khởi nghĩa Bà Triệu? bài học hôm nay cô sẽ cùng các em trả lời ... Hoạt động của GV và HS TG Nội dung *Hoạt động 1: HS hiểu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI. * Phương tiện: bảng phụ GV: treo bảng phụ : Sơ đồ phân hoá xã hội thời nước Văn Lang- Âu Lạc và thời kỳ bị đô hộ để hướng dẫn HS so sánh phân tích những chuyển biến trong XH. Từ đó phát triển năng lực quan sát, so sánh, trình bày - Trình bày lại sự phân hóa xã hội thời kì nhà nước Văn Lang ? - Trình bày lại sự phân hóa xã hội thời kì đô hộ? HS: Thời kì Văn Lang - Âu Lạc: Xã hội phân hoá thành tầng lớp: Vua, quí tộc, nông dân công xã, nô tì, xã hội phân hoá giàu, nghèo; sang, hèn. + Bộ phận giàu sang chiếm số lượng ít: Vua, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính -> gọi chung là quí tộc, chiếm địa vị thống trị, bóc lột) + Bộ phận nông dân: Đông đảo -> Làm ra của cải, vật chất. + Nô tì: Thấp hèn trong xã hội, hầu hạ, phục vụ nhà chủ. GV: sử dụng sơ đồ phân hóa XH thời Văn lang- Âu Lạc,: 15’ 3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI a-Xã hội: GV: Xã hội Văn Lang-Âu Lạc, trước khi bị phong kiến trung Quốc đô hộ, bước đầu đã có sự phân hóa giàu nghèo, địa vị sang hèn, nhưng vẫn là một xã hội có tinh thần đoàn kết, tương trợ trong các làng xã. GV: từ khi bị nhà Hán, nhà Ngô đô hộ, do chính sách cướp đoạt ruộng đất và áp bức, bóc lột tàn khốc của chính quyền đô hộ xã hội tiếp tục chuyển biến. HS thảo luận: Quan sát sơ đồ, cho biết sự phân hóa xã hội nước ta thời kì bị đô hộ, có điểm gì khác so với thời Văn Lang –Âu Lạc ? * Thời kì đô hộ: + Quan lại đô hộ -> Phong kiến Trung Quốc nắm quyền thống trị. Trực tiếp nắm đến các huyện, từ huyện trở xuống là người Việt cai quản. + Có thêm địa chủ Hán, cướp đất: Giàu lên nhanh chóng -> có quyền lực. + Địa chủ Việt, quí tộc Âu Lạc mất quyền thống trị trở thành các hào trưởng địa phương có thế lực ở địa phương nhưng vẫn bị quan lại địa chủ Hán chèn ép. Lực lượng lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến phương Bắc. + Nông dân công xã chia thành: Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc. + Nô tì: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội bị bóc lột thậm tệ, khổ cực. -Người Hán trực tiếp nắm đến cấp huyện. GV: chiếu cả hai sơ đồ phân tích sự phân hóa . Qua đó, em nhận xét gì về sự phân hóa xã hội ở nước ta ? GV: Gọi học sinh chú ý từ '' Chính quyền đô hộ -> hết. Chúng thực hiện chính sách văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị nước ta? HS:-Đưa nho giáo, phật giáo, đạo giáo và phong tục của người Hán vào nước ta. GV: cho HS đọc phần in nghiêng/ SGK trang 55. GV: chính quyền đô hộ đưa văn hóa của chúng sang nhưng những nội dung đó có mặt tích cực. Có tác dụng giáo dục quan trong đối với con người. Dạy con người sống biết giữ đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín; nữ thì tu dưỡng: Công, Dung, Ngôn, Hạnh, con người sống lương thiện, Theo em, phong kiến Trung Quốc thực hiện chính sách văn hoá đó, nhằm mục đích gì? Kết quả việc đồng hoá này như thế nào? HS:- Dân ta vẫn nói Tiếng Việt và giữ phong tục, tập quán của mình: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, làm bánh chưng, bánh dày.... GV: đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác -> làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. HS: thảo luận nhóm với câu hỏi.(3 phút) Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? HS:-Từng nhóm trả lời -> GV nhận xét đáp án của từng nhóm. GV: chiếu đáp án đúng trên máy. - Chính quyền đô hộ mở trường học nhưng chỉ tầng lớp trên mới có quyền đi học, còn tuyệt đại đa số nhân dân ta không có quyền cho con theo học -> Họ vẫn giữ được phong tục tập quán của tổ tiên. - Mặt khác tiếng nói và phong tục tập quán người Việt được hình thành lâu đời vững chắc nó đã trở thành bản sắc văn hoá riêng của dân tộc Việt, có sức sống bất diệt. GV: không cam chịu kiếp sống nô lệ, chịu sự chèn ép, bóc lột tàn bạo, chính sách đồng hóa, nhân dân ta đã liên tiếp vùng lên khởi nghĩa. Một cuộc khởi nghĩa lớn thời kì này, đó là .. ->Phân hoá sâu sắc. b-Văn hoá: - Mở trường dậy chữ Hán. -Đưa văn hóa, luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta. -> Đồng hoá dân tộc ta. *Hoạt động 2: HS hiểu và biết về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu - 248. * Phương tiện: SGK, bảng phụ, lược đồ khởi nghĩa Bà Triệu, tranh ảnh về Bà Triệu. - Học sinh đọc: Từ đầu -> cai trị GV: cho HS quan sát ảnh minh họa Quan sát hình minh họa kết hợp với SGK, cho biết: Do đâu mà cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ? GV: Thái Thú Giao Chỉ là Tiết Tổng cũng phải thú nhận rằng: '' Giao Chỉ đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị''. Rồi, thứ sử Giao Châu-Đào Hoàng, dâng thư lên vua, xin đừng bớt quân đồn trú ở đây vì dân Giao Chỉ “chán sự yên vui, thích gậy bạo loạn” Lời tâu của Tiết Tổng và lời tâu của Đào Hoàng nói lên điều gì ? HS: nhân ta liên tiếp đấu tranh chống sự đô hộ xâm lược của chúng. GV: Một cuộc khởi nghĩa lớn -> khởi nghĩa của Bà Triệu. Em biết gì về thân thế Bà Triệu? HS: Tên thật là Triệu Thị Trinh, em gái Triệu Quốc Đạt- một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định-Thanh Hóa). Là người có sức khoẻ, có chí lớn, mưu trí. Năm 19 tuổi bà đã cùng anh trai mài gươm luyện tập võ nghệ, chiêu tập nhiều binh sĩ trên đỉnh núi Nưa chuẩn bị khởi nghĩa. Mến mộ bà, nghĩa quân ngày đêm luyện tập chờ ngày nổi dậy. GV: Căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc-Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía Bắc vào. Khi đó, có người khuyên bà lấy chồng, bà đã nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì tiếp cho người !” Qua câu nói đó, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào ? -ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, kiên quyết đấu tranh để giành độc lập dân tộc không chịu làm nô lệ cho quân Ngô, tinh thần anh dũng hi sinh hạnh phúc cá nhân cho độc lập dân tộc. GV: trong dân gian còn lưu truyền truyền thuyết về việc bà thu phục con voi trắng một ngà: Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? - Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân, Giao Châu... Hình ảnh Bà Triệu khi ra trận được miêu tả ntn? HS: Mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi trắng, trông rất oai phong, lẫm liệt. GV: chiếu ảnh vẽ minh họa Bà Triệu ra trận. GV: chiếu và thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa: năm Mậu Thìn 248 khởi nghĩa bùng nổ Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc -Thanh Hoá ), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân. Bọn cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép: “Năm 248 toàn thể Giao Châu đều chấn động”. Quân Ngô kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên: “Hoành qua đương hổ dị Đối diện Bà Vương nan. (Vung giáo chống hổ dễ, Giáp mặt vua bà khó” Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ? HS: Đó là một cuộc nổi dậy lớn. gây nhiều khó khăn cho quân Ngô. Thắng lợi đó khiến quân Ngô có hành động ra sao ? -Sau khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhà Ngô sai Lục Dận-một tướng từng kinh qua trận mạc, rất quỷ quyệt, đem 6000 quân tinh nhuệ sang đàn áp, chúng vừa đánh vừa dùng tiền, chức tước mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân . Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? GV: Tuy vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi với kẻ phản bội bà đã hy sinh trên núi Tùng. Bấy giờ bà mới có 23 tuổi. Vậy, do nguyên nhân nào mà cuộc khởi nghĩa thất bại ? - Lực lượng chênh lệch. -Quân Ngô lại lắm mưu nhiều kế hiểm độc. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng có ý nghĩa như thế nào ? Hiện nay còn đền thờ và lăng mộ của Bà Triệu ở Thanh Hóa. HS: quan sát H.46/ SGK T57. (Chiếu hình: Lăng thờ Bà Triệu) GV: Trên núi Tùng hiện có mộ Bà Triệu, dưới chân núi là đền thờ chính của Bà Triệu. Hội đền được tổ chức hằng năm vào ngày 21 tháng 2 âm lịch. Bà Triệu mất, nhưng hình ảnh Bà luôn sống mãi trong lòng dân người Việt. Nhân dân ta đời đời biết ơn Bà Triệu. GV: Gọi học sinh đọc bài ca dao cuối bài/T.57 Cho biết nội dung của bài ca dao ấy? - Thấy rõ tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc và sự ghi nhớ công lao, lòng tôn kính, và sự ủng hộ của nhân dân với Bà Triệu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Qua hành động, sự hy sinh anh dũng của Bà Triệu, theo em, mỗi người HS chúng ta cần có trách nhiệm và hành động gì ? HS: gắng học hành, rèn luyện, bảo vệ các di tích lịch sử GV: Để nhắc nhở thế hệ trẻ, luôn rèn luyện và nhớ công lao các vị anh hùng, tên tuổi của bà Trưng, Bà Triệu... được dùng làm tên các con đường, phố lớn trong cả nước. GV: Sau thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm Ngô, tình hình nước ta ra sao ? Còn những phong trào đấu tranh nào nổ ra ...-> tiết sau.... 20’ 2. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) a- Nguyên nhân: - Ách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Ngô. -Đời sống nhân dân cực khổ -> Nổi dậy đấu tranh. b- Diễn biến: -248 khởi nghĩa bùng nổ ở Thanh Hoá. -Đánh ra khắp Giao Châu -c-Kết quả: khởi nghĩa bị đàn áp. d- Ý nghĩa: - Tiêu biểu ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Củng cố nội dung bài giảng (4’) ? Qua bài học, chúng ta cần nắm được nội dung gì ? ? Những chuyển biến về văn hóa nước ta trong các thế kỉ I-VI là gì ? Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà (1’) - Học bài theo câu hỏi SGK -Đọc và chuẩn bị bài: Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (542 - 602) Ngày soạn: 10/4/2020 Ngày dạy: 15/4/2020 Tiết 24 : KHỞI NGHĨA LÝ BÍ -NƯỚC VẠN XUÂN 542 – 602 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: -HS biết và hiểu: đầu thế kỉ VI nước ta chịu sự thống trị của nhà Lương chúng thực hiện chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Kĩ năng: - Học sinh biết nhận thức rõ nguyên nhân sự kiện. - Biết đánh giá sự kiện lịch sử. Thái độ: - Sau hơn 600 năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. 4. Phát triển năng lực: phân tích, đánh giá CHUẨN BỊ: Giáo án điện tử Cài đặt zoom, cung cấp ID cho HS TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức (1’) Kiểm diện: 6A 6B 6C 6D Kiểm tra kiến thức cũ: (4’) -Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các TK I - VI ? -Trình bày cuộc khởi nghĩa Bà Triệu – 248 ? Giảng kiến thức mới: (35’) Giới thiệu vào bài: (1’)Từ sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 đất nước ta tiếp tục bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ, dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết không cam chịu cuộc sống nô lệ đã vùng lên theo Lý Bí tiến hành khởi nghĩa. Vậy cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào và nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Hoạt động của GV và HS TG Nội dung Dựa vào SGK hãy trình bày những hiểu biết của em về Lý Bí? HS:Tên thật là Lý Bôn, quê ở Thái Bình. -Tổ tiên của ông là người Trung Quốc. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Khởi nghĩa bùng nổ như thế nào ? - Mùa xuân -> Tinh Thiều. -Hào kiệt nổi dậy hưởng ứng. Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lí Bí? - Nhân dân các nơi rất căm phẫn sự thống trị của nhà Lương. GV: Tiêu Tư hoảng sợ bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân? - Nghĩa quân chủ động đánh địch rất kiên quyết, thông minh, sáng tạo, có hiệu quả, làm cho quân Lương thất bại nặng nề trong thời gian ngắn. GV: Tường thuật diễn biến trên lược đồ. HS: lên bảng trình bày lại trên lược đồ. Kết quả của cuộc khởi nghĩa? GV: quân Lương mười phần chết chết đến bảy tám phần, tướng địch bị giết gần hết. Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? - Tài cầm quân của Lí Bí và các tướng. - Sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. 20’ 1. Khởi nghĩa Lý Bí. * Nguyên nhân: - Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Lương. * Diễn biến: - Năm 542 - Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. - Nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện. -Tháng 4/542 nhà Lương kéo quân sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại. - Đầu năm 543 nhà Lương kéo quân sang lần 2, ta chủ động đánh chúng ở Hợp Phố, quân Lương đại bại. * Kết quả: - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Sau khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí đã làm gì? Lý Bí lên ngôi đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì? - Vì mong muốn đất nước độc lập lâu dài với vạn mùa xuân độc lập. - Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc GV: Lí Bí lên ngôi Hoàng Đế, sự kiện đó chứng tỏ rằng, nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, không còn lệ thuộc vào Trung Quốc. Sau khi Lý Bí lên ngôi đã tổ chức lại bộ máy nhà nước như thế nào? - Thành lập triều đình với 2 ban văn, võ. - Đứng đầu ban văn là Tinh Thiều. - Đứng đầu ban võ là Phạm Tu. GV: Đây là bộ máy nhà nước phong kiến độc lập trung ương tập quyền sơ khai tuy còn rất sơ sài nhưng có ý nghĩa lớn lao. GV: Sự thống trị tàn bào của nhà Lương là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lí Bí với ý chí quyết tâm giành độc lập, nghĩa quân đã kiên quyết chiến đấu giành thắng lợi - Thành lập nước Vạn Xuân độc lập. 14’ 2. Nước Vạn Xuân thành lập. -Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế ). - Đặt tên nước: Vạn Xuân. - Niên hiệu: Thiên Đức. - Tổ chức lại bộ máy nhà nước. Củng cố nội dung bài giảng (4’) * GV sử dụng câu hỏi và BT trắc nghiệm để củng cố nội dung: - Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí? - Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? * Bài tập trắc nghiệm. Đánh dấu ( X ) vào ô em cho là đúng nhất. 1. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ vào năm nào? A - 548 TCN. C - Năm 542. B - 542 TCN. D - Năm 248. 2. Tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì? A- Lí Nam Đế mong muốn một năm có bốn mùa xuân. B - Lý Nam đế mong muốn hoa nở khắp đất nước. C - Lý Nam Đế mong muốn đất nước trường tồn. D - Tất cả các ý kiến trên. Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà : - Về học bài theo câu hỏi SGK. - Ôn tập chuẩn bị tiết 25 KT một tiết. Đọc thêm: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII- IX: Tên cuộc KN Thời gian, địa điểm, Người lãnh đạo Kết quả KN Mai Thúc Loan - Đầu thế kỉ VIII - tại Hoan Châu, Diễn Châu, Ái Châu Mai Thúc Loan Năm 722 nhà Đường đàn áp KN Phùng Hưng - Khoảng 776 - 791 - Tại Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội) Phùng Hưng Năm 791 nhà Đường đàn áp ...................................... Ngày soạn: 18/4/2020 Ngày dạy: 22/4/2020 Tiết 26 NƯỚC CHĂM-PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: -Học sinh hiểu: Quá trình thành lập và phát triển nước Chăm-pa từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đều một quốc gia lớn mạnh sau này. -Thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa của Chăm-pa (thế kỉ II-X) Kĩ năng: - Kĩ năng đánh giá, phân tích sự kiện lịch sử. Thái độ: -Nhận thức sâu sắc rằng: Người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. CHUẨN BỊ: GV: Lược đồ Giao Châu và Chăm-pa. HS: Sưu tầm tranh ảnh về tháp Chàm. TỎ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện: 6A 6B 6C 6D Kiểm tra kiến thức cũ: (4’) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Cho biết tổ chức của nhà nước Vạn Xuân? Giảng kiến thức mới : (35’) Giới thiệu bài (1’) : Đầu thế kỉ II, nhà Hán không thể kiểm soát nổi các vùng đất phụ thuộc, nhất là các vùng đất ở xa Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng được cơ hội đó nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nước Lâm Ấp, sau đổi thành Chăm-pa. Hoạt động của GV và HS TG Nội dung *Hoạt động 1: HS hiểu và biết về Nước Chăm-pa độc lập ra đời. * Phương tiện: SGK, Lược đồ Giao Châu và Chăm-pa. HS: đọc phần 1/ SGK. trang 65 GV: Dùng lược đồ giới thiệu vị trí nước Chăm Pa. Em biết gì về lãnh địa của nước Chăm-pa cổ? - Nằm ở quận Nhật Nam của Giao Châu ( Từ Hoành Sơn (Hà Tĩnh) -> Quảng Nam ). Huyện Tượng Lâm là Huyện xa nhất của quận Nhật Nam - Từ đèo Hải Vân -> Đèo Đại Lãnh, là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển. -Cư dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa ở vùng châu thổ Thu Bồn-Trà Khúc. GV: thời Hán, sau khi chiếm Giao Chỉ và Cửu Chân, họ tiến đánh xuống phía Nam, chiếm đất của người Chăm-pa cổ, sát nhập vào lãnh địa của họ. Đó là huyện Tượng Lâm GV: Giải thích thêm STK - 176. Sau khi nhà Hán đô hộ, nhân dân huyện Tượng Lâm đã có hành động gì ? - Thế kỉ II nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. -Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán, nhân dân Tượng Lâm căm giận nổi dậy đấu tranh giành độc
File đính kèm:
- Giao an LS 6_ HK II_theo giam tai 1113.docx