Giáo án Lịch sử 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - THCS Tam Lập

HĐ1: Cá nhân.

GV: Hướng dẫn các em quan sát hình 33 ( bài 11) và hiện vật phục chế.

GV? Cư dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì?

HS: Quan sát và trả lời.

Gv giải thích: Nông nghệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày.

GV? Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang biết làm những nghề gì?

HS: Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.

GV? Họ biết trồng trọt những cây gì? Họ biết chăn nuôi gì?

GV? Cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề thủ công gì?

HS: Họ biết dệt, xây nhà, luyện kim, đúc đồng.

GV giới thiệu về chiếc trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang.

GV? Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài thể hiện điều gì?

HS: Trống đồng không phải nơi nà cũng đúc được vì vậy việc tìm thấy nó ở nhiều nơi khác nhau chứng tỏ bây giờ đã có sự trao đổi.

Gv giải thích thêm về trống đồng Đông Sơn.

HĐ2: Nhóm – Cá nhân.

HS đọc mục 2 trang 39 SGK.

Thảo luận nhóm về các vấn đề sau:

Về ở ?

Về ăn ?

Về mặc ?

Về phương tiện đi lai ?

HS: Các nhóm báo cáo và bổ sung hoàn thiện.

GV: Kết luận.

HS: Kết hợp ghi vở.

GV: Nêu một số câu hỏi mỡ để HS hiểu rõ hơn ( Tại sao lại ở nhà sàn? Tại sao họ đi lại chủ yếu bằng thuyền )

Gv giải thích vì địa bàn nhiếu sông ngòi  đi thuyền.

HĐ3 Cá nhân.

- Hs đọc từ xã hội Văn Lang cho đến sâu sắc mục 3 trang 40 SGK.

GV? Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp, địa vị của mỗi tầng lớp trong xh ra sao?

HS: Xã hội Văn Lang có 3 tầng lớp địa vị của mỗi tầng lớp khác nhau.

GV?Cư dân Văn Lang có những phong tục gì?

HS: Họ tổ chức lễ hội vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy

GV? Nhạc cụ điển hình của cư dân Van Lang là gì?

HS: Trống đồng và chiêng khèn

- Gv giải thích về biểu tượng của trống đồng.

GV? Về tín ngưỡng cư dân Văn Lang thờ những vị thần nào?

GV? Truyện “Trầu Cau” và “Bánh Chưng Bánh Dày” cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục gì?

GV? Về tập quán cư dân Văn Lang có tập quán gì?

HS: Theo dõi thông tin SGK trả lời.

 Gv sơ kết: đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc nói trên đã hoà quyện vào nhau trong con người Lạc Việt tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc

 

doc126 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - THCS Tam Lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cố nội dung bài giảng.
? Thời Văn Lang -Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những thành tựu gì?
*) Bài tập: Nối các đơn vị kiến thức.
 Thời gian
 Sự kiện
1.Thiên niên kỷ IV-III(TCN)
a. Nước Văn Lang thành lập.
2.Thiên niên kỷ I (TCN)
b. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ nhà Triệu.
3.Thế kỷ VII (TCN)
c. Các quốc gia cổ đại PĐ thành lập.
4.Năm 179 (TCN)
d. Các quốc gia cổ đại P.Tây thành lâp.
5.Năm 217 (TCN)
Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Học thuộc bài.
- Ôn bài chuẩn bị kiểm tra học kì theo lịch của Sở
Rút kinh nghiệm:
Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I
(Đề do Sở giáo dục ra đề )
I. Mục tiêu kiểm tra:
*Kiến thức:
- Kiểm tra trình độ nhận thức của học sinh từ đầu năm đến nay. Nội dung kiểm tra: từ bài 1 đến bài 16
- GV có cơ sở đánh giá xếp loại học sinh đúng đắn.
* Tư tưởng:
- Có thái độ học tập, làm bài đúng dắn.
* kỹ năng :
-Nhận biết đề, vận dụng kiến thức vào làm bài.
II-Chuẩn bị:
GV:
	HS:
III-Thiết kế ma trận: 
Tên Chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Số câu :
Số điểm : Tỉ lệ %
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm: % 
Số câu :
Số điểm: Tỉ lệ %
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm:
Số câu:
Số điểm: % 
Tổng số câu :
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
Số câu:
Số điểm:
%
Số câu:
Số điểm:
%
Số câu:
Số điểm:
%
Số câu
Số điểm
IV- Tiến trình kiểm tra:
* Đề bài:(Do Sở giáo dục ra đề )
V-Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
3. Coi thi :
4. Thu bài- nhận xét bài kiểm tra. 
5. Dặn dò: chuẩn bị bài sau: cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
-----------------------------------------------------
Chương III.
THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Bài 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG NĂM 40(Tiết 20)
Tuần: 20
Ngày soạn: 25 tháng 12 năm 2015
Ngày dạy: 30 tháng 12 năm 2015
Ngày dạy: 30 tháng 12 năm 2015
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
HS thấy được sau thất bại của An Dương Vương đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị. Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng.
Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng đất nước giành được độc lập.
Kỹ năng:
Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện Lịch sử. Rèn luyện cho HS kỹ năng về đọc bản đồ Lịch sử.
Thái độ:
Giáo dục HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tin dân tộc. Giáo dục cho các em lòng biết ơn hai bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
CHUẨN BỊ:
GV: soạn bài – Chuẩn bị bản đồ
HS: học bài cũ - Đọc trứơc bài mới.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức:
6A1:	
6A2:	
Kiểm tra kiến thức cũ : 
Những hoa văn trên trống đồng Đông Sơn giúp em hiểu những gì về đời sống của người Việt Cổ.
Giảng kiến thức mới.
Sau khi nước ta rơi vào tay Triệu Đà, năm 179 TCN – thời An Dương Vương. Tình hình nước ta lúc đó ra sao? Có gì chuyển biến ? 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: HS hiểu nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay ?
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK - T47
? Năm 179 TCN nước Âu Lạc xảy ra biến cố gì?
- Triêu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành "Giao Chỉ và Cửu Chân"
? Sau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu, chúng thực hiện chính sách gì ở nước ta?
- Năm 111 TCN nhà Hán đô hộ nước ta.
- Chia Âu Lạc thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp với 6 quận Trung Quốc thành Châu Giao 
- Chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành "Châu Giao"
? Nhà Hán sát nhập Âu Lạc thành Châu Giao nhằm mục đích gì?
- Muốn cai trị nước ta lâu dài,coi nước ta như một quận huyện của nhà Hán
- Thiết lập bộ máy cai trị nước ta.
? Nhà Hán sắp đặt quan lại cai trị như thế nào?
HS: trả lời theo SGK
-Đứng đầu châu, quận là người Hán
-GV: Các chức quan lớn đều do người Hán cai trị,chúng muốn xiết chặt bộ máy cai trị đối với nhân dân ta.
? Nhà Hán đã thi hành chính sách cai trị như thế nào?
- Nộp nhiều thứ thuế,sản vật quí, bắt dân ta sống theo phong tục của họ.
- Bắt dân ta nộp nhiều thứ thuế,cống nạp sản vật quí.
- Thi hành chính sách " đồng hoá dân tộc"
- Tô Định ra sức đàn áp vơ vét tài sản của nhân dân khiến cho dân ta càng thêm cực khổ.
GV: Năm 34, Tô Định được cử làm thái thú quận Giao Chỉ -> nhân dân càng bị bóc lột nặng nề.
? Nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Hán? Nhà Hán đưa người sang Châu Giao nhằm mục đích gì?
- Đó là những chính sách cai trị tàn bạo, thâm độc.Người Hán muốn đồng hoá dân ta
=> Chính sách cai trị tàn bạo, thâm độc
2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
*Hoạt động 2: nguyên nhân , diễn biến , kết qủa của cuộc khởi nghĩa.
Y/c HS đọc mục 2
* Nguyên nhân:
? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ?
-Sự áp bức tàn bạo của nhà Hán
HS: trả lời theo nội dung SGk
- Thái thú Tô Định bắt giết chồng của Trưng Trắc.
? Em biết gì về Hai Bà Trưng ?
GV: giải thích rõ hơn về thân thế của Hai Bà Trưng
? Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào thời gian nào?Địa điểm ở đâu?
- Mùa xuân năm 40,địa điểm: Hát Môn(Hà Tây)
->Xuân năm 40 hai bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
GV: tương truyền khi xuất quân, bà trưng Trắc đã đọc 4 câu thơ -> đọc 
 Một xin rửa sạch nước thù
 Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
 Ba kẻo oan ức lòng chồng
 Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.
? Cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
- Giành độc lập dân tộc, lập lại sự nghiệp của vua Hùng, trả thù cho chồng.
? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào ?
* Diễn biến: SGK trang 47
HS: trả lời phần in nghiêng SGK
-Tháng 3-40 hai bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
-Nhiều nơi hưởng ứng kéo về Mê Linh
? Việc khắp nơi nhân dân đều kéo về Mê Linh nhằm mục đích gì?
- Cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo lực lượng tham gia. Nhân dân căm phẫn quân xâm lược Hán.
- Nhân dân ủng hộ ->cuộc khởi nghĩa sẽ thắng lợi
-Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.
GV: trình bày trên lược đồ
? Được nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa giành được kết quả ntn ?
*Kết quả:
GV: Tô Định phải cắt tóc, cạo râu cải trang chạy trốn về nước.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. 
? Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì?
*ý nghĩa:
- Thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
- Thể hiện ý chí đấu tranh bảo vệ dân tộc của nhân dân ta.
-Báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.
Củng cố nội dung bài giảng.
Em hiểu gì vế câu nói của nhà sử học Lê Văn Hưu?
Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
Về nhà học bài cũ
Chuẩn bị bài sau "Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán"
RÚT KINH NGHIỆM
Bài 18 : TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN (Tiết 21)
Tuần: 21
Ngày soạn: 25 tháng 12 năm 2015
Ngày dạy: 06 tháng 01 năm 2016
Ngày dạy: 06 tháng 01 năm 2016
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
HS hiểu và biết:Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi. Hai Bà Trưng tiến hành xây dựng đất nước giữ gìn độc lập dân tộc vừa giành được, tạo nên sức mạnh chống quân xâm lược Hán.
Kĩ năng:
Đọc bản đồ lịch sử, làm quen với truyện kể lịch sử.
Thái độ:
Hiểu được tinh thần bất khuất của dân tộc, Hai Bà Trưng. ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc.
CHUẨN BỊ:
GV: 	- Lược đồ cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán.
- Tranh ảnh, đền thờ Hai Bà Trưng.
HS: Sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài giảng.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức:
6A1:	
6A2:	
Kiểm tra kiến thức cũ: 
Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Giảng kiến thức mới:
 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi đất nước ta giành được độc lập. Vậy Hai Bà Trưng đã làm gì để củng cố nền độc lập. Hai Bà Trưng tiếp tục lãnh đạo nhân dân chống xâm lược Hán như thế nào? Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: HS hiểu Hai bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập.
* Phương tiện: SGK, bản đồ Việt Nam
GV: Gọi học sinh đọc phần 1 /SGK. T50
Để khẳng định chủ quyền dân tộc, hai Bà đã làm gì ?
GV: Trưng vương: Trưng: Họ của bà Trưng Trắc, vương là vua- người đứng đầu một nước lúc bấy giờ.
 Vì sao bà Trưng Trắc được suy tôn làm vua?
- Bà là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống qân Hán ( Năm 40), bà được các lạc tướng, nhân dân cả nước ủng hộ và suy tôn bà.
 Việc bà Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua có ý nghĩa gì?
- ý thức khẳng định quyền độc lập và sự đồng lòng nhất trí của nhân dân.
 ( GV- giới thiệu lược đồ vị trí của Mê Linh).
 Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, Hai Bà đã làm gì để giữ vững nền độc lập dân tộc?
GV: Xá thuế - Xoá bỏ.
 Với những việc làm của Hai Bà có ý nghĩa gì đối với nước ta trong buổi đầu độc lập?
GV: ổn định xã hội, phát triển kinh tế, tuy chỉ trong một thời gian ngắn ( 2 năm ) nhưng đó là việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh. Góp phần nâng cao ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Đọc đoạn 3 mục 1.
 Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi vua Hán đã làm gì ?
- Vua Nam Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận ở miền Nam Trung Quốc chuẩn bị xe thuyền tích trữ lương thực sang đàn áp nghĩa quân.
GV: Sở dĩ vua Nam Hán chưa cho quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa vì đang lo đối phó với phong trào nông dân ở phía Tây, phía Bắc.
Chuyển ý: cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào chúng ta sang phần 2.
*Hoạt động 2: HS hiểu cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán ( 42-43 ) đã diễn ra như thế nào?
GV: Kháng chiến: Là chiến đấu chống xâm lược bảo vệ Tổ Quốc.
 Theo em nguyên nhân nào nhà Hán quay trở lại xâm lược nước ta?
GV: Treo bản đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán 42 - 43.
Diễn biến cuộc kháng chiến diễn ra ntn ?
 HS: 4/42 quân Hán xâm lược nước ta với lực lượng rất đông: Gồm hai vạn quân tinh nhuệ được huấn luyện và tổ chức chu đáo giàu kinh nghiệm chiến đấu. Ngoài ra quân Hán còn huy động 2.000 xe, thuyền các loại và nhiều dân phu với đầy đủ vũ khí, lương thực tấn công Hợp Phố.
- Để chỉ huy đạo quân này vua Hán là Hán Quang Vũ đã lựa chọn Mã Viện.
GV: Hợp Phố (Quảng Châu-Trung Quốc ngày nay)
 Tại sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
- Viên tướng có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở phương Bắc.
 Sau khi Mã Viện chiếm được Hợp Phố chúng tiến vào nước ta như thế nào?
GV: Tường thuật các mũi tiến quân của địch
+ Đạo quân bộ theo đường biển qua Quỷ Môn Quan ( Tiên Yên-Quảng Ninh) xuống vùng Lục Đầu.
+ Đạo quân thuỷ: Từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bặch Đằng -> rồi theo sông Thái Bình ngược sông Lục Đầu-> Lãng Bạc. Tại đây hai cánh quân gặp nhau.
GV: Lục đầu là nơi gặp gỡ của sáu dòng sông (ở Chí Linh-Hải Dương)
-Lãng Bạc: Vùng phía đông Cổ Loa giáp Chí Linh - Hải Dương.
 Sau khi quân Mã Viện vào nước ta, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã chống trả như thế nào?
GV:Lúc đó Hai Bà Trưng đã kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến, cuộc chiến đấu ở đây diễn ra rất quyết liệt.
-Thế giặc mạnh ta lại về Cổ Loa và Mê Linh, Mã viện đuổi theo ta lại về Cấm Khê (Ba Vì - Hà Tây ). Nghĩa quân kiên quyết chống trả.
HS: Đọc phần chữ in nghiếng /SGK.
 Tại sao Mã Viện lại nhớ về vùng đất này như vậy? Có phải vì thời tiết ở đây quá khắc nghiệt?
- Xuất phát từ nỗi sợ hãi trước tinh thần dũng cảm bất khuất của nhân dân ta. Viên tướng là Bình Lạc Hầu đã tự vẫn ở đây
 Vì sao Hai Bà Trưng phải tự vẫn?
- Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu kiên cường nhưng do thế giặc mạnh có lực lượng thủy và bộ kết hợp lại có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Ngược lại quân của Hai Bà lại thiếu trang bị và thiếu kinh nghiệm chiến đấu.
- Sau khi Hai Bà hi sinh cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11/ 43.
GV Sự hy sinh anh dũng của hai Bà đã được sử sách ghi lại.
 Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo
 Chị em thấy thế phải liều với sông.
 Cho biết kết quả của cuộc khởi nghĩa ?
 Cuộc kháng chiến đã để lại ý nghĩa gì?
GV: Hai Bà hi sinh anh dũng trong cuộc giao chiến với quân Hán.
- Để tưởng nhớ Hai Bà nhân dân lập đền thờ Hai Bà ở Mê Linh - Quê hương của Hai Bà, cũng là nơi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa.
GV: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tiêu biểu cho ý chí quật cường, bất khuất của nhân dân ta. Hai Bà Trưng là vị anh hùng dân tộc các thế hệ con cháu luôn cảm phục và biết ơn Hai Bà Trưng, nhiều nơi đã lập đền thờ Hai Bà.
1. Hai bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập ?
- Trưng Trắc lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Vương.
 - Đóng đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho người có công.
- Lập lại chính quyền: Các lạc tướng được quyền cai quản đến tận huyện.
- Xá thuế cho dân hai năm.
- Xoá bỏ chế độ lao dịch.
=>Ổn định tổ chức, phát triển kinh tế và giữ vững độc lập.
2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán ( 42 - 43 ) đã diễn ra như thế nào?
* Nguyên nhân:
- Tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi.
- Trưng Trắc xưng vương.
* Diễn biến.
- 4/42 quân Hán tấn công Hợp Phố.
- Mã viện chia quân làm hai đạo tiến vào nước ta
- Hai Bà Trưng từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến. 
- Tháng 3 - 43 Bà Trưng hi sinh ở Cấm Khê.
* Kết quả: Mùa thu năm 44 Mã Viện rút quân về nước, quân đi 10 phần về chỉ còn 4 - 5 phần.
* ý nghĩa: Tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân.
- Nêu cao gương yêu nước, quyết tâm giành độc lập.
Củng cố nội dung bài giảng:
* Nội dung:
Trình bày diễn biến của cuọc kháng chiến chống xâm lược Hán?
 Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?
* Bài tập trắc nghiệm.
 1. Quân xâm lược nhà Hán tiến đánh nước ta vào năm nào?
X
A - Tháng 4 năm 42. C - Tháng 11 năm 43.
B - Tháng 3 năm 43. D - Tháng3 năm 40.
2. Trận chiến đầu tiên giữa quân Hai Bà Trưng và quân Mã Viện diễn ra ở đâu?
X
A - Phong Châu. C - Lãng Bạc.
B - Hoa Lư. D - Thanh Hoá.
Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
- Về nhà học theo câu hỏi SGK.
- Tập trình bày diễn biến trên bản đồ.
RÚT KINH NGHIỆM
BÀI 19:
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ
TỪ GIỮA THẾ KỈ I- ĐẾN GIỮA THẾ KỈ VI (Tiết 22)
Tuần: 22
Ngày soạn: 25 tháng 12 năm 2015
Ngày dạy: 13 tháng 01 năm 2016
Ngày dạy: 13 tháng 01 năm 2016
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- HS hiểu từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta tành một bộ phận của Trung Quốc từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt dân ta theo phong tục Hán. Chính sách đồng hoá được thực hiện triệt để.
Kĩ năng: 
- Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
Thái độ:
- Khâm phục tinh thần đấu tranh không ngừng của nhân dân ta.
CHUẨN BỊ:
GV: Soạn bài, lược đồ
HS: Học +đọc trước bài.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
Ổn định tổ chức:
6A1:	
6A2:	
Kiểm tra kiến thức cũ: 
? Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán ( 42 - 43 )?
Giảng kiến thức mới:
Sau khi chiếm được nước ta, quân Hán có chế độ cai trị như thế nào? Tình hình nước ta ra sao? Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: HS hiểu chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TKI - TK VI.
 GV: Gọi học sinh đọc phần 1 SGK. 152
 Thế kỉ I Châu Giao gồm những vùng đất nào?
- Sáu quận của Trung Quốc và 3 quận của Âu Lạc ( Giao Chỉ, Cửu Chân , Nhật Nam ).
 Đến đầu thế kỉ III chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc đối với nước ta có gì thay đổi?
- Nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu
( Trung Quốc ) và Giao Châu ( Âu Lạc ).
- Đầu thế kỉ III nhà đông Hán suy yếu, Trung Quốc bị phân chia thành ba quốc gia nhỏ là Nguỵ,Thục, Ngô.
 Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị?
GV: trước đây, lạc tướng đứng đầu các huyện là người Việt.
 Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
- Thắt chặt bộ máy cai trị.
 Nhà Hán thực hiện chính sách bóc lột như thế nào?
 Tại sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế đặc biệt là muối và sắt?
- Để bóc lột nhân dân ta nhiều hơn, muối ai cũng phải dùng hàng ngày, sắt: công cụ sản xuất đều bằng sắt, vũ khí đều bằng sắt -> Hạn chế sự phát triển kinh tế nước ta. Hạn chế sự chống đối của nhân dân ta đối với chúng. Ngoài bóc lột bằng thuế chúng còn bóc lột bằng lao dịch: Lao động phục dịch trong nhà các quan lại Hán.
- Cống nạp các sản vật theo yêu cầu của chúng, bắt hàng ngàn thợ khéo đem về Trung Quốc.
GV: Gọi học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK. T53
 Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?
- Bóc lột và đàn áp nhân dân ta một cách tàn bạo, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, đó chính là ngọn lửa bùng nổ các cuộc khởi nghĩa sau này.
 Về văn hóa, chúng thực hiện chính sách cai trị ntn?
- Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
-Bắt dân ta học chữ Hán, sống theo phong tục Hán.
 Vì sao phong kiến phương Bắc lại ''đồng hoá'' 
dân ta?
- Biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, biến dân ta thành dân Hán, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới, giảm ý chí đấu tranh của nhân dân ta. 
GV: Chính sách cai trị và bóc lột nặng nề của phong kiến Trung Quốc ảnh hưởng mọi mặt đất nước ta. Thâm độc nhất là xoá tên nươc ta, biến dân ta thành dân Hán làm thui chột ý chí đấu tranh của nhân dân ta, ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước ta.
*Hoạt động 2: HS hiểu tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến thế kỉ VI có gì thay đổi.
GV: Gọi học sinh đọc phần 2 SGK. T53
 Sắt rất quan trọng đối với nhân dân ta lúc đó chính quyền đô hộ có thái độ như thế nào đối với sắt?
 Vì sao chúng nắm độc quyền về sắt?
- Công cụ lao động bằng sắt mang lại hiệu quả cao, kinh tế phát triển, vũ khí bằng sắt có hiệu quả cao, nhằm kìm hãm nền kinh tế, chúng dễ bề thống trị, chúng ta không rèn được vũ khí bằng sắt để chúng dễ đàn áp hơn.
 Mặc dù nghề sắt bị hạn chế nhưng vẫn được phát triển như thế nào? Tại sao?
- Phục vụ lao động sản xuất, đảm bảo an ninh quốc gia.
 Căn cứ vào đâu mà ta biết rằng nghề sắt ở Châu Giao vẫn phát triển?
- Trong các di chỉ khi các nhà khảo cổ khai quật các ngôi mộ thời kì này người ta đã tìm thấy những công cụ bằng sắt: rìu, mai, cuốc, thuổng, dao, chân đèn. đinh .....
GV: Đặc biệt thế kỉ III, nhân dân đã biết dùng lưới sắt để khai thác san hô, bịt cựa gà bằng sắt.
 Trong nông nghiệp có sự thay đổi như thế nào?
- Dùng trâu, bò: cày, bừa.
-Có đê phòng lụt, cấy lúa hai vụ, trồng các loại cây, chăn nuôi.
 Ngoài nghề nông người Châu Giao còn biết làm nghề gì khác?
-Nghề rèn sắt, làm gốm, tráng men, vẽ trang trí...
 Những sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp đã đạt đến trình độ như thế nào?
- Những sản phẩm tốt, đẹp: nồi, vò, bình, bắt, đĩa, ấm, chén, gạch, ngói....
 Nghề dệt phát triển như thế nào ?
HS:Người ta đã dùng các laoij vải bông, vải gai, vải tơ ( vải tơ tre, tơ chuối)
GV: vải tơ chuối là nét đẹp văn hóa của miền Âu lạc cũ. Sử học gọi là “vải Giao Chỉ”
 Về thương nghiệp thời kì này ra sao?
- Chợ làng, chợ lớn, thương nhân nước ngoài đến buôn bán.
GV: Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn dưới sự kìm cặp của phong kiến phương bắc, chúng nắm độc quyền về ngoại thương.
GV: Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị với chính sách dã man, tàn bạo. tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. 
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TKI - TK VI.
- Nhà Hán trực tiếp cai quản các huyện.
- Bắt dân ta đóng nhiều thứ thuế nhất là muối và sắt.
- Lao dịch.
- Nộp cống các sản vật quí: Sừng tê, ngà voi, vàng, bạc, thợ khéo.
- Đồng hoá nhân dân ta.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
a-Nông nghiệp:
-Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt.
- Nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
-> Phát triển hơn so với trước.
b- Thủ công nghiệp: 
 Rèn sắt, gốm, dệt vải phát triển.
c- Thương nghiệp: Khá phát triển, xuất hiện nhiều chợ lớn: Luy Lâu, Long Biên.
- Buôn bán với nước ngoài: ấn Độ, Trung Quốc, Gia Va.
Củng cố nội dung bài Giảng;
* Nội dung: 
- Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?
- Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thờ

File đính kèm:

  • docgiao_an_su_6_20152016.doc