Giáo án Lịch sử 6 bài mở đầu: Sơ lược về môn lịch sử

Lịch sử của một con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết đi, của con người đó.

 Lịch sử loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một xã hội cũ bằng một xã hội mới tiến bộ và văn minh.

- Lịch sử là một môn khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 bài mở đầu: Sơ lược về môn lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 1.8.2014 Ngày dạy: 12/8/2014
BÀI: Mở Đầu
 SƠ LƯỢC VỀ MÔN 
LỊCH SỬ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Kiến thức
Cho học sinh hiểu lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mọi người .Học lịch sử là một việc cần thiết.
2. Tư tưởng 
 Bồi dưỡng ý thức và sự ham thích trong học tập bộ môn lịch sử.
3. Kỹ năng
 Liên hệ thực tế và quan sât hiện vật.
II. CHUẨN BỊ
 - Sách giáo khoa , giáo viên
 - Tranh ảnh ,tư liệu tham khảo .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 	
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ
- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại qú khứ của con người và xã hội loài người.
Hoạt động 1 (4p)
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
Giáo kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
3. Giới thiệu bài mới
 Trong chương trình lịch sử từ lớp 6 các em sẽ lần lượt tìm hiểu về sự phát triển của xã hội loài người từ thời nguyên thuỷ đến chiến thắng Bạch Đằng năm 838. Như vậy, để học tốt môn học này các em cần biết lịch sử là gì, dựa vào đâu con người biết và dựng lại lịch sử, đó là nội dung bài hôm nay.
Hoạt động 2 (11p)
Cho HS tìm hiểu SGK 
? Dựa vào SGK, các em có thể cho biết con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh, . . . có phải đã có ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không
? Em có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thuỷ đến nay 
? Vậy lịch sử là gì
GV sơ kết ý
? Vậy có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và lịch sử xã hội loài người
 GV sơ kết ý
? Vậy lịch sử còn được hiểu như thế nào. Nó có ý nghĩa gì
GV sơ kết ý chuyển sang mục 2
- Lớp trưởng báo cáo
- Lắng nghe
- Cho HS tìm hiểu sgk
- Không. Những thứ chúng ta thấy hiện nay đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi, nghĩa là đều có một quá khứ, quá khứ đó chính là Lịch sử.
- Đó là quá trình con người xuất hiện và phát triển không ngừng
- Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử của một con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết đi, của con người đó.
 Lịch sử loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một xã hội cũ bằng một xã hội mới tiến bộ và văn minh.
- Lịch sử là một môn khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
2. Học lịch sử để làm gì ?
- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình, để hiểu cuộc đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay. 
- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
Hoạt động 3 (15p)
Cho HS quan sát H1 
? Nhìn vào lớp học ở H1, em hãy so sánh lớp học này với lớp học hiện nay của em
? Vì sao lại có sự khác nhau đó
? Tại sao lại có sự thay đổi trong cuộc sống của một con người, của một nơi học tập, 1 xóm làng của 1 con người, 1 khu phố
GV giảng thêm
? Các em đã từng nghe nói về Lịch sử, đã học Lịch sử, vậy tại sao Lịch sử là một nhu cầu không thể thiếu được của con người
? Như vậy, theo em học lịch sử để làm gì
GV sơ kết chuyển sang mục 3
- Quan sát H1
 - Giống: có thầy và các học trò.
- Khác: 
 + Xưa: Không có lớp hẳn hoi, không có bàn ghế . . .
 + Nay: Có phòng học đàng hoàng, bàn ghế khang trang hơn . . .
- Vì xã hội loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập ngày càng tốt hơn, khang trang hơn.
- Những thay đổi đó là do con người tự làm ra, chẳng hạn như em, khi đã lớn lên thì phải đi học ở trường học hay làng em.
- Người Việt Nam đều rất muốn biết về tổ tiên và đất nước mình để rút kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động và trong đấu tranh để sống tốt với hiện tại và xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.
- Học lịch sử để biết về cội nguồn của tổ tiên, ông cha ta đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
 Căn cứ vào tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
Hoạt động 4 (10p)
Cho HS tìm hiểu sgk
? Theo em những dấu tích của con người được giữ lại dưới dạng nào
? Quan sát H2, các bia tiến sĩ đó được làm bằng gì
? Theo em những bia đá đó ghi lại những gì
? Theo em, những bia này thuộc loại tài liệu gì
? Những câu chuyện truyền thuyết: Sơn Tinh Thủy Tinh, Chú Cuội Hằng Nga, Con Rồng Cháu Tiên,. . . các em có biết không. Do đâu em biết
? Và cho đến khi chữ viết ra đời thì người ta làm gì để giữ lại những sự kiện, những tư liệu, chứng tích lịch sử cho đời sau
? Người ta gọi đó là tư liệu gì
? Qua những điều trên, vậy căn cứ vào đâu các em biết lịch sử
- Tìm hiểu sgk
- Những câu chuyện, những di tích, những bản ghi,
- Các bia làm bằng đá.
- Tên tuổi, địa chỉ, năm sinh và năm đỗ tiến sĩ 
- Tài liệu hiện vật:Trống đồng, kiếm, nỏ
- Biết. Do ông bà, cha mẹ, thầy cô kể cho em nghe. 
- Người xưa ghi chép lại.
- Đó gọi là tư liệu thành văn (những bộ sử sách), tư liệu chữ viết (văn bia).
- Vào các nguồn tư liệu truyền miệng, từ liệu hiện vật, tư liệu chữ viết
Hoạt động 5 ( 5p)
4. Củng cố 
? Lịch sử là gì
? Lịch sử giúp em hiểu biết những gì
? Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử
? Hãy sắp xếp các nguồn tư liệu sao cho đúng: Trống đồng, truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, Nỏ thần, bia tiến sĩ, bộ Đại Việt Sử Ký, truyện Trăm trứng trăm con.
5. Dặn dò 
 - HS học bài, làm bài tập 
 - Chuẩn bị bài 2: “Cách tính thời gian trong lịch sử” thật tốt
- Trả lời theo kiến thức đã học
- Tư liệu truyền miệng: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh – Truyện Trăm trứng trăm con.
- Tư liệu hiện vật: Trống đồng, nỏ thần, bia tiến sĩ.
- Tư liệu chữ viết thành văn: bộ Đại Việt Sử Ký.
HS theo dõi, lắng nghe và ghi nhớ

File đính kèm:

  • docBai_1_So_luoc_ve_mon_Lich_su_20150726_122740.doc
Giáo án liên quan