Giáo án Lịch sử 6 bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 – 602)

2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.

*Nguyên nhân: Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Lương.

*Diễn biến:

– Năm 542 - Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.

– Nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện.

– Tháng 4/542 nhà Lương kéo quân sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại.

– Đầu năm 543 nhà Lương kéo quân sang lần 2, ta chủ động đánh chúng ở Hợp Phố, quân Lương đại bại.

*Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 – 602), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 23
Baøi 21:
KHÔÛI NGHÓA LYÙ BÍ. NÖÔÙC VAÏN XUAÂN
(542 – 602)
Ngày soạn: ...../...../2015
Ngày dạy: ...../...../2015
I. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS phải:
1. Kiến thức: HS biết và hiểu: đầu thế kỉ VI nước ta chịu sự thống trị của nhà Lương chúng thực hiện chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
2. Tư tưởng: Sau hơn 600 năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.
3. Kĩ năng:
– Học sinh biết nhận thức rõ nguyên nhân sự kiện.
– Biết đánh giá sự kiện lịch sử.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của GV: H.47: Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí/59.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
a) Nêu những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các TK I - VI ?
b) Trình bày cuộc khởi nghĩa Bà Triệu – 248 ?
3 Bài mới:
Từ sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 đất nước ta tiếp tục bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ, dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết không cam chịu cuộc sống nô lệ đã vùng lên theo Lý Bí tiến hành khởi nghĩa. Vậy cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào và nước Vạn Xuân ra đời trong hoàn cảnh nào bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ.
*GV gọi HS đọc phần 1 SGK.
(?) Đầu thế kỉ VI, ách thống trị của nhà Lương đối với nước ta như thế nào? Ò Phần đất Âu Lạc cũ được nhà Lương chia lại như sau: gồm 6 châu
+ Giao Châu (Đồng bằng và trung du Bắc Bộ)
+ Ái Châu vùng Thanh Hoá)
+ Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ Tĩnh)
+ Hoàng Châu (Quảng Ninh)
(?) Theo em nhà Lương chia lại khu vực hành chính, lập thêm Châu, đặt thêm Quận để nhằm mục đích gì? Ò Nhằm xoá bỏ vĩnh viễn nước ta, chúng chia nhỏ đất nước ta để chúng dễ bề cai trị.
(?) Tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Lương ở nước ta có gì thay đổi? Ò Chỉ dùng người trong tôn thất.
*GV phân tích thêm: Phân biệt đối xử tàn bạo, thực hiện chế độ sĩ tộc chỉ sử dụng những tôn thất và những người dòng họ lớn giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Vì vậy mà Tinh Thiều có tài nhưng không được trọng dụng.
(?) Em biết gì về Tiêu Tư và chính sách cai trị của nhà Lương? Ò Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo nổi tiếng tham lam, gian ác. Chính sử sách Trung Quốc đã phải ghi nhận'' Tiêu Tư tàn bạo mất lòng dân'', Tiêu Tư đặt ra hàng trăm thứ thuế, nhiều thứ thuế rất vô lí.
(?) Em có nhận xét gì về ách đô hộ của nhà Lương đối với Giao Châu? Ò Tàn bạo, mất lòng dân.
*GV phản ánh: ách đô hộ của nhà Lương đối với nhân dân ta rất tàn bạo làm cho lòng dân ai cũng oán hận. Sự phân biệt đẳng cấp khắt khe trong nội bộ quan lại đô hộ cũ và mới ở Giao Châu rất sâu sắc. Nhất là giữa chính quyền đô hộ nhà Lương với tầng lớp quý tộc người Việt. Giữa lúc đó mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và đô hộ đã sâu sắc, cực điểm. 
(?) Những chính sách đó dẫn đến hậu quả gì? Ò Đây chính là thời cơ chín muồi cho sự bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý bí ( 542).
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập đã ra đời như thế nào.
*GV gọi HS đọc phần 2 SGK.
(?) Dựa vào SGK hãy trình bày những hiểu biết của em về Lý Bí? Ò Tên thật là Lý Bôn, quê ở Thái Bình. Tổ tiên của ông là người Trung Quốc.
(?) Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Ò Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Lương.
(?) Khởi nghĩa bùng nổ như thế nào? (SGK)
(?) Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lí Bí? Ò Nhân dân các nơi rất căm phẫn sự thống trị của nhà Lương.
(?) Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân? Ò Nghĩa quân chủ động đánh địch rất kiên quyết, thông minh, sáng tạo, có hiệu quả, làm cho quân Lương thất bại nặng nề trong thời gian ngắn.
*GV: Tường thuật diễn biến trên lược đồ.
*HS: lên bảng trình bày lại trên lược đồ.
(?) Kết quả của cuộc khởi nghĩa? Ò Quân Lương mười phần chết chết đến bảy tám phần, tướng địch bị giết gần hết.
(?) Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? Ò Tài cầm quân của Lí Bí và các tướng và sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân.
(?) Sau khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí đã làm gì?
(?) Lý Bí lên ngôi đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì? Ò Vì mong muốn đất nước độc lập lâu dài với vạn mùa xuân độc lập. Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc.
*GV nói thêm: Lí Bí lên ngôi Hoàng Đế, sự kiện đó chứng tỏ rằng, nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, không còn lệ thuộc vào Trung Quốc.
(?) Sau khi Lý Bí lên ngôi đã tổ chức lại bộ máy nhà nước như thế nào? Ò Thành lập triều đình với 2 ban văn, võ. Đứng đầu ban văn là Tinh Thiều. Đứng đầu ban võ là Phạm Tu.
*GV chốt lại: Đây là bộ máy nhà nước phong kiến độc lập trung ương tập quyền sơ khai tuy còn rất sơ sài nhưng có ý nghĩa lớn lao.
1. Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ như thế nào?
– Chia lại các quận, huyện và đặt tên mới.
– Chỉ dùng người trong tôn thất.
– Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
ÒÁch đô hộ tàn bạo,phân biệt đẳng cấp
2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập.
*Nguyên nhân: Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của nhà Lương.
*Diễn biến:
– Năm 542 - Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.
– Nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện.
– Tháng 4/542 nhà Lương kéo quân sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại.
– Đầu năm 543 nhà Lương kéo quân sang lần 2, ta chủ động đánh chúng ở Hợp Phố, quân Lương đại bại.
*Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
– Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế ).
– Đặt tên nước: Vạn Xuân.
– Niên hiệu: Thiên Đức.
– Tổ chức lại bộ máy nhà nước.
IV. CỦNG CỐ – DẠN DÒ:
1. Củng cố:
– Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
– Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?
2. Dặn dò:
– Về học bài theo câu hỏi SGK.
– Đọc trước bài 22: KHỞI NGHĨA LÍ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602) Tiếp theo.

File đính kèm:

  • docBai_21_Khoi_nghia_Ly_Bi_Nuoc_Van_Xuan_542602_20150726_122423.doc