Giáo án Lịch sử 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

1.Tại sao phải xác định thời gian?

- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp sự kiện theo thời gian.

- Việc xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản của môn lịch sử.

- Con người đã ghi lại những việc làm của mình, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian.

- Dựa vào các hiện tượng tự nhiên , được lặp đi lặp lại thường xuyên: hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến lạnh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết: 2	 
 Ngày dạy 
	BÀI 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
	 1. Mục tiêu bài học: 
1. 1 Kiến thức: 
	- HS Hiểu được các khái niệm “thập kỉ’, “thế kỉ”, “thiên niên kỉ”, thời gian TCN, SCN.
	+HS hiểu nguyên tắc của phép làm lịch (có hai cách làm lịch: âm lịch, dương lịch).
	- Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công lịch chính xác.
1.2 Kĩ năng:
	- Hs thực hiện được: Bồi dưỡng cho học sinh cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác.
- Hs thực hiện thành thạo: ghi nhớ các mốc thời gian quan trọng,biết cách xem lịch.
1.3 Thái độ:
	- Thói quen: Giúp Hs biết quý thời gian, tiết kiệm thời gian.
	- Tính cách: Bồi dưỡng cho hs ý thức về tính thời gian chính xác, tác phong khoa học trong mọi việc.
2.Nội dung bài học
	-Cách tính thời gian tronng lịch sử
3.Chuẩn bị:
 3.1Giáo viên: quyển lịch.
 3.2 Học sinh: Nội dung bài học.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện lớp:
4.2 Kiểm tra miệng:
*Câu hỏi bài cũ:Lịch sử là gì? Tại sao chúng ta phải học lịch sử? (8đ)
Đáp án: - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.(1đ)
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài trong quá khứ.(2đ)
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của dân tộc, tổ tiên, làng xóm. (2đ)
- Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và chống ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.(2đ)
- Biết Lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.(1đ)
*Câu hỏi bài mới: Hôm nay ngày thứ mấy? Tháng mấy? Năm nào? (2đ)
Hs trả lời, Gv nhận xét cho điểm.
4.3 Tiến trình bài học :
 Giới thiệu bài: Lịch sử loài người với muôn vàn các sự kiện đã xảy ra vào những khoảng thời gian khác nhau, theo dòng thời gian, xã hội loài người đều thay đổi không ngừng. Chúng ta muốn hiểu được và dựng lại lịch sử cần phải trả lời câu hỏi: tại sao cần phải xác định thời gian ? Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Đó là nội dung chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: thời gian: 10’
Mục tiêu: +Kiến thức:Hiểu diến biến lịch sử theo trình tự thời gian.
+Kĩ năng: Biết sắp xếp các mốc thời gian đã xẩy ra.
- Gv: Trình bày cho Hs thấy rõ lịch sử loài người với muôn vàn các sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau.
Con người, nhà cửa, làng mạc...đều đổi thay, xã hội loài người cũng vậy.
- Gv: Làm thế nào để hiểu và dựng lại lịch sử?
- Hs: Dựa vào hiểu biét của mình để trả lời.
- Gv: Việc xác định thời gian có cần thiết không?
- Hs: Xác định thời gian rất cần thiết .
- Gv: Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử giám được lập cùng 1 năm không?
- Gv: Không phải bia tiến sĩ được lập cùng 1 năm. Có người đỗ trước, người đỗ sau cho nên có người được dựng bia trước khá lâu.
Như vậy, người xưa đã có cách tính thời gian và ghi thời gian nó giúp chúng ta hiểu được nhiều điều.
- Gv: Vậy dựa vào đâu, bằng cách nào con người sáng tạo ra thời gian?
- Hs Trả lời, gv nhận xét bổ sung và kết luận.
Hoạt động 2: thời gian 15’
Mục tiêu: +Kiến thức:hiểu nguyên tắc của phép làm lịch, có hai cách làm lịch
+Kĩ năng:Biết cách xem lịch..
- Gv: Gọi hs đọc đoạn đầu trong SGK và Hỏi:Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Gv: Người xưa chia thời gian như thế nào?
- Gv: Bổ sung và kết luận.Đồng thời gv nhấn mạnh mỗi quốc gia,dân tộc, khu vực có cách tính lịch riêng nhưng nhìn chung có 2 cách tính đó là âm lịch và dương lịch.
- Gv: Em cho biết cách tính của âm lịch
và dương lịch?
- Hs: Dựa vào sgk trả lời.
+Âm lịch: Dựa vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất1vòng là 1 năm (360ngày)
+Dương lịch: Dựa vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời 1vòng là1 năm (365 ngày).
- Gv: Các em nhìn vào bảng ghi ở trang 6sgk xác định trong bảng có đơn vị thời gian nào và những loại lịch nào?
- Gv: Gọi hs xác định đâu là dương lịch đâu là âm lịch?
Hoạt động 3: thời gian 8’
Mục tiêu: +Kiến thức: Hiểu được các khái niệm về thậ kỉ,thế kỉ, thiên niên kỉ,thời gian TCN,SCN.
+Kĩ năng:Hs biết cách ghi và tính thời gian theo công lịch: TCN,SCN. 
- Gv: Gọi hs đọc SGK và nêu câu hỏi Hs thảo luậnThế giới cần có 1 thứ lịch thống nhất không? Vì sao?
- Hs: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Gv: Dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc sử dụng,đó là công lịch.
- Gv:Công lịch được tính như thế nào?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Giải thích thêm trong Công lịch
năm tương truyền chúa Giê Su ra đời được lấy làm năm đầu tiên của công nguyên, những năm trước gọi là trước công nguyên (TCN). Công lịch 1năm có 12 tháng (365 ngày) năm nhuận thêm 1ngày vào tháng 2.
+ Cứ 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.
+ Cứ 100 năm là 1thế kỷ.
+ Cứ 10 năm là 1 thập kỷ.
CN
179 TCN
40
248
- GV: Cho Hs quan sát và hướng dẫn cách tính thời gian theo hình vẽ trong SGK.
- Gv: Hướng dẫn hs làm bài tập tại lớp. Em hãy xác định thế kỷ XXI bắt đầu từ năm nào và kết thúc năm nào?
- Hs: Trả lời - Gv nhận xét.
- Gv: Gọi 1số hs đọc 1số năm bất kỳ để xác định thế kỷ tương ứng:
- Ví dụ: Năm 938,1418,1954...
1.Tại sao phải xác định thời gian?
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp sự kiện theo thời gian.
- Việc xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản của môn lịch sử.
- Con người đã ghi lại những việc làm của mình, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian.
- Dựa vào các hiện tượng tự nhiên , được lặp đi lặp lại thường xuyên: hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến lạnh...
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng và làm ra lịch.
- Chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút.
- Âm lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất (1vòng) là 1 năm ( 360- 365 ngày). 1tháng 29 -> 30 ngày. 
- Dương lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời(1vòng là 1năm(365 ngày +1/4 ngày) nên 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
3.Thế giới cần có 1 thứ lịch chung hay không?
- Thế giới cần thiết có 1loại lịch thống nhất.
- Do sự giao lưu giữa các dân tộc , các khu vực ngày càng mở rộng nên đặt ra nhu cầu thống nhất cách tính thời gian.
- Công lịch: Lấy năm tương truyền chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên. Những năm trước gọi là trước công nguyên (TCN) .
- Cách tính thời gian theo công lịch:
4.4 Tổng kết : 
	- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải xác định thời gian.
	- Con người đã dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên đã tìm ra cách tính thời gian.
	- Do nhu cầu giao lưu giữa các dân tộc, các khu vực mà cần có 1 thứ lịch thống nhất trên thế giới.
	- Theo em trên tờ lịch của chúng ta vì sao có ghi thêm ngày tháng năm âm lịch? ( Không quên cách tính thời gian của tổ tiên ta, âm lịch liên quan đến ngày Tết, lễ hội truyền thống của dân tộc.)
4.5 Hướng dẫn học tập:
	+Đối với bài học ở tiết này: - Học bài cũ, làm các bài tập ở SBT, SGK.(bài 1 trang 7)
	+ Chẩn bị bài mới:- Tìm hiểu bài mới: Xã hội nguyên thủy. Dựa vào các câu hỏi suy nghĩ và trả lời ở vở bài tập.
Quan sát các hình vẽ trong SGK.Tìm hiểu về nguồn gốc loài người.
Tại sao phải xác định thời gian?
 Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
5.Phụ lục
Sách giáo khoa, sách giáo viên.

File đính kèm:

  • docBai_2_Cach_tinh_thoi_gian_trong_lich_su_20150726_122617.doc