Giáo án Lịch sử 6 bài 19 đến 25

NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN

TRONG CÁC THẾ KỈ VII - IX

I . MỤC TIÊU

1 . Kiến thức : Học sinh cần nắm được:

 - Từ thế kỉ VII , nước ta bị phong kiến nhà Đường thống trị , chia lại các khu vực hành chính , sắp đặt bộ máy cai trị để siết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hóa , tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy.

 - Trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị , nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy , tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

2 . Kĩ năng :

 - Biết phân tích và đánh giá công lao của nhân vật lịch sử cụ thể .

 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử .

 3 . Tư tưởng :

 - Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc

 - Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc , vì đất nước

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 GV: - Lược đồ : nước ta thời thuộc Đường TK VII .

- Bản đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng .

 HS: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng trong tiết học.

 

docx24 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 bài 19 đến 25, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị .
 + Nông dân: gồm nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
 + Nô tì 
* Văn hóa 
- Tiếp tục đồng hóa dân tộc ta .
- Người Việt vẫn giữ phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên 
4. Cuộc khỡi nghĩa Bà Triệu ( năm 248 ).
- Nguyên nhân: không cam chịu kiếp sống nô lệ
- Diễn biến
+ Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng khắp châu Giao .
+ Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc kn bị thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng(Thanh Hóa)
- Ý nghĩa: Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc ta.
 VI. Củng cố 
	GV sơ kết lại nội dung chính của bài, học sinh trả lời các câu hỏi.
- Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta các TK I – V ?
- Em có nhận xét gì về cuộc khỡi nghĩa của Bà Triệu ? Cuộc khỡi nghĩa đó có ý nghĩa gì ?
V. Dặn dò 
- Học các phần đã ghi .
- Xem trước bài 21 : Khởi Nghĩa Lí Bí . Nước Vạn Xuân
	+ Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ như thế nào?
	+ Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khỡi nghĩa Lí Bí ?
 Ngày:25/01/2015
Tiết 23 - Bài 21
 KHỞI NGHĨA LÍ BÍ . NƯỚC VẠN XUÂN
( 542 – 602 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
 - Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Lý Bí .
 - Nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận , huyện thuộc Giao Châu .
 - Việc Lý Bí xưng đế và lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc .
2. Kĩ năng : 
 - Biết xác định nguyên nhân của sự kiện lịch sử 
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử .
3.Tư tưởng : 
 Sau hơn 6000 năm bị phong kiến phưong Bắc thống trị , đồng hóa , cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân ra đời đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV:- Lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí” 
Tư liệu tham khảo
 HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta các TK I – VI ?
 - Em có nhận xét gì về cuộc khỡi nghĩa của Bà Triệu ? Cuộc khỡi nghĩa đó có ý nghĩa gì ?
3. Bài mới:
 GV giới thiệu bài: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Nhà Lương ngày càng thiết trặt ách hơn nừa đối với đất nước và nhân dân ta. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương nhân dân ta có cuộc sống cùng cực. Không chịu ách áp bức bóc lột đó nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh dưới ngon cờ khởi nghĩa của Lí Bí. Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu bài để hiểu rõ hơn giai đoạn lịch sử này:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1
GV: Gọi HS đọc mục 1 trong SGK .
GV Sử dụng lược đồ : Chính quyền đô hộ chia nước ta thành Giao Châu , Ái Châu 
GV? Nhà Lương chia nhỏ nước ta nhằm mục đích gì ?
HS : Dễ bề cai trị .
 HS đọc phần chữ in nhỏ trong SGK 
GV ?Nhà Lương có thái độ như thế nào đối với nhân dân ta ?
HS : Phân biệt đối xử.
GV? Thứ sử Giao Châu đã làm gì ?
HS : Dựa SGK trả lời .
GV? Em có nhận xét gì về các thứ thuế mà nhà Lương đặt ra ?
HS : Tàn bạo , vô lí .
GV? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà 
Lương đối với Giao Châu ?
 HS : Chính sách cai trị tàn bạo mất lòng dân chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương .
Hoạt động 2
Tìm hiểu về Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập 
GV : Gọi HS đọc đoạn 1 mục 2 trong SGK .
GV?Em hãy giới thiệu đôi nét về Lý Bí ?
GV : Sử dụng lược đồ Khởi nghĩa Lý Bí tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa . Khi tường thuật song đặt các câu hỏi sau :
GV? Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là ai ?
HS : Lý Bí 
GV? Phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào ?
HS : Mùa xuân năm 542 
GV? Nhà Lương nghe tin khởi nghĩa thì đã làm gì ? Nghĩa quân đã làm gì ?
GV? Quân Lương đã làm gì sau khi thất bại ? Và quân ta ?
 HS : Trả lời theo sự gợi ý của GV .
GV? Mùa xuân 544 Lý Bí lên ngôi hồng đế đặt tên nước là Vạn Xuân . Tên Vạn Xuân cho thấy mong ước gì của Lý Nam Đế ?
 HS : Suy nghĩ trả lời .
 GV : Sơ kết lại bài học .
1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
- Chia nước ta thành: Giao châu, Ái châu, Đức Châu, Lợi châu , Minh châu, Hoàng Châu. 
- Chỉ có tôn thất họ Lương và một số dòng họ lớn mới giữ chức vụ quan trọng .
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế. 
2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập 
- Lý Bí (Lý Bôn) quê Thái Bình. Do căm ghét bọn đô hộ nên mùa xuân năm 542 phất cờ khởi nghĩa .
- Tháng 4 – 542 , quân Lương kéo sang đàn áp khởi nghĩa .Nghĩa quân đã đánh bại quân Lương 
- Đầu năm 543 quân Lương tấn công lần 2, quân ta đánh bại địch ở Hợp Phố .
- Năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế đặt tên nước là Vạn Xuân . 
4. Củng cố 
Giáo viên sơ kết lại nội dung chính của bài học.
HS trả lời các câu hỏi: - Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?
 - Gọi HS ên bảng chỉ lại diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ 
 - Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân ?
+ Theo em thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không ? Tại sao ?
	+ Triệu Quang Phục đánh bại quân lương như thế nào ?
	+ Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo .
	+ Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào ?
5.Dặn dò
 - Về nhà học thuộc lòng các phần đã ghi .
 - Xem trước bài 22 : Khởi Nghĩa Lý Bí Nước Vạn Xuân ( 542 – 602 ) (tiếp theo )
Ngày soạn : 05/02/2015
Tiết 24 - Bài 22: 
 KHỞI NGHĨA LÝ BÍ NƯỚC VẠN XUÂN
 ( 542 – 602 ) ( tiếp theo )
I . MỤC TIÊU: 
Kiến thức : Giúp học sinh
Trình bày được quá trình chống quân Lương xâm lược .
Giải thích được tại sao nước Vạn Xuân lại sụp đổ .
2 . Kĩ năng : 
 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích và đọc bản đồ lịch sử .
3. Tư tưởng : 
 - Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm , bảo vệ tổ quốc của ông cha ta .
 - Giáo dục ý chí kiên cường , bất khuất của dân tộc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: - Lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí” .
 - Tranh ảnh minh họa .
 HS: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng trong tiết học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Nhà Lương siết chặc ách đô hộ như thế nào ?
 - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?
 - Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân ?
3. Dạy học bài mới.	
 GV giới thiệu bài: Sau khi đánh bại quân xâm lược Lí Bí đã thi hành nhiều chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước đưa nước ta phát triển. Thế nhưng nhà Lương vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta, chung tiếp tục cho quân sang xâm lược. Nhân dân ta tiếp tục đứng lên kháng chiến bảo vệ nền tự chủ....Đến năm 630 đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà Tuỳ, kết thúc sự tồn tai của nhà nước Van Xuân độc lập.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1:
GV Sử dụng lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí”để lược thuật cuộc tấn công của nhà Lương theo SGK . Kết hợp chỉ trên bản đồ đường tiến quân của nhà Lương .
GV : Tường thuật những nét chính của cuộc kháng chiến 
Quân ta do Lý Nam Đế chỉ huy kéo lên vùng Lục Đầu đón đánh địch nhưng vì lực luợng yếu hơn, không cản được địch , vua phải lui binh về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).Tại đây nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra. Quân địch kéo đến ngày càng đông, thành bị vơ . Lý Bí thua to, phải rú quan về Gia Ninh, rồi rút tiếp về Tân 
Xương. Tại đây nhờ sự ủng hộ tích cực của nhân dân các 
dân tộc, nên chỉ một thời gian ngắn , Lý Bí khôi phục được lực lượng, nâng quân số lên đến vài vạn người. Năm 546, Lý Bí đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt .
GV? Em nào hãy cho biết vài nét về hồ Điển Triệt ?
HS : Dựa vào SGK trả lời . ( đoạn chữ in nhỏ ) 
GV : Trình bày tiếp đoạn cuối mục 3 trong SGK
GV? Theo em sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không ? Tại sao ?
HS : Dựa vào mục 4 trong SGK trả lời .
Hoạt động 2
GV? Em hãy cho biết vài nét về Triệu Quang Phục .
HS : Dựa vào SGK trả lời . 
GV?Theo em vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ ?
HS : Ông là người vùng Chu Diên rất thông thạo thủy thổ vùng này , ông thấy được nhiều ưu điểm của vùng Dạ Trạch .
GV : Gọi HS đọc đoạn chữ in nghiêng trong mục 4 SGK .
GV? Hãy mô tả những nét chính của cuộc khởi nghĩa ?
HS : Dựa vào SGK trả lời . 
GV : Bổ sung thêm .	
GV? Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo ?
HS : Được nhân dân ủng hộ, biết tận dụng ưu thế của Dạ Trạch, quân Lương chán nản , luôn bị động trong chiến đấu .
Hoạt động 3
 GV : Gọi HS đọc đoạn đầu mục 5 trong SGK .
HS Thảo luân: Vì sao nhà Tùy lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu ? Vì sao Lý Phật Tử không sang ?
HS : Nhà Tùy muốn ông sang chầu để bắt ông và lặp lại chế độ cai trị như trước . Lý Phật Tử không chịu khuất phục nên đã thoái thác không đi và tích cực chuẩn bị lực lượng đề phòng .
GV?Nước Vạn Xuân đã rơi vào tay nhà Tùy như thế nào ?
GV : Sơ kết bài 
3 .Chống quân Lương xâm lược .
- 5/ 545 Quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên tấn công nước ta ta theo hai đường thủy và bộ .
- Ở cửa sông Tô Lịch nhiều cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt nhưng Lý Bí phải rút quân .
- Năm 546 Lý Bí đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt .Năm 548 Lý Nam Đế mất.
4 . Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ?
- Triêu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến .
- Quân Lương tăng cường bao vây Dạ Trạch .
- Nghĩa quân anh dũng chống trả . Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi .
5 . Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào ?
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương)
- 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi. Năm 603 , 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về trung Quốc .
IV. Củng cố 
 GV sơ kết lại nội dung bài học và học sinh trả lời các câu hỏi sau:
 - Vì sao nhà Lương , sau đó là nhà Tùy lại tiến hành xâm lược nước ta ?
 - Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào ?
 - Triệu Quang Phục Là ai ? Vì sao ông đãnh bại được quân Lương giành lại độc lập cho đất nước ?
5. Dặn dò 
 - Về nhà làm bài tập trong SGK và sách bài tập , học bài cũ và xem trước bài : Những Cuộc Khởi Nghĩa Lớn Trong Các Thế Kỉ VII – IX 
Ngày soạn 20/2/2015
Tiết 25 - BÀI 23  
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN
TRONG CÁC THẾ KỈ VII - IX
I . MỤC TIÊU 
1 . Kiến thức : Học sinh cần nắm được:
 - Từ thế kỉ VII , nước ta bị phong kiến nhà Đường thống trị , chia lại các khu vực hành chính , sắp đặt bộ máy cai trị để siết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hóa , tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy.
 - Trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị , nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy , tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
2 . Kĩ năng : 
 - Biết phân tích và đánh giá công lao của nhân vật lịch sử cụ thể .
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử .
 3 . Tư tưởng : 
 - Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc 
 - Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc , vì đất nước 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 GV: - Lược đồ : nước ta thời thuộc Đường TK VII .
Bản đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng .
 HS: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng trong tiết học. 
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC :
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào ?
 - Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ?
 - Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào ?
3. Bài mới:	
 Giới thiệu bài mới: Từ thế kỉ II nhà Đường thay thế nhà Tuỳ đô hộ nước ta. Dưới ách đô hộ của nhà Đường đất nước ta có nhiều thay đổi. Vơí tinh thần đâu tranh bất khuất của dân tộc ta, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ bằng các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng... Quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc đó đã diễn ra như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV : Yêu cầu HS đọc to mục 1 trong SGK .
 Thảo luận: Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận , huyện ?
HS : Thảo luận trả lời và báo cáo kết quả.
GV? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường ?
HS : Nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo cai trị trực tiếp đến cấp huyện , đồng thời củng cố thành làm đường giao thông  để có thê nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta .
GV : Yêu cầu HS đọc to phần miêu tả chính sách bóc lột của nhà Đường .
GV? Theo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác với các thời trước ?
HS - Chia lại khu vực hành chính 
 - Nắm quyền cai trị đến cấp huyện 
 - Đặt trụ sở của phủ đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội)
 - Sửa sang đường xá xây thành , đắp lũy 
 - Bắt dân đóng thuế , cống nạp rất nặng nề
GV : à Chính sự tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân 
Hoạt động 2
 GV? Hãy cho biết vài nét về Mai Thúc Loan ?
HS : Dựa vào SGK trả lời .
GV? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa ?
HS : Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta nên họ sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ .
GV : Gọi HS đọc diễn biến và kết quả trong SGK . 
Hoạt động 3
GV? Hãy cho biết vài nét về Phùng Hưng ?
GV? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng ?
HS : Vì chính sách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Đường , vì nhân dân oán hận bọn đô hộ
GV? Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế nào ?
HS : Giành được quyền làm chủ đất nước mình .
GV : Hướng dẫn HS quan sát hình 50 và nhấn mạnh đây là biểu hiện lòng biết ơn của nhân dân ta đối với Phùng Hưng , người có công lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành quyền làm chủ đất nước mình.
1.Dưới ách đô hộ của nhà Đường , nước ta có gì thay đổi ?
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đặt ở Tống Bình (Hà nội), nắm quyền cai trị đến cấp huyện. 
- Sửa sang đường xá xây thành , đắp lũy. 
- Bắt dân đóng thuế , cống nạp rất nặng nề
2 . Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 )
- Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh)
- Đầu TK VIII, khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ được thành Hoan Châu . 
- Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ), ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm-pa tấn công thành Tống Bình .
- Năm 722 nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại .
3 . Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776 – 791 )
- Phùng Hưng quê làng Đường Lâm (Hà Nội)
- Khoảng năm 776 , Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
- Ít lâu sau , Phùng Hưng kéo quân bao vây thành Tống Bình và chiếm được thành , sắp đặt việc cai trị .
- Phùng Hưng mất , con trai là Phùng An nối nghiệp cha .
- Năm 791 nhà Đường đem đại quân sang đàn áp , Phùng An ra hàng .
VI. Củng cố 
Câu 1: Dưới ách đô hộ của nhà Đường , nước ta có gì thay đổi ?
Câu 2: Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 )
Câu 3: Em hãy trình bày khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776 – 791 )
V . Dặn dò 
Về nhà làm bài tập trong SGK và sách bài tập . Học trước bài mới
Ngày soạn 22/2/2015
Tiết 25 - BÀI 23  
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN
TRONG CÁC THẾ KỈ VII - IX
I . MỤC TIÊU 
1 . Kiến thức : Học sinh cần nắm được:
 - Từ thế kỉ VII , nước ta bị phong kiến nhà Đường thống trị , chia lại các khu vực hành chính , sắp đặt bộ máy cai trị để siết chặt hơn chính sách đô hộ và đồng hóa , tăng cường bóc lột và dễ dàng đàn áp các cuộc nổi dậy.
 - Trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị , nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy , tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
2 . Kĩ năng : 
 - Biết phân tích và đánh giá công lao của nhân vật lịch sử cụ thể .
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử .
 3 . Tư tưởng : 
 - Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc 
 - Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc , vì đất nước 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 GV: - Lược đồ : nước ta thời thuộc Đường TK VII .
Bản đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng .
 HS: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng trong tiết học. 
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC :
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào ?
 - Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ?
 - Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào ?
3. Bài mới:	
 Giới thiệu bài mới: Từ thế kỉ II nhà Đường thay thế nhà Tuỳ đô hộ nước ta. Dưới ách đô hộ của nhà Đường đất nước ta có nhiều thay đổi. Vơí tinh thần đâu tranh bất khuất của dân tộc ta, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ bằng các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, Phùng Hưng... Quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc đó đã diễn ra như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1
GV : Yêu cầu HS đọc to mục 1 trong SGK .
 Thảo luận: Vì sao nhà Đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận , huyện ?
HS : Thảo luận trả lời và báo cáo kết quả.
GV? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường ?
HS : Nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo cai trị trực tiếp đến cấp huyện , đồng thời củng cố thành làm đường giao thông  để có thê nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta .
GV : Yêu cầu HS đọc to phần miêu tả chính sách bóc lột của nhà Đường .
GV? Theo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác với các thời trước ?
HS - Chia lại khu vực hành chính 
 - Nắm quyền cai trị đến cấp huyện 
 - Đặt trụ sở của phủ đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội)
 - Sửa sang đường xá xây thành , đắp lũy 
 - Bắt dân đóng thuế , cống nạp rất nặng nề
GV : à Chính sự tàn bạo của chính quyền đô hộ đã dẫn tới những cuộc nổi dậy của nhân dân 
Hoạt động 2
 GV? Hãy cho biết vài nét về Mai Thúc Loan ?
HS : Dựa vào SGK trả lời .
GV? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa ?
HS : Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta nên họ sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ .
GV : Gọi HS đọc diễn biến và kết quả trong SGK . 
Hoạt động 3
GV? Hãy cho biết vài nét về Phùng Hưng ?
GV? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng ?
HS : Vì chính sách áp bức bóc lột nặng nề của nhà Đường , vì nhân dân oán hận bọn đô hộ
GV? Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã đem lại kết quả như thế nào ?
HS : Giành được quyền làm chủ đất nước mình .
GV : Hướng dẫn HS quan sát hình 50 và nhấn mạnh đây là biểu hiện lòng biết ơn của nhân dân ta đối với Phùng Hưng , người có công lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành quyền làm chủ đất nước mình.
1.Dưới ách đô hộ của nhà Đường , nước ta có gì thay đổi ?
- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đặt ở Tống Bình (Hà nội), nắm quyền cai trị đến cấp huyện. 
- Sửa sang đường xá xây thành , đắp lũy. 
- Bắt dân đóng thuế , cống nạp rất nặng nề
2 . Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 )
- Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh)
- Đầu TK VIII, khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ được thành Hoan Châu . 
- Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ), ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm-pa tấn công thành Tống Bình .
- Năm 722 nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại .
3 . Khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776 – 791 )
- Phùng Hưng quê làng Đường Lâm (Hà Nội)
- Khoảng năm 776 , Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
- Ít lâu sau , Phùng Hưng kéo quân bao vây thành Tống Bình và chiếm được thành , sắp đặt việc cai trị .
- Phùng Hưng mất , con trai là Phùng An nối nghiệp cha .
- Năm 791 nhà Đường đem đại quân sang đàn áp , Phùng An ra hàng .
VI. Củng cố 
Câu 1: Dưới ách đô hộ của nhà Đường , nước ta có gì thay đổi ?
Câu 2: Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 )
Câu 3: Em hãy trình bày khởi nghĩa Phùng Hưng ( trong khoảng 776 – 791 )
V . Dặn dò 
Về nhà làm bài tập trong SGK và sách bài tập . Học trước bài mới
Ngày 28/02/2015 
Tiết 26 -Bài 24 
NƯỚC CHAM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : HS cần:
 - Trình bày được quá trình thành lập và phát triển của nước Cham-pa ,
 - Nêu được những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II – thế kỉ X.
2. Tư tưởng : 
 Làm cho HS nhận thức sâu sắc rằng , người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam .
3. Kĩ năng : 
 - Tiếp tục rèn l

File đính kèm:

  • docxGiao_an_su_6_20150726_122719.docx