Giáo án Lịch sử 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ? (16’)

- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương đóng đô ở Mê Linh.

- Phong chức cho người có công

- Lập lại chính quyền.

- Xá thuế 2 năm, xoá bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ.

- Nhằm ổn định trất tự xã hội, giúp nhân dân cải tạo cuộc sống trong những ngày đầu, Bồi dưỡng giúp quân củng cố lực lượng gìn giữ độc lập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 12/01/2013 Ngµy d¹y: 14/01/2013 – 6A2 
 18/01/2013 - 6A1,4 
 19/01/2013 – 6A3
 Tiết 20- Bài 18 
TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN.
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức: giúp cho HS nắm được:
	- Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi Hai Bà Trưng đã tiến hành công việc xây dựng đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc, sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
	- Thấy được ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán ( năm 42-43).
b. Kĩ năng: 
	- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, làm quen với chuyện lịch sử.
c. Tư tưởng: 
	Giáo dục học sinh tinh thần bất khuất, mãi ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng.
2. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của Giáo viên: 
	- Soạn giáo án , bản đồ.
b. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ:(4’)
? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
* Đáp án: - Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng? dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn- Hà Tây.
 - Được nhân dân hết lòng ủng hộ, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
 - Tô Định hoảng hốt bỏ thành mà chạy, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
* Đặt vấn đề: (1')
	Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi Hai Bà Trưng? liền bắt tay vào xây dựng đất nước. Nhà Hán tức tối hạ lệnh chuẩn bị để đàn áp nghĩa quân. nhân dân ta dới sự chỉ huy của Hai Bà Trưng? tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện mới.
b.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập ? (16’)
?
Sau khi đánh đuổi quân Đông Hán Hai Bà Trưng đã làm gì để giữ vững nền độc lập dân tộc?
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương đóng đô ở Mê Linh.
- Phong chức cho người có công
- Lập lại chính quyền.
- Xá thuế 2 năm, xoá bỏ chế độ lao dịch và binh pháp cũ.
?
?
Tổ chức bộ máy, điều khiển việc nước.Tất cả những việc làm đó nhằm mục đích gì?.
Những việc làm đó có Ý nghĩa như thế nào ? 
- Mở ra nền độc lập, tự do, nhân dân hạnh phúc.
- Nhằm ổn định trất tự xã hội, giúp nhân dân cải tạo cuộc sống trong những ngày đầu, Bồi dưỡng giúp quân củng cố lực lượng gìn giữ độc lập.
?
Nhận được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi vua Hán có phản ứng ra sao?.
- Nổi giận cho quân ở Miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe thuyền, đường xá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.
?
Vì sao nhà Hán không hạ lệnh đàn áp ngay?.
- Vì nhà Hán phải lo đối phó với cuộc nông dân Trung Quốc ở Phương Tây và Phương Bắc.
G
Trước tình hình đó nhân dânđã chuẩn bị cho cuộc khán ciến như thế nào cô và các em cùng nhau tìm hiểu phần 2.
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán ( 42- 43) đã diễn ra như thế nào? (20’) 
G
?
Chiếu: Lược đồ
Để tiến hành xâm lược nước ta quân Hán đã chuẩn bị như thế nào ?
 Quân Hán gồm:2 vạn quân tinh nhuệ, 2000 xe thuyền và nhiều dân phu.
*Diễn biến:
- Năm 42 Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược tấn công ta ở Hợp Phố
?
Trước cuộc xân lược ấy ta ứng phó như thế nào?
?
Tại sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
- Mã Viện là một viên tướng có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở Phương Nam.
?
Sau khi chiếm được Hợp Phố chúng đã tiến vào nước ta bằng cách nào?
- Quân bộ men theo đường bờ biển.
- Quân thuỷ từ Hải Môn vượt biển vào sông Bạch Đằng theo sông Thái Bình vượt lên Lục Đầu.
=> Hai cánh quân này gặp nhau ở Lãng Bạc.
?
Em hãy trình bày lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa,
(chiếu bản đồ)?
Trình bày hiểu biết của em về địa thế Lãng Bạc?
- Phần chữ nhỏ sgk.
- Hai Bà trưng chiến đấu quyết liệt sau đó rút về Cổ Loa, Mê Linh rồi về cấm khê .
=> Tháng 3 năm 43 Hai Bà trưng đã hy sinh oanh liệt
?
Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
* Kết quả: Tuy thất bại ta làm tiêu hao lực lượng địch
?
Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân?
Tinh thần chiến đấu anh dũng thà hy sinh chứ không chịu đầu hàng .
 Cẩm khê đến lúc hiểm nghèo 
 Chị em thất thế phải liều với 
?
Khi Hai Bà Trưng hi sinh cuộc kháng chiến đã hoàn toàn bị dập tắt chưa?
- Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/ 43 thì thất bại.
? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
* Ý nghĩa:
- Tiêu biểu ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.
- Hai Bà Trưng là vị nữ anh hùng  của dân tộc .
?
Tương truyền rằng Hai Bà Trưng?
 bị giặc đuổi đến đỉnh Hai Bà Trưng đã tự tử. Hành động đó nói lên điều gì?
- Khảng định ý chí không chịu đầu hàng và chết dười gươm của địch, nêu cao ý chí bất khuất của dân tộc ta.
?
Để tưởng nhớ Hai Bà Trưng nhân dân ta đã làm gì ?
 ( Nhân dân đã lập hơn 200 đền thờ khắp nơi trên toàn quốc . Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành những vị anh hùng của dan tộc . các thế hệ con cháu luôn khâm phục và biết ơn Hai Bà Trưng . Hàng năm , nhân dân làm lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6 và mùng 8 / 2 (âm lich ) 
- GV giới thiệu tranh đền thờ Hai Bà tại Mê Linh (Vĩnh Phúc) ( hình 45 tr 52 sgk )
c. Củng cố, luyện tập: (3’) 
* Củng cố:
	Qua bài học giúp học sinh nắm được: Hai Bà Trưng đã tiến hành công việc xây dựng đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc, sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.Thấy được ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán ( năm 42-43).
* Bài tập:
? Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng chống lại quân xâm lược?
HS Lên bảng trình bày- nhận xét.
d. Hướng dẫn Học sinh học và làm bài: ( 1’ )
- Học bài theo nội dung đã học kết hợp sgk.
- Chuẩn bị bài: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
4. RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian:..........................................................................................................................
- Nội dung:...........................................................................................................................
- Phương pháp:....................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTrung_Vuong_va_cuoc_khang_chien_chong_quan_xam_luoc_Han_20150726_122727.doc
Giáo án liên quan