Giáo án Lịch sử 6 bài 1: Sơ lược về môn lịch sử (Trường THCS Nguyễn Huệ)

GV: Cho HS quan sát kênh hình 1.

? Em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào?

HS: Trả lời

? Vì sao lại có sự khác nhau đó?

HS: Xưa và nay khác nhau ( Nhiều hay ít tuỳ từng địa phương khác nhau).

? Theo em chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao có những thay đổi đó? Học lịch sử để làm gì?

GV: Không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như ta nhận thấy. Vậy chúng ta cần tìm hiểu và biết quí trọng.

? Chúng ta cần biết lịch sử để làm gì? Nhiệm vụ vủa mỗi chúng ta là gì?

HS: Quí trọng, biết ơn những con người đã làm nên cuộc sống ngày nay, phải học lịch sử và biết về lịch sử, học lịch sử là cần thiết.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 bài 1: Sơ lược về môn lịch sử (Trường THCS Nguyễn Huệ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn : 16/8/2014
Tiết: 1 Ngày dạy : 18 /8/2014
PHẦN MỞ ĐẦU
	Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1.Kiến thức : qua bài học sinh cần nắm
- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập Lịch sử ( để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại)
2.Kĩ năng:
Bước đầu có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát, phương pháp học tập ( cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
3.Tư tưởng: 
- Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự khoa học trong học tập bộ môn.
- Bước đầu hình thành thái độ đấu tranh chống các hành động phá hủy hoặc tôn tạo « hiện đại hóa » các di tích lịch sử.
II/CHUẨN BỊ CỦA GV – HS : 
1/ Giáo viên
Tranh ảnh, sách báo có liên quan đến bài.
2/ Học sinh
- Vở ghi, tranh ảnh liên quan đến bài học
- Tìm hiểu câu hỏi trong sgk
- SGK, sách bài tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1/ Kiểm tra bài cũ: không
2/Giới thiệu bài mới:
Chương trình lịch sử lớp 6 THCS gồm 3 phần . Phần mở đầu giới thiệu các bài học chung sơ lược về môn lịch sử . Phần I giới thiệu lịch sử lớp 6 thế giới từ khi loài người xuất hiện đến cuối thời cổ đại. Phần II Lịch sử Việt Nam giới thiệu lịch sử dân tộc từ thời nguyên thuỷ đến thế kỷ X. Để học tốt và chủ động trong các bài học lịch sử cụ thể trước tiên các em phải hiểu lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì ? 
3/Dạy và học bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS quan sát mọi vật xung quanh : đất đá, cây cối, giống vật.
? Theo em con người, cây cỏ mọi vật xung quanh ta có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không?
HS: Đều sinh ra, lớn lên và biến đổi.
GV: Sinh vật, con người ... ta thấy hiện lên đều trải qua quá trình hình thành phát triển và biến đổi "đều có một quá khứ đó chính là lịch sử.
? Vậy lịch sử là gì? 
GV: Có rất nhiều loại lịch sử, đất đá, loài vật, cây cối lịch sử, mà các em sẽ được học từ nay về sau là: Lịch sử loài người.
? Lịch sử loài người là gì?
 HS: Là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
? Theo em lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người có gì khác nhau?
HS: Một con người thì chỉ có hoạt động riêng của mình, xã hội loài người thì liên quan đến tất cả( nhiều người, nhiều nước, nhiều mốc thời gian khác nhau ).
GV: Kết luận
*Hoạt động 2
GV: Cho HS quan sát kênh hình 1.
? Em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào?
HS: Trả lời
? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
HS: Xưa và nay khác nhau ( Nhiều hay ít tuỳ từng địa phương khác nhau).
? Theo em chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao có những thay đổi đó? Học lịch sử để làm gì?
GV: Không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi như ta nhận thấy. Vậy chúng ta cần tìm hiểu và biết quí trọng.
? Chúng ta cần biết lịch sử để làm gì? Nhiệm vụ vủa mỗi chúng ta là gì?
HS: Quí trọng, biết ơn những con người đã làm nên cuộc sống ngày nay, phải học lịch sử và biết về lịch sử, học lịch sử là cần thiết.
*Hoạt động 3
GV: Thời gian trôi qua những dấu tích của con người vẫn được giữ lại ở nhiều dạng khác nhau cuộc sống của ông bà... đều trải qua những thay đổi theo thời gian và vĩnh viễn qua đi.
? Tại sao em biết được những thay đổi đó.
HS: Nhờ những câu chuyện, những lời miêu tả truyền từ đời này sang đời khác ở nhiều dạng khác nhau?
? Hãy kể tên một vài câu truyện truyền miệng nói về lịch sử dân tộc.
HS: Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Con Rồng – cháu Tiên.
GV: Cho học sinh quan sát hình 1-2 SGK.
? Theo em có những chứng tích hay tư liệu nào do người xưa để lại?
HS: Có hai loại: Bia đá, lớp học ở trường làng.
? Bia đá thuộc loại gì?( Hiện vật )
? H 1,2 giúp em hiểu thêm thêm về điều gì?
HS: Người xưa đã để lại nhiều chứng tích giúp cho việc giữ lại lịch sử để dựng lại lịch sử phải có những bằng chứng cụ thể chúng ta có thể tìm lại được.
GV: Cho hs liên hệ địa phương mình
? Ở địa phương em có di tích lịch sử nào không ?
HS : Tự liên hệ
GV: Giáo dục cho hs xác định trách nhiệm phải bảo vệ. Vì đây là nguồn tư liệu chân thực, còn lại của người xưa, giúp chúng ta nhận thức được quá khứ.
GV: Đến một giai đoạn phát triển cao hơn con người biết sáng tạo ra chữ viết. Sử được ghi lại thành văn nhiều cuốn lịch sử cách đây hàng nghìn năm vẫn được giữ cẩn thận.
? Kể tên một số tác phảm lịch sử chữ viết tiêu biểu?
 - Thời Lý: Sử kí của Đỗ Thiện.
 - Thời Trần: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu.
 - Thời Lê: Đại Việt sử kí toàn thư của các sử gia.
→ Để dựng lại lịch sử phải có bằng chứng cụ thể đó là tư liệu như ông cha ta thường nói" Nói có sách mách có chứng” tức là phải có tư liệu lịch sử mới đảm bảo được sự tin cậy của lịch sử.
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là một môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
2. Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc.
-Biết được tổ tiên, ông cha ta đã sống và làm việc như thế nào?
- Học lịch sử để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Tư liệu truyền miệng .
- Tư liệu hiện vật
- Tư liệu chữ viết
 4/ Củng cố bài học
GV: Lịch sử là một môn khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Mỗi chúng ta đều phải học và biết lịch sử. Để xây dựng lại lịch sử có 3 loại: Tư liệu truyền mịêng, hiện vật và chữ viết.
 * Bài tập: (bảng phụ ).
a, Đánh dấu (X) vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng:
 › Là một công dân của đất nước ta cần phải hiểu biết lịch sử của dân tộc mình.
 › Học lịch sử giúp ta hiểu biết được cội nguồn của DT, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của tổ tiên trong quá trình dựng nước và giữ nước.
 › Nhờ có học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên ta để lại, ta có thêm kinh nghiệm để xây dựng hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
 › Lịch sử là chuyện xa xưa chẳng cần biết, có cũng chẳng làm gì vì nó đã đi qua.
b, Em hãy kể tên những chuyện dân gian có những chi tiết giúp em biết được lịch sử
 Con Rồng.., Bánh Chưng , Thánh Gióng, Sự Tích Hồ Gươm..
5/ Dặn dò
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK.
- Bài tập: Giải thích câu danh ngôn: “ Lich sử là thầy dạy của cuộc sống”
- Chuẩn bị bài 2. Cách tính niên đại. 
 *****************************************************

File đính kèm:

  • docBai_1_So_luoc_ve_mon_Lich_su_20150726_122419.doc
Giáo án liên quan