Giáo án Lịch sử 5 - Xô viết nghệ - Tĩnh

- GV nêu câu hỏi:

+ Đảng ra đời vào ngày tháng, năm nào?.

+ Nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

- GV nhận xét và đánh giá.

- GV cho HS quan sát hình minh họa 1, trang 17, SGK và hỏi: hãy mô tả những gì em thấy trong hình.

- GV giới thiệu: Phong trào cách mạng lớn nhất những năm 1930-1931 ở nước ta do Đảng lãnh đạo là phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 - Xô viết nghệ - Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1. Kiến thức:
 - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An.
 - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.
 2. Kỹ năng:
 - Giúp HS hiểu và nắm được sự kiện ngày 12 – 9 – 1930 tại Nghệ An.
 3. Thái độ:
 - HS ham học và biết được các sự kiện lịch sử của nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh hoạ trong SGK. 
- Phiếu học tập của HS. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
 2.Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
 Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 5’
A. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi:
+ Đảng ra đời vào ngày tháng, năm nào?.
+ Nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- GV nhận xét và đánh giá.
- 2 HS trả lời các câu hỏi.
- Lớp nghe và nhận xét bạn trả lời.
2’
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
- GV cho HS quan sát hình minh họa 1, trang 17, SGK và hỏi: hãy mô tả những gì em thấy trong hình.
- GV giới thiệu: Phong trào cách mạng lớn nhất những năm 1930-1931 ở nước ta do Đảng lãnh đạo là phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh.
10’
2. Giảng bài
a. Cuộc biểu tình 12- 9 – 1930 và tinh thần cách mạng của ND Nghệ -Tĩnh trong những năm 1930- 1931
- GV treo bảng đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS tìm và chỉ hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. 
- Tại đây, ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- GV nêu yêu cầu: Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung SGK em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
- GV gọi HS trình bày.
- Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho ta thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào?
- 1 HS lên bảng chỉ cho HS cả lớp theo dõi.
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe.
- 1 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực
10’
b. Những chuyển biến mới ở những nơi ND Nghệ - Tĩnh giành chính quyền CM.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2, trang 18, SGK và hỏi: Hãy nêu nội dung của hình minh họa 2.
- Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
- Hình minh họa người nông dân Hà Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô viết chia trong những năm 1930 - 1931.
- Sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác.
- Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930-1931.
- HS làm việc cá nhân, tự đọc sách và thực hiện yêu cầu. 1 HS lên ghi các điểm mới mình tìm được lên bảng lớp. 
- Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm.
5’
c. Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh nói nên điều gì về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta? Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước?
- GV chốt và ghi nội dung lên bảng.
+ Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
+ Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đã kích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
- HS nghe – ghi vở. 
 3’
C. Củng cố - dặn dò
- HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
- HS trả lời.

File đính kèm:

  • docBai_8_Xo_viet_Nghe_Tinh.doc