Giáo án Lịch sử 5 – Trường Tiểu học Hợp Thanh B

Bài 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU –ĐÔNG 1950.

 I. Mục tiêu:

 Sau bài học HS nêu được.

 -Lí do ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu –đông 1950.

 -Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch.

 -ý nghĩa của chiến dịch.

 -Nêu đượ sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950.

II: Đồ dùng:

 -Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

 -Các hình minh hoạ trong SGK.

 -Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen đủ dùng.

 

doc77 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 5 – Trường Tiểu học Hợp Thanh B, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?
+Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính Phủ và Bác Hồ như thế nào?
-GV tóm tắt các ý kiến của HS và kết luận về ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
-GV gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn " Bác Hoàng Văn tí các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được".
H: Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
-GV tổ chức cho HS kể thêm về câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
-GV kết luận: Bác Hồ có một tình yêu sâu sắc..
H: Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo?
3) Củng cố dặn dò 
-GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
-2-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS chia nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thảo luận dựa theo các câu hỏi nhỏ gợi ý của GV và rút ra kết luận.
-Có nghĩa là tình thế vô cùng cấp bách, nguy hiểm 
+Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vạn khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.
+Nạn đối năm 1945 làm hơn 2 triêu người chết, nông nghiêp đình đốn,hơn 90% người mù chữ. Ngoai xâm và nội phản đe doạ nền độc lâp.
-Đại diện 1 nhóm nêu ý kiến các nhóm khác bổ sung.
-2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, trả lời câu hỏi, sau đó 1 HS phát biểu ý kiến trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
-Sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói, nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nước và nước ta còn có thể trở lại cảnh mất nước.
-Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoai xâm.
-Vì chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước.
-Nghe.
-2 HS lần lượt nếu:
H2: Chụp cảnh nhân dân dang quyên góp
H3: Chụp cảnh lớp bình ân học vụ
-Là lớp dành cho những người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.
-HS làm việc cá nhân, đọc SGK và ghi lại các việc mà Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân làm để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
-HS tiếp nối nhau nêu ý kiế trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý kiến cả lớp thống nhất ý kiến.
-HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em nêu ý kiến của mình trước nhóm cho các bạn bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
-Làm được những việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
-Nhân dân một lòng tin tưởng vào chính phủ, vào Bác để làm cách mạng.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm SGK.
-Một số HS nêu ý kiến.
-Một số HS kể trước lớp.
-Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
+Đảng, Chính phủ và Bác đã phát huy được sức mạnh của nhân dân.
 Nhận xét tiết dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Bài 13: "Thà Hi Sinh Tất Cả, 
Chứ Nhất Định Không Chịu Mất Nước"
I Mục đích - yêu cầu:
 Sau bài học HS nêu được.
 -Cách mạng tháng 8 thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân pháp quyết tâm cướp nước ta lại một lần nữa.
 -Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
 -Nhân dân Hà Nội và toàn dân tộc quyết đứng lên kháng chiến với tinh thần" Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ"
II. Đồ dùng dạy - học.
-Các hình minh hoạ trong SGK.
-HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ
 -GV gọi một số HS lên bảng kiêm tra bài.
-Nhận xét cho điểm HS.
2) Tìm hiểu bài. 
 Giới thiệu bài mới.
-GV giới thiệu bài .
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
HĐ1:Thực dân pháp quay lại xâm lược nước ta.
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
+Sau ngày cách mạng tháng 8 thành công thực dân Pháp đã có hành động gì?
+Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
+Trước hoàn cảnh đó, Đảng, chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?
HĐ2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đêm 18 rạng 19-12-1946 đến nhất định không chịu làm nô lệ.
-GV lần lượt nêu câu hỏi tìm hiểu cho HS.
+Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
+Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?
-GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng lời kêu gọi của Bác Hồ trước lớp.
H: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
GV:Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
HĐ3: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và quan sát hình mih hoạ để:
+Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
+ở các địa phương nhân dân ta đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
-GV tổ chức cho 3 HS thi thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội, Huết, Đà Nẵng. Sau đó tổ chức cho HS cả lớp bổ sung ý kiến và bình chọn bạn thuật lại đúng, hay nhất.
-GV tổ chức cho HS cả lớp đàm thoại để trao đổi về vân đề:
+Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì.
+Việc quân và dân Hà Nội chiến đâú giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào?
GV giảng: Bom ba càng là loai bom rất nguy hiểm không chỉ cho đối phương mà còn cho người sử dụng bom
+ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
+Em hiểu gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến.
-KL: hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc VN đã đứng lên kháng chiến ..
-GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
3) Củng cố dặn dò 
-GV tổng kết giờ hoc, dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị baì sau.
-2-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
-Quay lại đánh chiếm nước ta.
+Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.
+Đánh chiếm HN, Hải Phòng.
+Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ, đòi Chính Phủ phải giải tán
-Thể hiện thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
-Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
-HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
-HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
+Đêm 18 rạng 19-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Đài tiếng nói VN phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-Lời kêu gọi cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
-Câu: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
-Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội trước nhóm, các bạn trong nhóm cùng nghe và nhân xét.
-1 HS thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội, 1 HS thuật lại cuộc chiến đấu ở Huế, 1 HS thuật lại cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng.
-HS cả lớp theo dõi, bổ sung.
-HS suy nghĩ và nêu ý kiến trước lớp.
-Chụp cảnh ở Phố Mai Hắc Đế (HN), nhân dân dùng giường tủ, bàn, ghế dựng chiến lũy trên đường phố để ngăn cản quân pháp vào cuối năm 46.
-Đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính Phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.
-Nghe.
-Diễn ra rất quyết liệt. Nhân dân chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin "Kháng chiến nhất định thắng lợi"
+Một số HS trình bày kết quả sưu tầm trước lớp.
-Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
 Nhận xét tiết dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 14: Thu Đông 1947.
Việt Bắc " Mồ Chôn Giặc Pháp"
 I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS nêu được.
 -Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947.	
 -ý nghĩa của chiến thắng Việt bắc Với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
II: Đồ dùng:
 -Hình minh hoạ SGK.
 -Lược đồ chiến dịc Việt Bắc Thu- đông 1047.
 -Các mũi tên làm theo 3 loại như SGK.
 .Chỉ đường tiến công của đich: 12 chiếc, màu đen.
 .Chỉ đường tấn công của quân ta: 5 chiếc, màu đỏ.
 .Chỉ đường rút lui của địch: 4 chiếc, maù đen không liền nét.
 Làm bằng bìa, có thể gắn lên lược đồ.
 -Phiếu học của HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ
- GV gọi một số HS lên bảng kiêm tra bài.
-Nhận xét cho điểm HS.
 Giới thiệu bài mới. 
-GV giới thiệu bài cho HS.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
2) Tìm hiểu bài.
HĐ1: Âm mưu của địch và chủ trương của ta.
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời 2 câu hỏi.
+Sau khi đánh chiếm được HN và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
+Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính Phủ ta đã cho chủ trương gì?
-GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
-GV kết luận về nội dung hoạt động theo các ý trên.
HĐ2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông 1947.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau để HS dựa vào đó và xây dựng các nội dung cần trình bày về diễn biến của chiến dịch.
+Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.
+Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
+Sau hơn một tháng tấn lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu quân ta thu được kết quả ra sao?
-GV tổ chức cho HS thi trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông 1947.
-GV tuyên dương các HS đã tham gia thi tuyên bố HS thắng cuộc.
HĐ3: ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947
-GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947.
+Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh- thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân pháp?
+Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
+Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?
-GV tổng kết lại các ý chính về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947.
H: Tại sao nói: Việt Bắc thu- đông 1947 là " mồ chôn giặc pháp".
3) Củng cố dặn dò
-GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà trình bày laị diễn biến của chiến dich Việt Bắc thu đông 1947 trên lược đò và chuẩn bị bài sau.
-2-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS đọc SGK và tự tìm câu trả lời.
-Pháp đã mở rộng cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
-Vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta..
-Đã quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa dông của giặc.
-Mỗi HS trình bày 1 ý kiến, các HS khác theo dõi, nhận xét.
-HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. Lần lượt từng HS vừa chỉ trên lược đồ vừa trình bày diễn biến, các HS cùng nhóm nghe và góp ý cho bạn.
-Theo 3 đường:
.Binh đoàn quân dù nhảy xuống thị xã bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
-Bộ binh theo đường số 4.
-Thuỷ binh từ HN theo sônng Hồng và Sông Lô qua Đoan hùng đánh lên Tuyên Quang.
-Đánh địch ở cả 3 đường.
-Tại Bắc Cạn, Chợ Mới khi địch nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa của mình.
-Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau
-Trên đường Thuỷ, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng.
-Địch bị sa lầy ở Việt Bắc và buộc phải rút quân, Thê nhưng đường rút quân ta cũng mai phục và đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
-Tiêu diệt được hơn 3000 tên địch bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay đich, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới.
-3 HS lên thi trước lớp, yêu cầu HS vừa trình bày vừa sử dụng mũi tên để gắn lên lược đồ chiến dịch.
-HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
-Phá tan âm mưu đánh nhanh- thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
-Được bảo vệ vững chắc.
-Đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
-Vì trong chiến dịch Thu –Đông 1947, giặc pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ át tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diết cơ quan đầu não của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược nhưng tại đây, chúng đã bị đánh bại.
 Nhận xét tiết dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Bài 15: Chiến thắng biên giới Thu –Đông 1950.
 I. Mục tiêu:
 Sau bài học HS nêu được.
 -Lí do ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu –đông 1950.
 -Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch.
 -ý nghĩa của chiến dịch.
 -Nêu đượ sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950.
II: Đồ dùng:
 -Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
 -Các hình minh hoạ trong SGK.
 -Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen đủ dùng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Kiểm tra bài cũ 
-GV gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài.
-Nhận xét cho điểm HS.
 Giới thiệu bài mới 
-GV giới thiệu bài .
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
2) Tìm hiểu bài.
HĐ1:Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950.
-GV giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc cho HS biết.
H: Nếu Pháp tiếp tục khoa chặt biên giới Việt Trung,sẽ ảnh hưởng gì đến cănn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
-Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
GV nêu: Trước âm mưu cô lập. Việt Bắc, khoá chặt biên giới Việt Trung của đich, đảng và chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên Giới thu –đông 1950
HĐ2: Diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu đông 1950.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK sau đó sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. GV đưa các câu hỏi gợi ý để HS định hướng các nội dung cần trình bày.
+Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó.
-Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
-Nêu kết quả của chiến dich Biên giới thu-đông 1950.
-GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
-GV nhận xét phần trình bày của từng nhóm HS, sau đó tổ chức cho HS bình chọn nhóm trình bày đúng, hay nhất.
-GV tuyên dương HS trình bày diễn biến hay.
H: Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch biên giới thu-đông 1950 không?
HĐ3: ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu đông 1950
-GV nêu: khi họp bàn mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông khê.
-GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cùng trả lời các câu hỏi sau để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.
+Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
+Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
-GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp.
KL: Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
HĐ4: Bác Hồ trong chiến dịch biên giới thu đông 1950. Gương chiến đấu dũng cảm anh La Văn Cầu.
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình minh hoạ 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
-GV hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
-GV tổng kết bài.
3 )Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thụôc bài văn sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng chiến sĩ thi đua được bầu trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
-2-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Nghe.
-Nghe.
-Nếu vâỵ thì căn cứ Việt Bắc sẽ bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế.
-Cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế.
-HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em vừa chỉ lượ đồ vừa trình bày diễn biến của chiến dịch, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau.
-Đó là trận Đông Khê ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm.
-Mất Đông Khê chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
-Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750 Km trên dải biên giới Việt Trung..
-3 nhóm HS cử đại diện lên bảng vừa trình bày vừa chỉ lược đồ.
-HS cả lớp tham gia bình chọn.
-HS trao đổi sau đó một số em nêu ý kiến trước lớp.
-2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi để tìm câu trả lời cho từng câu hỏi.
-Chiến dịch biên giới thu đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt bắc thu đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành thắng lợi.
-Cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh.
-Cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền.
-Lần lượt từng HS nêu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
-Một vài HS nêu ý kiến trước lớp.
-HS nêu ý kiến trước lớp.
 Nhận xét tiết dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Bài 16:HậU PHƯƠNG NHữNG NĂM 
SAU CHIếN DịCH BIÊN GIớI
I.Mục tiêu:
 Sau bài học HS nêu được:
 - Mối quan hệ giữa tiến tuyến và hậu phương.
 - Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống pháp.
II.Chuẩn bị:
 - Các hình minh hoạ trong SGK
 - Phiếu học tập cho HS.
 - HS sưu tầm những tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
-Gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.Sau đó nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài 
- Dẫn dắt- ghi tên bài học.
HĐ1:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng(2-1951)
-Yêu cầu HS quan sát hình1 trong SGK.
- Hình chụp cảnh gì?
-GV nêu tầm quan trọng của đại hội
- Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần

File đính kèm:

  • docLỊCH SỬ.doc