Giáo án Lịch sử 5 - Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước

- 1 HS đọc SGK trả lời.

+ Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.

+ Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.

+ Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ,. Nếu ta không chấp nhận . tấn công Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 20-12-1946, quân đội Pháp sẽ trị an Hà Nội.

+ Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.

+ Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

+ Đêm 18, rạng sáng 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Ngày 20-12-1946 Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi lời . Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- HS lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội trước nhóm, các bạn trong nhómnghe, nhận xét.

- HS trả lời.

+ Cảnh ở phố Mai Hắc Đế (Hà Nội), nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế. dựng chiến luỹ trên đường phố để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946.

 

doc2 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 - Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
“THÀ HI SINH TẤT CẢ, 
CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức:
 - Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược : Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp .
	 + Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
 + Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
 + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
2. Kỹ năng:
 - Qua bài học giúp HS biết được tinh thần đấu tranh bất khuất của quân và dân ta ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.
3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
 - Biết ơn các vị anh hùng của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: 1’
 2.Tiến trình giờ dạy:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 3’
A. Kiẻm tra bài cũ
+ Vì sao: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
+ Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”?
- GV nhận xét và đánh giá từng HS.
- 2 HS trả lời, lớp nghe và nhận xét bạn nêu.
 1’
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học – ghi bảng.
- HS nghe – ghi vở.
 10’
2. Giảng bài
a. Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta
- HS làm việc cá nhân. 
+ Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?
+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?
- 1 HS đọc SGK trả lời.
+ Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.
+ Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
+ Ngày 18-12-1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ,... Nếu ta không chấp nhận ... tấn công Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 20-12-1946, quân đội Pháp sẽ trị an Hà Nội.
+ Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
+ Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
 10’
b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM
+ Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
+ Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?
+ Đêm 18, rạng sáng 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Ngày 20-12-1946 Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi lời ... Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 12’
c. “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
- HS làm việc nhóm, đọc SGK và quan sát hình để:
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
+ Ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
- HS lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội trước nhóm, các bạn trong nhómnghe, nhận xét.
- HS trả lời.
+ Cảnh ở phố Mai Hắc Đế (Hà Nội), nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế... dựng chiến luỹ trên đường phố để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946.
+ Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào
+ Quân và dân Hà Nội giam chân địch gần 2 tháng trời đã bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.
 2’
C. Củng cố - dặn dò
- HS nêu cảm nghĩ của em về...toàn quốc kháng chiến.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp

File đính kèm:

  • docBai_13_Tha_hi_sinh_tat_ca_chu_nhat_dinh_khong_chiu_mat_nuoc.doc