Giáo án Lịch sử 12 cơ bản (tiết 16 đến 53)

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

CHỐNG PHÁP (1946 – 1950)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức được:

Nắm được diễn biến chính , ghi nhớ kết quả và ý nghĩa lịch sử to lớn của chiến dịch Biên Giới thu-đông năm 1950.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh ,ảnh , lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử.

 3.Về tư tưởng- thái độ: Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp.

 -Học tập tinh thần yêu nước , ý chí bất khuất của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc. -Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

doc82 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2723 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 12 cơ bản (tiết 16 đến 53), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến chống thực dân Pháp của Đảng?
V. RKN.
Bài 18 - Tiết 2
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG PHÁP (1946 – 1950)
Tiết: 30
Ngày soạn. 22/10/2014
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức được: 
 - Hiểu được vì sao Pháp đánh lên VB năm 1947 ; diễn biến của chiến dịch ; kết quả , ý nghĩa lịch sử của chiến thắng.
 - Hiểu được từ sau chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947 , cuộc KC của nhân dân ta có thêm những thuận lợi và khó khăn như thế nào ;
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh ,ảnh , lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử.
 thái độ: Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp.
 -Học tập tinh thần yêu nước , ý chí bất khuất của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc.
 -Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ : 
 1. Giáo viên : - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc –Thu Đông 1947
 2. Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP : sử dụng tranh ,ảnh , lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử.
 IV.TIẾN TRÌNH 
 1. Ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ. Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược bùng nổ ? nội dung đường lối k/c đảng ta đề ra 19/12/1946? 
 3:Vào bài mới: Ta đã tìm hiểu Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. Để hiểu thêm về việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. ....
Các hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản cần nắm
GV: Do không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, trong khi đang gặp khó khăn về kinh tế tài chính, sự lên án của lực lượng tiến bộ nên Pháp đã thực hiện âm mưu mới. Âm mưu của Pháp lúc này là gì? vì sao?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét, đồng thời giúp các em hiểu tại sao tấn công lên VB lại nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
GV trình bày diễn biến kết hợp bản đồ giúp HS thâý được kế hoạch 2 gọng kìm của Pháp:
? Trước âm mưu kế hoạch trên của Pháp ta đối phó như thế nào? 
Kết quả của chiến dịch là : 
- Ta diệt hơn 6.000 tên, 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô, hàng trăm xe quân sự bị phá.
- Căn cứ Việt Bắc và cơ quan đầu nảo của ta vẫn an toàn, bộ đội trưởng thành uy tín của Chính phủ lên cao.
- Ta đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp buộc Pháp phải đánh lâu dài với ta.
III – CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG NĂM 1947 VÀ VIỆC ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN
1. Chiếc dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
Âm mưu của Pháp 
Pháp tấn công Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Chủ trương của Đảng 
Đảng có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
Diễn biến 
* Cuộc tiến công lên Việt Bắc của Pháp
- Ngày 7 – 10 – 1947, Pháp huy động 12.000 quân tấn công lên Việt Bắc
- Binh đoàn quân dù chiếm thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới 
- Bộ binh từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh Cao Bằng, xuống Bắc Kạn theo Đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc.
- Ngày 9 – 10 – 1947, binh đoàn bộ binh và lính thủy từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Chiêm Hóa, Tuyên Quang, đánh Đài Thị bao vây Việt Bắc ở phía tây.
* Cuộc chiến đấu của ta
- Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
- Tại Bắc Kạn, Chợ Mới địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11 – 1947. 
- Ở mặt trận hướng đông, quân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30 – 10 – 1947).
- Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô của địch.
- Ngày 19 – 12 – 1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
Kết quả
- Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, canô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
- Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.
- Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành.
Ý nghĩa
- Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai đoạn mới
- Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện 
(Đọc thêm).
 4. Củng cố: -Những thành tích của cuộc kháng chiến:VB ? ý nghĩa 
 5. Dặn : học bài theo câu hỏi SGK và đọc phần tiếp theo 
V .Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tiết: 32
Ngày soạn 24/10/2014 Bài 18 - Tiết 3
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG PHÁP (1946 – 1950)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: Giúp HS nhận thức được: 
Nắm được diễn biến chính , ghi nhớ kết quả và ý nghĩa lịch sử to lớn của chiến dịch Biên Giới thu-đông năm 1950.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh ,ảnh , lược đồ lịch sử để nhận thức lịch sử.
 3.Về tư tưởng- thái độ: Giáo dục lòng căm thù thực dân Pháp.
 -Học tập tinh thần yêu nước , ý chí bất khuất của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Tổ quốc. -Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ : 
 1. Giáo viên : 
 Lược đồ chiến dịch Biên Giới Thu Đông 1950.Tranh ảnh, tư liệu có liên quan .
 2. Học sinh : -Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP: sử dụng tranh ,ảnh , lược đồ -> phân tích đánh giá 
IV.TIẾN TRÌNH : 
 1. Ổn định lớp : 
 2. Kiểm tra bài cũ. -Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.( hoàn cảnh bùng nổ, chủ trương của ta, kết quả - ý nghĩa ) ?
 3: Bài mới: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 như thế nào 
Các hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản cần nắm
? Cách mạng TQ thành công ảnh hưởng đến cách mạng nước ta như thế nào ?
Đầu tiên là TQ rồi đến LX và các nước trong phe XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta 
? Việc các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta có nghĩa gì?
? Nội dung kế hhoạch Rơ ve?
Với việc giúp Pháp qua kế hoạch Rơve Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương 
? Trước âm mưu trên của Pháp Đảng ta có chủ trương gì?
Gv giúp HS tìm ra đâu là chủ trương cơ bản nhất 
GV trình bày diễn biến kết hợp bản đồ
GV: chỉ bản đồ đồng thời đặt câu hỏi vì sao ta đánh Đông Khê để mở màn chiến dịch. 
Đoán được ý định trên nên ta mai phục chặn đánh địch ở nhiều nơi khiến cho 2 cánh quân này không gặp được nhau 
? Kết quả quan trọng nhất của chiến dịch là gì?
? Kết quả trên có đạt được so với mục tiêu đề ra không?
Gv sơ kết bài học 
HS nghe và ghi chép.
IV – HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI VÀ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU ĐÔNG NĂM 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
Thuận lợi
- Ngày 1 – 10 – 1949, Cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời.
- Tháng 1 – 1950, lần lượt các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
- Chủ quan: Những năm 1947-1950 kháng chiến toang diện đạt được thành tựu đáng kể, tiềm lực kháng chiến được tăng cường
Khó khăn
- Mĩ can thiệp và chiến tranh Đông Dương
- Tháng 5 – 1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve:
+ Pháp tăng cường phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khoá chặt biên giới Việt – Trung
+ Thiết lập “Hành lang Đông-Tây” nhằm cô lập Việt Bắc với liên khu III, IV.
=> Chuẩn bị kế hoạch qui mô lớn tiến công lên Việt Bắc lần hai nhanh chóng kết thúc chiến tranh
2. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
* Chủ trương ta
Tháng 6 – 1950, Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Khai thông biên giới Việt – Trung
- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
=> Tạo thuận lợi mới thúc đẩy kháng chiến tiến lên
* Diễn biến
- Sáng 16 – 9 – 1950, ta tấn công cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn chiến dịch. Sáng 18 – 9, ta chiếm Đông Khê, Đường số 4 bị cắt làm hai Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.
- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm mục đích giảm bớt sự chú ý của ta, mặt khác đưa quân từ Thất Khê lên để chiếm lại Đông Khê đón quân từ Cao Bằng rút về.
- Trên Đường số 4 quân ta mai phục, chặn đánh địch khiến cho các cánh quân không gặp được nhau. Pháp rút về Na Sầm, sau đó về Lạng Sơn, cuộc hành quân lên Thái Nguyên bị ta chặn đánh
à Pháp hoản loạn, phải rút chạy. Đến 22 – 10 – 1950, Đường 4 được hoàn toàn giải phóng. 
- Phối hợp với mặt trận Biên Giới, quân ta đẩy mạnh hoạt động ở tả ngạn sông Hồng, Tây bắc, Đường sô 6 buộc địch phải rút khỏi thị xã Hòa Bình
- Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình- Trị -Thiên, Liên khu V và Nam bộ
- Tại Thái Nguyên ta cũng đánh tan cuộc hành quân của địch.
*Kết quả- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch giải phóng 1 vùng biên giới Việt-Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập dài 750km, với 35 vạn dân.
- Chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp, kế hoạch Rơve bị phá sản. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
*Ý nghĩa
- Đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.
- Bộ đội ta trưởng thành.
- Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
- Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
 4. Củng cố: -Hãy so sánh cách đánh địch trong Chiến dịch Việt Bắc với Chiến dịch Biên giới để khẳng định đó là bước phát triển của cuộc Kháng Chiến.
 5. Dặn . bài tập sau :-Nêu từ 5-7 sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ khi bùng nổ đến 1950.. Học bài theo câu hỏi sgk và đọc phần tiếp theo 
V .Rút kinh nghiệm
BÀI 19
 BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1951-1953)
Tiết 33
Ngày soạn.	26/10/2014
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1.Về kiến thức 
 -Vì sao Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương; nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi.
 -Nội dung và ý nghĩa Lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
 -Những thành tựu chính trong công tác xây dựng hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950.
 2.Về kĩ năng 
 -Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ Lịch Sử, những đoạn trích dẫn,để nhận thức Lịch Sử.
 3.Về thái độ -Biết ơn, trân trọng sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế đối với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
II- CHUẨN BỊ ;
 1.Giáo viên :-Ảnh các đại biểu về dự Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh – Liên Việt.
 2. Học sinh :-Xem trước bài mới trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
IV-TIẾN TRÌNH 
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ. -Hoàn cảnh lịch sử mới và mục đích ta chủ động mở chiến dịch, kết quả, ý nghĩa chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.:
 3- Bài mới: Bước sang giai đoạn từ 1951 đến năm 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, có sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ, được đẩy mạnh; lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành mọi mặt, quân dân ta giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện.
Các hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản cần nắm
GV khái quát lại những thắng lợi cơ bản của quân và dân ta từ năm 1946 đến 1950, sau đó nêu câu hỏi:
Âm mưu của Pháp và Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương như thế nào?
GV. Lợi dụng Pháp khó khăn Mỹ ngày càng can thiệp vào cuộcchiến tranh ở Đông Dương:
- 23/12/1950, ký với Pháp Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương, qua đó viện trợ quân sự, kinh tế, tài chính cho Pháp.
- 9/1951, Mỹ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mỹ.
GV : yêu cầu HS đọc rõ kế hoạch Đơ lát đơ Tátxinhi.
Phân tích cho HS hiểu rõ những khó khăn khi Pháp thi hành kế hoạch.
? Đại hội toàn Quốc lần thứ hai của Đảng khai mạc trong hoàn cảnh nào? Nội dung cơ bản?
HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét , đồng thời cho HS xem hình ảnh toàn cảnh đại hội, rồi chốt lại một số ý chính sau:
- Họp ở Chiêm Hoá
 ( 11-19/2/1951).
- Thông qua 2 bản báo cáo do Chủ tịch Hồ Chí Minh và bí thư Trường Chinh trình bày.
- Tách Đảng CSĐD thành các Đảng riêng, tại VN thành lập ĐLĐVN, thông qua tuyên ngôn, chính cương và điều lệ mới.
- Bầu BCH TW, HCM làm chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí Thư.
Về hậu phương kháng chiến GV cần làm rõ cho HS hiểu các ý chính sau đây:
+ Chính trị:
+ Kinh tế:
- 1952 mở cuộc vận động lao động sx và thực hành tiết kiệm.
- 1953 bước đầu cải cách ruộng đất (Thái Nguyên và Thanh Hoá)
+ Văn hoá, giáo dục , y tế: Có những bước pt mới, đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân và phục vụ kháng chiến.
I – THỰC DÂN PHÁP ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG
1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh
- 1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế - Tài chính cho Pháp qua đó Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương
- 1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ, nhằm trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
2. Kế hoạch Đơ Lát đơ Tátxinhi
Cuối 1950 dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Đơ Lát đơ Tátxinhi nhằm kết thúc nhanh chiến tranh.
Nội dung kế hoạch Đơ Lát đơ Tátxinhi
- Xây dựng lực lượng cơ động mạnh, ra sức phát triển ngụy quân .
- Thành lập “Vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
- Tiến hành chiến tranh tổng lực- Đánh phá hậu phương ta.
=> Đưa cuộc chiến tranh của Pháp lên qui mô lớn, cuộc kháng chiến của ta ngày càng khó khăn phức tạp
II – ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2 – 1951)
Thời gian: Từ ngày 11 đến 19 – 2 – 1951, tại Vinh Quang (Chiêm Hóa-Tuyên Quang)
Nội dung: Thông qua hai bản báo cáo quan trọng
+ Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.
+ Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày.
- Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc.
- Ở Việt Nam, đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.
- Đại hội thông qua Tuyên ngôn, chính cương, Điều lệ mới, 
- Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
Ý nghĩa
- Đại hội đại biểu lần thứ hai đánh dấu bước trưởng thành của Đảng ta.
- Là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
III – HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN PHÁT TRIỂN MỌI MẶT
1 Về chính trị
- 3 – 1951, thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi là Mặt trận Liên Việt) trên cơ sở hợp nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Do Tôn Đức Thắng làm chủ tịch và Hồ Chí Minh làm chủ tịch danh dự.Thành lập liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. 
- 5 – 1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất đã tổng kết, biểu dương thành tích phong trào thi đua ái quốc và chọn được 7 anh hùng ở các lĩnh vực khác nhau ( Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh)
2 Về kinh tế
- Nông nghiệp : Năm 1952 mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia. 1953 vùng tự do sản xuất được 2,7 triệu tấn thóc.
- Thủ công nghiệp và công nghiệp đáp ứng được yêu cầu về công cụ sán xuất và những mặt hàng thiết yếu thuốc men, quân trang, quân dụng
- Đầu năm 1953, Đảng và chính phủ phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. do à nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp đều có bước phát triển.
3 Về văn hóa, giáo dục, y tế
- Giáo dục : Thực hiện 3 phương châm “Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”, phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa. 1952 có 1 triệu hs phổ thông,14 triệu người thoát nạn mù chữ
- Văn hóa: Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu và sản xuất.
- Y tế: Công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân được coi trọng ( phòng bệnh,bài trừ mê tín...
IV – NHỮNG CHIẾN DỊCH TIẾN CÔNG GIỮ VỮNG QUYỀN CHỦ ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG 
(Không dạy)
4. Củng cố : 
- Hoàn cảnh và nội dung của Đại hội toàn Quốc lần thứ II của Đảng?
- Những chiến dịch giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ)?
5. Dặn dò: Học và chuẩn bị bài mới.
V.RKN.
Bài 20 (2 Tiết)
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
KẾT THÚC (1953 – 1954)
TiếT 34 
Ngày soạn. 29/10/2014
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
 Hiểu và trình bày được: 
 - Am mưu của Pháp – Mĩ thể hiện trong kế hoạch Nava như thế nào.
 - Nét chính về diễn biến và tác dụng của cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 đối với cuộc kháng chiến.
 - Thắng lợi có ý nghĩa về nhiều mặt của chiến dịch Điện Biên Phủ. 
 - Nét chính về quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của ta ở Giơnevơ và nội dung của hiệp định Giơnevơ.
 - Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: 
 - Khắc sâu niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đối với sự nghiệp kháng chiến, xây dựng Tổ quốc.
 - Biết quý trọng và tự hào với những chiến thắng to lớn về các mặt của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và ý nghĩa của các sự kiện lịch sử. 
II/ CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên -Lược đồ: Hình thái chiến trường trên các mặt trận 1953-1954,
 2. Học sinh : -Xem trước bài mới t. -Sưu tầm tranh ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ.
 III. PHƯƠNG PHÁP : phân tích , đánh giá các sự kiện lịch sử - mô tả sự kiện khi trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ...
IV/TIẾN TRÌNH 
 1/ Ổn định lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ - Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương như thế nào? -Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với những nội dung gì?
 3/ Bài mới : Bước vào đông-xuân 1953 – 1954, Pháp - Mỹ âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”; quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954 với đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. 
Các hoạt động của GV-HS
Kiến thức cơ bản cần nắm
GV dùng lược đồ xác định vị trí triển khai kế hoạch Nava rồi nêu câu hỏi:
KH Nava ra đời trong hoàn cảnh tình thế nào?
-GV. Sau 8 năm c/tr, Pháp gặp khó khăn và thiệt hại lớn: 
+ 39 vạn quân, chi phí c/tr 556 tỉ Fr (1953), vùng chiếm đóng thu hẹp.
+ 18 lần thay đổi C.phủ.
- Pháp tranh thủ viện trợ của Mĩ -> tìm “lối thoát vinh dự”, “lối thoát trong thắng lợi”.
5- 1953 Nava sang Đ.Dương làm Tổng chỉ huy 
Nội dung KH Nava?
Qua nội dung -> em hãy rút ra điểm chính của KH Nava?
Tích hợp ý thức trách nhiệm đối với đất nước của Đảng 
Chuyển y: Tiếp tục phát triển phương hướng chiến lược HN TW Đảng lần IV (1- 53) là: “Tạm thời tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”
Để đối phó với âm mưu của P – M ta đưa ra chủ trương chiến lược ntn?
Để tiến tới ĐBP, ta liên tiếp mở các cuộc
 tấn công quân sự trên chiến trường ĐD.
Vậy ta sẽ tấn công Pháp ở đâu để có thể phân tán lực lượng của chúng?
GV: sử dụng lược đồ hình thái chiến trường trong Đông – Xuân 1953- 1954
-Đánh giá thắng lợi bước đầu chiến cuộc đông - xuân 1953 – 1954. ? 
Trước tình hình đó Nava quyết định chấp nhận một cuộc quyết chiến với ta ở ĐBP.
GT: vị trí địa lý của ĐBP 
GV dùng lược đồ khái quát ý đồ mang tính chiến lược của Pháp ở ĐBP và chủ trương của ta là quyết tâm tiêu diệt cụm cứ điểm D9BP ,
-Tại sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP, coi nay là điểm quyết chiến chiến lược?-
,GV chót ý: Chủ trương của ta.
GV. Trình bày diễn biến , Kết quả và ý nghĩa?
GV nêu những tấm gương anh hùng trong trận D9BP:
-LH: Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo đã động viên, khích lệ, tăng thêm sức mạnh tinh thần cho c/sĩ pháo binh & thanh niên toàn mặt trận làm tròn nhiệm vụ.
LH: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu maichặn hỏa lực địch.
Hoàng Đăng Vinh cắm cờ ĐBP
Kết quả và ý nghĩa?
I. ÂM MƯU MỚI CỦA PHÁP –MỸ Ở ĐÔNG DƯƠNG: KẾ HOẠCH NAVA
1. Hoàn cảnh lịch sử và âm mưu của Pháp – Mĩ
* Phía Pháp
 Sau 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp thiệt hại nặng nề, bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2.000 tỉ Franc, ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động trên chiến trường.
* Phía Mĩ
Ra sức can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rông chiến tranh, đồng thời tích cực chuẩn bị thay thế Pháp
2. Kế hoạch Nava 
 Tháng 5 – 1953, được sự thoả thuận của Mĩ, Pháp đưa Na Va sang Đông Dương đề ra kế hoạch NaVa, trong vòng 18 tháng nhằm “ kết thúc chiến tran

File đính kèm:

  • docgiao_an_12_20150726_020814.doc