Giáo án Lịch sử 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930

+ Nội dung huấn luyện cán bộ của Nguyễn Ái Quốc là huấn luyện làm cách mạng, hoạt động bí mật, truyền bá lí luận giải phong dân tộc. những nội dung đó được in trong cuốn Đường kách mệnh. Tác phẩm được xuất bản nhằm mục đích nói cho đồng bào ta hiểu rõ rằng “vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh? Vì sao cách mệnh là việc của cả dân chúng chứ không phải của một hai người? Đem lịch sử cách mạng các nước cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. Ai là bạn ta? Ai là thù ta? Cách mệnh phải làm như thế nào?”

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15-10-2009	
 Tiết: 18,19 Bài 13: Phong trào dân tộc DC ở Việt Nam từ 1925 đến 1930
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
Nắm được phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam dưới tác động của các tổ chức cách mạng có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự lựa chọn, lịch sử.
Kỹ năng.
Rèn luyện kĩ năng phân tích tính chất, vai trò lịch sử của các tổ chức Đảng, phái chính trị, đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập.
Thái độ.
Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản.
Xác định con đường cứu nước giải phóng dân tộc mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn là đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế thời đại và yêu cầu phát triển của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của giáo viên: 
- 	Tài liệu lịch sử về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và về Đảng Cộng sản Việt Nam…
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước SGK, sưu tầm tài liệu có liên quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sĩ số, tác phong học tập của học sinh.
Kiểm tra bài cũ:5P
Câu 1: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925? Ý nghĩa của những hoạt động ấy?
Câu 2: LL tham gia, hình thức đấu tranh, mục tiêu của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919 – 1925?
Giới thiệu bài mới: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, do ảnh hưởng của tình hình thế giới và tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp, phong trào cách mạng Việt Nam có bước phát triển, diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. Từ 1925 trở đi, phong trào dân tộc dân chủ liên tục phát triển với những biến đổi mới, để thấy được từ 1925 đến 1930, phong trào dân tộc, dân chủ tiếp tục phát triển như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 13.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
7’
10’
8'
20’
22’
HĐ nhóm: Đọc SGK tìm hiểu sự thành lập, hoạt động và vai trò của Hội Việt NamCÁch Mạng thanh niên
- GV đặt vấn đề để tạo sự chú ý của HS: Biến đổi trước hết là từ 1925 có 3 tổ chức yêu nước cách mạng xuất hiện: một tổ chức của tiểu tư sản, một tổ chức của tư sản, một tổ chức của những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài hoạt động theo khuynh hướng vô sản.
- GV trình bày hoàn cảnh ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
+ Sự kiên tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái đã thu hút nhiều thanh niên yêu nước sang Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động.
+ Từ 1919 -1 925, phong trào cách mạng nước ta có bước phát triển mới, song chưa có tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối đấu tranh.
+ Sau một thời gian ở lại Liên Xô học tập đồng thời theo dõi sát sao tình hình cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc thấy rõ yêu cầu cấp bách cách mạng Việt Nam cần có một tổ chức để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, thức tỉnh, tổ chức quần chúng đấu tranh. Vì vậy, tháng 1/1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong Tâm tâm xa lập ra Cộng sản đoàn. Dựa trên hạt nhân Cộng sản đoàn tháng 6/1925 Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Gồm Nguyễn Ái Quốc, HTMậu, LHSơn
- Trụ sở: Quảng Châu
- Do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số bao đầu tiên 21/6/1925
- Tổ chức của Hội được mở rộng, từ Tổng bộ → Kì bộ → cơ sở trong cả nước
- GV mở rộng:
+ Nội dung huấn luyện cán bộ của Nguyễn Ái Quốc là huấn luyện làm cách mạng, hoạt động bí mật, truyền bá lí luận giải phong dân tộc. những nội dung đó được in trong cuốn Đường kách mệnh. Tác phẩm được xuất bản nhằm mục đích nói cho đồng bào ta hiểu rõ rằng “vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh? Vì sao cách mệnh là việc của cả dân chúng chứ không phải của một hai người? Đem lịch sử cách mạng các nước cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. Ai là bạn ta? Ai là thù ta? Cách mệnh phải làm như thế nào?”
+ Quan điểm cơ bản của Đường kách mệnh:
Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Cách mạng phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Cách mạng mỗi nước là một bộ phân của cách mạng thế giới.
Cách mạng là sự nghiệp to lớn, lâu dài. Mọi người phải đồng tâm, phải hiệp lực, có tổ chức và phương pháp đúng.
→ Đuờng kách mệnh là văn kiện lí luận cách mạng đầu tiên đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối cách mạng Việt Nam sau này.
+ Tuần báo Thanh niên ra số đầu ngày 21/9/1925. đến tháng 4/1927 ra được 88 số, góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Ngày 21/6 được lấy là ngày Báo chí Việt Nam. Báo Thanh niên và Đường kách mệnh có ý nghĩa là kim chỉ nam cho những người cách mạng Việt Nam, góp phần đào tạo những thế hệ cộng sản đầu tiên.
Giải thích “VS hóa”
- Bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, tiểu TS, HS
HĐ lớp: Thảo luận quan hệ giữa Hội với ĐCS Việt Nam
HĐCN: Đọc SGK tìm hiểu sự ra đời, thành phần, mục tiêu của Tân Việt
- Do tù CT: Lê v Huân, Nguyễn Đình Kiên… & nhóm SV Cao đẳng SP Hà Nội thành lập
- 14/7/1928 Hưng Nam đại hội đổi tên Tân Việt
- Thông qua lãnh đạo q/chúng trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trênthế giới
K: Đánh giá vai trò của Tân Việt?
HĐ lớp: Thảo luận về sự ra đời, mục đích, chủ trương và hoạt động của Việt NamQD đảng
Kết hợp phân tích và ghi
- Lúc mới t/lập chưa có chính cương rõ ràng, nêu chung chung: Trước làm dân tộc cách mạng, sau làmthế giới cách mạng
- Trên nền tảng nguyên tắc tư tưởng “ Tự do – Bình đẳng – Bác ái” được công bố năm 1929 thông qua bản Chương trình hành động
- Cơ sở của đảng rất ít trong q/chúng
- Gần 1000 người bị bắt
- Nhiều cơ sở bị phá vỡ, các bộ các cấp sa vào tay giặc
Chân dung Nguyễn Thái Học
- Từ Yên Bái → Phú Thọ, Tây Sơn → HDương, TBình → HNội có ném bom
K: Đánh giá Việt NamQD đảng
-Cổ vũ lòng yêu nước và T2 đ/tr của nhân dân ta
TB: Trong tình hình trên, Việt NamQD đảng có q/định gì?
HĐ lớp: Thảo luận về ý nghĩa KN Yên Bái và đánh giá tổ chức Việt NamQD đảng
- Bộc lộ sự bất lực trong lãnh đạocách mạngGPDT của TSDT Việt Nam: “Cuộc KN Ybái t/bại bộc lộ 1 cách đầy đủ nhất, hoàn toàn nhất, triệt để nhất sự bất lực của TSDT trong vai trò l/đạo GPDT…Nó như ngọn đèn trước gió trước khi tắt ngấm nó vụt lên tia lửa cuối cùng”
* Nhóm1: Sự thành lập
 + Nguyễn Ái Quốc về QuảngChâu(TQ): mở lớp đào tạo thanh niên thành cán bộcách mạng, về nước truyền bá lí luận GPDT 
+ Nguyễn Ái Quốc: 2/1925 t/lập “CS đoàn” đến 6/1925 t/lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
* Nhóm 2: Nhiệm vụ, cơ cấu
- Tổ chức lãnh đạo q/chúng đ/tr đánh đổ đế quốc và tay sai
- Cơ quan lãnh đạo : Tổng bộ
- Cơ quan ngôn luận: Báo Thanh niên
* Nhóm 3: Hoạt động của Hội
- Tuyên truyền lí luậncách mạng GPDT cho các tầng lớp nhân dân
- xây dựng cơ sở của Hội
- “VS hóa” giác ngộ g/c công nhân
 Đọc chữ nhỏ trg 84 “Hội đã xây dựng…”
1927 có các kì bộ (T.Lan)
- 1928 gần 300 hội viên
- 1929 1700 hội viên
* Nhóm 4: Vai trò của Hội
- Thúc đẩy PTCN, PT yêu nước của các tầng lớp nhân dân
Đọc chữ nhỏ trang 84: “Đó là các cuộc bãi công…”
- Chuẩn bị về tổ chức cho việc t/lập ĐCSVN, vì vậy là tiền thân của ĐCSVN
- Hội Phục Việt ( 7/1925) → Hưng Nam → Tân Việt (7/1928)
- Thành phần: Trí thức, Thanh niên tiểu TS yêu nước
- Địa bàn: Trung kì
- Mục tiêu: Đánh đổ CNĐQ, xây dựng XH bình đẳng, bác ái
- Hoạt động: Dưới tác động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân hóa theo Hội và chuẩn bị lập Đảngcách mạng tiên tiến
- Cùng với Việt Nam CMTN, giác ngộ công nhân M-LN vào các tầng lớp nhân dânVN
- Chuẩn bị về tổ chức thành lập chính đảng vô sảnVN
- Là chính đảng yêu nước của g/c TSDT, theo khuynh hướng DCTS
- Dốc toàn L2 còn lại bạo động “Không …nhân”
- Thể hiện lòng yêu nước của TSVN nói riêng và của nhân dânVN nói chung
- Đánh dấu sự chấm dứt vai tròcách mạng của Việt Nam QD đảng trongcách mạng
I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chứccách mạng
 1/ Hội Việt Namcách mạng thanh niên
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc, liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã.
- Tháng 2/1925, chọn một số thanh niên trong Tâm Tâm xã lập ra Cộng sản đoàn.
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai.
b. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức.
- Nhiệm vụ: Tổ chức, lãnh đạo q/chúng đ/tr đánh đổ đế quốc và tay sai để tự cứu mình
- Cơ quan lãnh đạo : Tổng bộ
- Cơ quan ngôn luận: Báo Thanh niên
c. Hoạt động.
- Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo chiến sĩ cách mạng, đưa về nước hoạt động.
- Ngày 21/6/1925, ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.
- Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp thành cuốn Đường kách mệnh.
- Báo Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh chỉ rõ đường lối, phương hướng cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam → vũ trang lí luận cho cán bộ của Hội để tuyên truyền vào trong nước.
- Xây dựng tổ chức cơ sở ở trong nước: Năm 1929, Hội đã xây dựng cơ sở ở khắp trong nước. Hội viên có 1.700 người.
- 9/7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Innôđêxia, TTiên thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
- 1928 thực hiện PT“VS hóa” nhằm tuyên truyền vận độngcách mạng, nâng cao ý thức CT cho g/c công nhân
c. Vai trò:
- Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam.
- Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh sang giai đoạn tự giác.
- Biểu hiện: 
+ 1927 – 1929, phong trào công nhân phát triển mạnh ở các trung tâm kinh tế, chính trị…
+ Các cuộc bãi công của công nhân có sự liên kết giữa các ngành, nghề, địa phương thành phong trào chung.
- Chuẩn bị về chính trị, đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng.
- Chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập ĐCSVN
2/ Tân Việtcách mạng đảng
 a. Sự ra đời.
- 7/1925 Hội Phục Việt ra đời → đổi tên Hưng Nam → 7/1928 đổi thành Tân Việtcách mạng đảng (Đảng Tân Việt)
- Thành phần: Trí thức, Tniên tiểu TS yêu nước
- Mục tiêu: Đánh đổ CNĐQ, thiết lập XH bình đẳng, bác ái
 b. Hoạt động
- Chủ yếu ở Trung kì
- Dưới tác động hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt sớm chịu ảnh hưởng của tư tưởngcách mạngVS:
 + Một số đảng viên gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
 + Số đảng viên còn lại tích cực chuẩn bị thành lập chính đảngcách mạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác Lênin 
3/ Việt Nam Quốc dân đảng
a.Sự thành lập.
- 25/12/1927, hạt nhân là Nam Đồng thư xã, đứng đầu là Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính
- Mục tiêu: Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền
=> Là chính đảngcách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản của TSDT Việt Nam
 b. Chủ trương, thành phần
- Chủ trương tiến hành bạo lựccách mạng
- Lực lượng chủ yếu là binh lính người Việt đã giác ngộ trong quân đội Pháp
- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc kì
 c. Hoạt động:
- 2/1929 tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh → TDP tiến hành khủng bố dã man.
=> Việt NamQD đảng bị đẩy vào tình thế bị động
- 9/2/1930 các lãnh đạo chủ chốt của tổ chức đã dốc hết L2 còn lại tiến hành cuộc KN tại Yên Bái
 và thất bại
* Đánh giá:
- Thể hiện lòng yêu nước, bất khuất của TSVN nói riêng và của nhân dânVN nói chung.
- Đánh dấu sự chấm dứt vai tròcách mạng của Việt Nam QD đảng trong PTDT
4. Củng cố:2’
- Từ 1925 -1929 PTCÁCH MạNG phát triển cao hơn so với 1919 – 1925, với sự ra đời 3 tổ chức CM
- Ba tổ chứccách mạng theo 2 khuynh hướng
 + G PDT + công nhânXH
 + GPDT + công nhânTB (DCTS)
=>- Việt Nam QD đảng đã chấm dứt vai tròcách mạng sau KN Yên Bái
 - Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt tiếp tục đưa CVM đi lên, sau đó phân hóa thành 3 tổ chức cộng sản và hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam, đưacách mạng Việt Nam theo khuynh hướng ĐLDT + công nhânXH
* Bài tập: Trả lời câu hỏi SGK
* Dặn dò: Chuẩn bị bài mới “ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” ( tiếp theo)
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docBai 13 PTDTDC(1925 -1930).doc
Giáo án liên quan