Giáo án Lịch sử 11 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Bùi Xuân Dương
Bài 12. NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Đặc biệt là cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở Đức.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Đức, quá trình chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền và chuẩn bị phát động chiến tranh.
2. Kĩ năng
- Bồi dưỡng khả năng khai thác tư liệu để hiểu những vấn đề lịch sử.
- Rèn luyện tư duy độc lập, khả năng so sánh của các sự kiện lịch sử khác nhau để tìm ra bản chất của chúng.
3. Tư tưởng
- Hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít nói chung và phát xít Đức nói riêng.
- Nâng cao lòng yêu mến hoà bình, chống chiến tranh.
II. Phương pháp dạy học:
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1. Chuẩn bị của thầy
- Bản đồ chính trị châu Âu những năm 1914 - 1923.
- Một số tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài học.
2. Chuẩn bị của trò
- Học bài cũ, làm bài tập đầy đủ.
- Đọc kỹ trước SGK ở nhà.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1’) Nắm sĩ số lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu hỏi:
+ Nêu các giai đoan phát triển của CNTB giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới.
+ Nêu nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ?
- Đáp án:
+
+
+
3. Dạy - học bài mới (39’)
- Giới thiệu bài mới (1’) Thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, nước Đức đã trải qua những biến động thăng trầm như thế nào ? Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức ra sao ? Chúng đã thực hiện những chính sách phản động gì để châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới mới ? Bài học hôm nay giúp em sẽ rõ vấn đề trên.
ền, kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Đảng Quốc xã. + Truyền thống quân phiệt của nước Đức,... - Khủng hoảng kinh tế giới đã tác động đến nước Đức làm cho kinh tế, chính trị, xã hội khủng hoảng trầm trọng. - Để đối phó lại khủng hoảng, Đảng Quốc xã đứng đầu là Hít-le đã chủ trương phát xít hoá bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài. 2. Nước Đức trong những năm 1933-1939 10’ Hoạt động 5: Thảo luận nhóm - GV chia lớp làm 3 nhóm và đưa ra câu hỏi: Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách về kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào ? + Nhóm 1: Chính trị. + Nhóm 2: Kinh tế. + Nhóm 3: Đối ngoại. - GV nhận xét và bổ sung: + 26-11-1936, Đức kí với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”, hình thành khối phát xít Đức-Italia- Nhật Bản, nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. -> Hít-le thi hành chính sách đối nội phản động, chính sách đối ngoại hiếu chiến -> nền hoà bình ở châu Âu và thế giới bị đe doạ. - Các nhóm cử đại diện trả lời: - Nhóm 1: - Chính trị: Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai các Đảng phái dân chủ, đặt Đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật , lật đổ nền cộng hoà Vaima. - Nhóm 2: - Kinh tế: tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ cho nhu cầu quân sự. Các nghành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp quân sự được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn trương. Các ngành giao thông vận tải, xây dựng đường sá được tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự, nhằm chuẩn bị cho việc phát động chiến tranh xâm lược. - Nhóm 3: - Đối ngoại: + Nước Đức tuyên bố rút ra khỏi Hội Quốc liên. + 1935, ban hành lệnh Tổng động viên, thành lập đội quân thường trực, xây dựng nước Đức thành một trại lính khổng lồ với đạo quân 1.500.000 người cùng 30.000 xe tăng và khoảng 4.000 máy bay, ráo riết chuẩn bị chiến tranh xâm lược. - Về chính trị: Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, lật đổ nền cộng hoà Vai-ma. -Kinh tế: tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ cho nhu cầu quân sự, nhằm chuẩn bị cho việc phát động chiến tranh xâm lược. - Đối ngoại + 10-1933, Đức rút ra khỏi Hội Quốc liên để tự do hành động. + 1935, ban hành lệnh Tổng động viên, thành lập đội quân thường trực, xây dựng nước Đức thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch chiến tranh xâm lược. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 3’ 1. Củng cố: Nêu các câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh: - Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ? - Chính phủ Hít-le đã thực hiện các chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939 ? 2. Dặn dò - Làm bài tập trong SBT, trả lời nhửng câu hỏi SGK, chuẩn bị bài mới. - Sưu tầm một số tranh ảnh và tài liệu về chủ nghĩa phát xít Đức và nhân vật Hit-le. - Bài tập: Tại sao cách mạng dân chủ tư sản tháng 11-1948 ở Đức không thể chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ? V. Rút kinh nghiệm ..... ..... ..... ..... Ngày soạn: 27-08-2009 Tiết : 16 Bài 13. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Sự vươn lên của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kì bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập 20 của thế kỉ XX. - Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Mĩ.Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kì phát triển mới. 2. Kĩ năng - Bồi dưỡng khả năng khai thác tư liệu để hiểu những vấn đề lịch sử. - Rèn luyện tư duy độc lập, khả năng so sánh các sự kiện lịch sử khác nhau để tìm ra bản chất của sự kiện. 3. Tư tưởng - Hiểu rõ bản chất của tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và những mâu thuẫn, nan giải trong lòng nước Mĩ. - Hiểu rõ qui luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức. II. Phương pháp dạy học: III. Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy - Bản đồ nước Mĩ hoặc bản đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Một số tranh ảnh, tư liệu về nước Mĩ. - Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (vẽ to). 2. Chuẩn bị của trò - Học bài cũ, làm bài tập đầy đủ. - Đọc kỹ trước SGK ở nhà. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Nắm sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Câu hỏi: + Chính phủ Hit-le đã thực hiện các chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm1933-1939 ? - Đáp án: + + + 3. Dạy - học bài mới (39’) - Giới thiệu bài mới (1’) Trong những năm 1918-1939, nước Mĩ trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính: từ sự phồn vinh của nền kinh tế trong thập niên 20 đến sự khủng hoảng và suy thoái nặng nề chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ trong những năm 1929-1933. Chính sách mới của Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng và duy trì được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Để hiểu rõ những bước thăng trầm đó, chúng ta tìm hiểu bài 13. Thôøi löôïng Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh Kieán thöùc I. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918 - 1929 1. Tình hình kinh tế 8’ Hoạt động 1: Cá nhân - GV sử dụng bản đồ giới thiệu vị trí của Mĩ (theo SGV). - Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại “những cơ hội vàng” cho nước Mĩ ? - Biểu hiện của sự phồn vinh ? - Những biểu hiện trên đây chứng tỏ điều gì ? - Những hạn chế của nền kinh tế Mĩ ? - GV chốt lại những mặt hạn chế đó chính là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế 1929-1933. - HS trả lời: Vì + Mĩ là nước thắng trận. + Mĩ trở thành chủ nợ của các nước châu Âu. + Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí, hàng hoá. + Mĩ chú trọng áp dụng thành tựu của khoa học-kỉ thuật, sử dụng phương pháp quản lí tiên tiến, mở rộng qui mô và chuyên môn hoá sản xuất. - HS dựa vào phần chữ nhỏ trong SGK trình bày. + 1923 -> 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%. 1929, chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu hoả. + 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới, là chủ nợ của thế giới. - HS trả lời: + Kinh tế Mĩ tăng trưởng ở mức độ cao. + Thực lực kinh tế của Mĩ rất mạnh hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu. + Nhưng ngay trong thời kì ổn định đó kinh tế Mĩ đã bộc lộ những hạn chế. - HS: + Nhiều ngành công nghiệp chỉ sử dụng 60-80% công suất. + Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu. - Những năm 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. - Nguyên nhân + Là nước thắng trận. + Mĩ trở thành chủ nợ của các nước châu Âu. + Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí, hàng hoá. + Mĩ chú trọng áp dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Biểu hiện + 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%. 1929, chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu hoả. + 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới, là chủ nợ của thế giới. - Hạn chế + Nhiều ngành công nghiệp chỉ sử dụng 60 -> 80% công suất. + Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu. 2. Tình hình chính trị, xã hội 7’ Hoạt động 2: Cá nhân - GV giảng giải trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ, gắn liền với sự cầm quyền của các Tổng thống Đảng Cộng hoà. Ở Mĩ, hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay phiên nhau cầm quyền. Về hình thức tưởng chừng 2 đảng đối lập nhau nhưng thực tế lại thống nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại. - Chính phủ của Đảng Cộng hoà đã thực hiện những chính sách gì ? - HS - Chính phủ của Đảng Cộng hoà đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ. - Nắm quyền là các Tổng thống của Đảng Cộng hoà. - Chính phủ của Đảng Cộng hoà đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ. - Ở Mĩ, hố sâu ngăn cách giữa giàu và nghèo quá lớn, những người lao động luôn phải đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công, nạn phân biệt chủng tộc. -> Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi. - 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập. II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM (1929 - 1939) 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ 10’ Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - GV chia lớp làm 4 nhóm và nêu các câu hỏi + Nhóm 1: Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ? + Nhóm 2: Diễn biến. + Nhóm 3: Hậu quả. + Nhóm 4: Nhận xét về sự khủng hoảng, suy thoái ở nước Mĩ. - GV cho học sinh quan sát biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ và rút ra nhận xét. - HS cử đại diện nhóm trả lời: + Nhóm 1: Nguyên nhân: do chủ nghĩa tự do thái quá, sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn tới tình trạng cung vượt quá xa cầu làm bùng nổ kinh tế thừa. + Nhóm 2: Khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra từ 10-1929 đến 1932 là trầm trọng nhất. + Nhóm 3: 1932, sản lượng công nghiệp còn 53,8% so với năm 1929, 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản. 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp. Phong trào đấu tranh lan rộng toàn nước Mĩ. + Nhóm 4: Khủng hoảng diễn ra trầm trọng gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Mâu thuẫn xã hội gia tăng. Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ. - Nguyên nhân: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn tới tình trạng cung vượt quá xa cầu làm bùng nổ kinh tế thừa. - Diễn biến: Khủng hoảng diễn ra từ 10-1929 đến 1932 là trầm trọng nhất. - Hậu quả + 1932, sản lượng công nghiệp còn 53,8% so với 1929. + 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản. + 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản. + Hàng chục triệu người thất nghiệp. Phong trào đấu tranh lan rộng toàn nước Mĩ. 2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven 12’ Hoạt động 4: Cá nhân - GV giới thiệu vài nét về Tổng thống Ru-dơ-ven. - Hướng dẫn học sinh khai thác SGK để tìm ra nội dung, biện pháp của Chinh sách mới ? - GV mở rộng: Đạo luật ngân hàng nhằm đóng tất cả các ngân hàng sau đó lại một số ngân hàng có khả năng phục hồi với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và thiết lập chế độ bảo đảm tốt đối với tiền gởi của khách hàng, việc mua bán chứng khoán đặt dưới sự giám sát của nhà nước. - Thực chất của Chính sách mới ? - GV cho học sinh quan sát biểu đồ thu nhập quốc dân của Mĩ 1929-1941 để thấy được kết quả của Chính sách mới. - GV nêu câu hỏi: Chính phủ Ru-dơ-ven thi hành chính sách đối ngoại như thế nào ? - HS trả lời + Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. + Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. - HS trả lời: Nhà nước dùng sức mạnh và biện pháp điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường. - HS dựa vào SGK và phát biểu: + Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội. + Khôi phục được sản xuất. + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau năm 1933. - HS trả lời: Ru-dơ-ven thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo, thiết thực và có hiệu quả. Đó là: Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện. 11-1933, công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu. - Cuối 1932, Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực, được gọi chung là Chính sách mới. - Nội dung + Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. + Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. => Nhà nước dùng sức mạnh và biện pháp điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường. - Kết quả + Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội. + Khôi phục được sản xuất. + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933. - Chính sách ngoại giao + Thực hiện chính sách láng giềng thân thiện. + 11-1933, công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô . + Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 5’ 1. Củng cố: Nêu các câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh: - Tình hình nứơc Mĩ trong những năm 1919 - 1929 như thế nào ? - Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng như thế nào ? 2. Dặn dò - Làm bài tập trong SBT, trả lời những câu hỏi SGK, chuẩn bị bài mới. V. Rút kinh nghiệm ..... ..... ..... ..... Ngày soạn: 27-08-2009 Tiết : 17 Bài 14. NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Những vấn đề cơ bản về tình hình nước Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Những bước phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật trong 10 năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị, xã hội. - Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh. Tăng cường khả năng so sánh, phân tích sự kiện, khái quát rút ra kết luận,lập bản thống kê. 3. Tư tưởng - Hiểu rõ bản chất tàn bạo, phản động của phát xít Nhật và tội ác chiến tranh của chúng đối với nhân dân châu Á và thế giới. - Bồi dưỡng tinh thần chống chủ nghĩa phát xít và các biểu hiện của nó. II. Phương pháp dạy học: III. Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy - Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918-1939. - Lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 2. Chuẩn bị của trò - Đọc và tìm hiểu trước bài mới theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Nắm sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Câu hỏi: + Nêu những nét cơ bản trong chính sách mới của Rudơven. + Nêu các giai đoạn phát triển của lịch sử nước Mĩ trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939. - Đáp án: + + + 3. Dạy - học bài mới (39’) - Giới thiệu bài mới (1’) Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á được xếp vào hàng ngũ các cường quốc tư bản. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Nhật Bản phát triển như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 14. Thôøi löôïng Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh Kieán thöùc I. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1918 - 1929 1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 - 1923) 8’ Hoạt động : Cá nhân - GV sử dụng lược đồ để giới thiệu vị trí của nước Nhật. - Vì sao sau chiến tranh, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp ? - GV yêu cầu theo dõi SGK tìm ra những biểu hiện tăng trưởng kinh tế của Nhật trong và sau chiến tranh. - GV nhận xét và bổ sung thêm. - Nguyên nhân nào Nhật lâm vào khủng hoảng ? - GV sử dụng tranh Thủ đô Nhật Bản sau trận động đất năm 1922 nhằm giúp HS thấy rõ Nhật là nước thường xảy ra động đất. - Tác động của cuộc khủng hoảng ? - HS trả lời + Nhật không bị chiến tranh tàn phá . + Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí . + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. - HS trả lời Trong 6 năm (1914-1919) sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu tăng 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. - HS + Dân số tăng quá nhanh. + Thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ. + Mất cân đối giữa công và nông nghiệp. + Do trận động đất (1922) ở Tô-ki-ô. - HS + Xã hội: đời sống của người lao động không được cải thiện. Phong trào đấu tranh của nông dân bùng lên mạnh mẽ. + Phong trào bãi công của công nhân cũng lan rộng. + 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập. a.Kinh tế - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp. - Nguyên nhân + Nhật không bị chiến tranh tàn phá. + Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí. + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. - Biểu hiện Trong 6 năm (1914-1919) sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu tăng 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. - Từ 1920 -> 1921, Nhật lâm vào khủng hoảng. + Đời sống của người lao động không được cải thiện. Phong trào đấu tranh nông dân bùng lên mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc “Bạo động lúa gạo” vào mùa thu 1918. + Phong trào bãi công của công nhân cũng lan rộng ở các trung tâm công nghiệp. Trên cơ sở đó, 7- 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập. 2. Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 - 1929) 7’ Hoạt động : Nhóm GV chia lớp làm 4 nhóm + Nhóm 1: Tìm ra điểm nổi bật của kinh tế Nhật giai đoạn 1924-1929 ? + Nhóm 2: Nguyên nhân ? + Nhóm 3: Điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau chiến tranh ? + Nhóm 4: Tại sao có cùng lợi thế như nhau sau chiến tranh mà kinh tế Nhật bấp bênh không ổn định còn kinh tế Mĩ phát triển ổn định ? + Nhóm 1: - Từ 1924-1929 kinh tế Nhật bấp bênh, không ổn định. + Nhóm 2: Nhật Bản là một nước nghèo nguyên liệu, nhiên liệu phải nhập khẩu quá mức, tính cạnh tranh yếu do phải phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu. + Nhóm 3: - Giống nhau: cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tổn thất gì nhiều. - Khác nhau: + Kinh tế Nhật bấp bênh, không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lâm vào khủng hoảng. + Kinh tế Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX. + Nhóm 4: - Mĩ: chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn. - Nhật: một nước nghèo nguyên liệu, nhiên liệu phải nhập khẩu quá mức, tính cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ, sức mua của người dân thấp. a. Kinh tế - Từ 1924 -> 1929, kinh tế Nhật bấp bênh, không ổn định. + 1926, sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh. + 1927, khủng hoảng tài chính bùng nổ. b. Chính trị - xã hội + Trong những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị. + Những năm cuối thập niên 20, Chính phủ Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại. II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (1929 - 1933) VÀ QUÁ TRÌNH QUÂN PHIỆT HOÁ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NHẬT BẢN 1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản 7’ Hoạt động 1: Cá nhân - GV nhắc lại: từ đầu 1927 ở Nhật đã xuất hiện những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng diễn ra trầm trọng nhất từ trong nông nghiệp. - Tại sao khủng hoảng trong nông nghiệp là trầm trọng nhất ? - Biểu hiện ? - Hậu quả ? - GV bổ sung và kết luận: Nông dân bị phá sản, 2/3 nông dân mất ruộng đất. Công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra quyết liệt. 1929, có 276 cuộc bãi công nổ ra, 1930, có 907 và năm 1931, có 998 cuộc bãi công. - HS + Nông nghiệp phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. - Biểu hiện + Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5 % so với 1929. + Nông nghiệp giảm 1,7%. + Ngoại thương giảm 80%. + Đồng yên sụt giá nghiêm trọng. - Hậu quả + Nông dân bị phá sản. + Công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu. + Mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt. - Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) tác động vào nền kinh tế Nhật làm cho kinh tế bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp. - Biểu hiện + Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5 % so với 1929. + Nông nghiệp giảm 1,7%. + Ngoại thương giảm 80%. + Đồng yên sụt giá nghiêm trọng. - Hậu quả + Nông dân bị phá sản. + Công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người. + Mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra quyết liệt. 2. Quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước 11’ Hoạt động 1: cá nhân - GV yêu cầu học sinh nhắc lại nước Đức, Mĩ đã giải quyết khủng hoảng như thế nào ? - Đặc điểm của quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước ở Nhật ? - H
File đính kèm:
- Bai_13_Nuoc_Mi_giua_hai_cuoc_chien_tranh_the_gioi_1918_1939.doc