Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 8, Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo)

HS trả lời: Cũng như các triều đại PK trước đó, cuối thời Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quí tộc, địa chủ còn nông dân ít ruộng đất, sưu cao, thuế nặng, phải đi lính ND mâu thuẫn với địa chủ gay gắt KN Lý Tự Thành Nhà Minh sụp đổ

HS trả lời:

- Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc: bắt người Trung Quốc theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế nông dân nhưng >< dân tộc vẫn tăng KN nông dân khắp nơi.

- Đối ngoại: thi hành chính sách

“Bế quan toả cảng” bi sự dòm ngó tư bản phương tây sự sụp đổ chế độ PK. Cách mạng Tân Hợi (1911) nhà Thanh sụp đổ.

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 8, Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 7/10/2008
Tiết : 8
 Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN.
Tiết2 (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức: HS nắm được:
- Những đặc điểm kinh tế Trung Quốc: mầm móng kinh tế TBCN đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt
- Văn hoá Trung Quốc phát triển rực rỡ.
Kĩ năng: Biết phân tích và rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử.
Tư tưởng, tình cảm: Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược các triều đại phong 
kiến Trung Quốc. Biết quí trọng các di sản văn hoá, hiểu được ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc đến Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tham khảo tài liệu, SGK, SGV.
- Tranh ảnh, các bài thơ, tiểu thuyết ( Thuỷ Hử, Tây Du Kí).
- Phương án tổ chức: GV gợi mở, phân tích , hướng dẫn HS qua các HĐ cá nhân, nhóm
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
- SGK, đọc trước mục 3, 4 của bài.
- Sưu tầm tranh ảnh ( Vạn Lí Trường Thành, đồ gốm sứ, thơ ca, tiểu thuyết).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức lớp: 1’-Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
Kiểm tra bài cũ:4’- Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào?
 3. Giảng bài mới:1’- Thời Minh - Thanh bộ máy chính quyền tiếp tục củng cố, các bộ được hình thành, chính quyền Minh - Thanh thi hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế, cùng với đó là mầm móng QHSX - TBCN xuất hiện. Văn hoá có nhiều thành tựu nổi bật. Tìm hiểu bài học:
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội Dung
 5’
 6’
 5’
 5’
HĐ1: HĐ tập thể và cá nhân.
GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Nhà Minh - Thanh được thành lập như thế nào?
GV nhận xét, chốt ý.
Lập bảng niên biểu.
HỎI: Dưới thời nhà Minh kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với các triều đại trước? Biểu hiện? 
GV giải thích thêm:
- Quan hệ giữa chủ - làm thuê: “chủ xuất vốn”,” thợ xuất sức”
- NN: bỏ vốn trước, thu SP sau.
- TCN: Xưởng tương đối lớn.
- Sự thịnh trị của nhà Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị: ngay từ khi lên ngôi. Minh Thái Tổ đã quan tâm đến XD chế độ quân chủ chuyên chế TW tập quyền (bỏ chức thừa tướng, thái uý, giúp việc cho vua là 6 bộ).
HỎI: Tại sao nhà Minh với nền kinh tế-chính trị thịnh đạt như vậy lại sụp đổ?
GV nhận xét, bổ sung.
HỎI: Chính sách cai trị của nhà Thanh?
GV giải thích “Bế quan toả cảng”.
Cuối cùng GV nhận xét, chốt ý
HĐ1:
HS tìm hiểu SGK trả lời:
- Sau nhà Đường®Tống, Nguyên
- KN Chu Nguyên Chương đã thành lập nhà Minh (1638-1644). KN Lý Tự Thành ® Nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh phía Bắc Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành, lập nhà Thanh (1644 –1911) .
Cả lớp thảo luận, gọi 1 HS trả lời HS khác bổ sung:
- Vua triều Minh thi hành nhiều biện pháp phát triển kinh tế. Đầu TK XVI QHSX-TBCN xuất hiện.
- Biểu hiện: NN, TCN, TN (như nội dung cơ bản).
Thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc kinh, Nam kinh không chỉ là trung tâm chính trị, còn là trung tâm kinh tế.
HS trả lời: Cũng như các triều đại PK trước đó, cuối thời Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quí tộc, địa chủ còn nông dân ít ruộng đất, sưu cao, thuế nặng, phải đi lính ® ND mâu thuẫn với địa chủ gay gắt® KN Lý Tự Thành® Nhà Minh sụp đổ
HS trả lời:
- Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc: bắt người Trung Quốc theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế nông dân nhưng >< dân tộc vẫn tăng ® KN nông dân khắp nơi. 
- Đối ngoại: thi hành chính sách 
“Bế quan toả cảng”® bi sự dòm ngó tư bản phương tây® sự sụp đổ chế độ PK. Cách mạng Tân Hợi (1911) nhà Thanh sụp đổ.
3. Trung Quốc thời Minh, Thanh:
 a. Sự thành lập nhà Minh, Thanh:
- Nhà Minh thành lập (1368 -1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương
- Nhà Thanh thành lập (1644-1911).
b. Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh:
 Từ TK XVI đã xuất hiện mầm móng kinh tế TBCN:
- TCN: xuất hiện nhiều công trường thủ công, QH chủ - thợ.
- Thương nghiệp: phát triển, thành thị mở rộng, phồn thịnh.
- Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước thu sản phẩm sau.
c. Về chính trị: 
- Bộ máy nhà nước PK ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung vào tay vua
- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có sang xâm lược Đại việt nhưng đã bị thất bại nặng nề.
d. Chính sách nhà Thanh:
- Đối nội: áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.
- Đối ngoại: thi hành chính sách “Bế quan toả cảng”.
 Þ Chế độ PK nhà Thanh sụp đổ năm 1911.
 7’
7’
HĐ2: Làm việc theo nhóm.
GV chia lớp làm 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
Nhóm1: Những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng của chế độ PK Trung Quốc?
GV nhận xét, chốt ý.
Nhóm2: Những thành tựu trên lĩnh vực sử học, văn học , khoa học kĩ thuật?
GV: kể ngắn gọn nội dung một vài tác phẩm.
- Thủy Hử : Kể lại cuộc KN nông dân Lương Sơn Bạc (108 anh hùng ) do Tống Giang lãnh đạo .
- Tây Du Kí: Viết về Huyền Trang và các đồ đệ tìm sang Tây Trúc lấy kinh.
GV giới thiệu tranh: đồ, gốm, sứ, hàng dệt.
Cho HS xem tranh Cố cung Bắc Kinh .
Phân tích: Cố cung nó biểu tượng cho quyền uy của chế độ PK nhưng đồng thời nó cũng biểu hiện tài năng và nghệ thuật, xây dựng của nhân dân Trung Quốc. 
HĐ Củng cố kiến thức: Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS:
- Những biểu hiện phát triển kinh tế thời Minh -Thanh?
- Những thành tựu văn hoá Trung Quốc thời Minh -Thanh?
HĐ2:
HS xem SGK thảo luận, cử đại diện trả lời:
- Nho giáo: Người khởi xướng là Khổng Tử. Quan niệm: Vua-Tôi, Cha-Con, Chồng - Vợ...
- Phật giáo: thịnh nhất thời Đường ® Cuộc hành trình đầy gian nan Đường Huyền Trang.
Đại diện nhóm2 trả lời: 
Bắt đầu từ thời Tây Hán:
- Sử học: đã trở thành lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với Bộ sử kí.
- Văn học:
 + Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường, tác giả tiêu biểu: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.
 + Tiểu thuyết: phát triển thời nhà Minh -Thanh. Tiêu biểu:
 Thuỷ Hử – Thi Nại Am. 
 Tam quốc Diễn Nghĩa - La Quán Trung.
 Tây Du Kí - Ngô Thừa Ân
 Hồng Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần 
® Dựa vào sự kiện có thật và hư cấu thêm: 
“7 thực, 3 hư” nó phản ánh phần nào đời sống nhân dân Trung Quốc và các MQH thời PK.
- KHKT: đạt nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải (bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp). Nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt… người Trung Quốc biết khá sớm.
HS xem tranh nhận xét: đạt trình độ cao.
4. Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến:
 a.Tư tưởng:
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng PK, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ PK, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất thời Đường.
b. Sử học: Tư Mã Thiên với Bộ sử kí.
 c. Văn học:
- Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường.
- Tiểu thuyết phát triển mạnh dưới thời Minh -Thanh.
d. Khoa học kĩ thuật: 
Đạt nhiều thành tựu quan trọng
- Toán học, thiên văn học, Y dược… 
- Trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt. 
- Có nhiều công trình kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện cổ kính, những bức tượng Phật…
Củng cố kiến thức: 
4. Dặn dò: 4 phút
- Học bài câu hỏi 3 SGK- Tr36. 
- Đọc trước bài 6: CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN.
 - Bài tập về nhà: Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Trung Quốc theo nội dung sau:
Tên triều đại
Tổ chức bộ máy chính quyền
Tình hình kinh tế
Chính sách đối ngoại
Tần -Hán 
Đường -Tống 
Minh -Thanh 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doc8-10.DOC
Giáo án liên quan