Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 7, Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

- Ở TW: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái uý cùng các quan văn, võ.

- Ở địa phương: quan thái thú và huyện lệnh.

(tuyển dụng quan lại chủ yếu là tiến cử).

- Chính sách xâm lược của nhà Tần – Hán: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10987 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 7, Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/09/2012
Tiết : 7 Chương III.
 Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN.
Tiết1 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức: HS nắm được :
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung quốc và các quan hệ trong xã hội.
- Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần – Hán cho đến thời Đường. 
Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa.
- Những đặc điểm kinh tế dưới thời Đường.
Kĩ năng: Phân tích - rút ra kết luận. Nắm vững các khái niệm cơ bản.
Thái độ: Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại PK Trung Quốc. Quí trọng di sản văn hoá.
II.CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tham khảo tài liệu, SGV, SGK.
- Bản đồ Trung Quốc, Sơ đồ bộ máy thời Tần- Hán, biểu đồ
- Phương án tổ chức: GV phân tích, gợi mở, phát vấn qua các hoạt động trên lớp.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK tìm hiểu sự hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc, vẽ sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc..
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 6 phút.
Ổn định tổ chức lớp:1p- Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
Kiểm tra bài cũ:4p 
Tại sao nói “ Khoa học đã có từ lâu nhưng đến thời Hy lạp, Rô ma khoa học mới trở thành khoa học”?
Giảng bài mới: 1p-Vào TK cuối công nguyên do sự phát triển của SX, xã hội phân hoá giai cấp nên chế độ PK ở đây đã hình thành sớm. Để hiểu được quá trình hình thành chế độ phong kiến ra sao? Phát triển qua các triều đại như thế nào? Tìm hiểu bài:
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
NDCX
Quí tộc
 8’
 5’
6’
 5’
5’
5’
HĐ1: Hoạt động cá nhân
GV gợi lại cho HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài các quốc gia cổ đại Phương Đông .
HỎI: Việc sử dụng công cụ sắt ở Trung Quốc vào TKV TCN có T/dụng gì? GVgiới thiệu sơ đồ: 
Địa chủ
 ND giàu
 ND tự canh
 ND nghèo(NDLC)
HỎI: Nhà Tần - Hán được hình thành như thế nào? Tại sao nhà Tần lại thống nhất được Trung Quốc?
GV cho HS quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần – Hán từ TW đến địa phương.
Hoàng đế
Thừa tướng
Thái uý
Các quan văn
Các quan võ
HỎI: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Tần - Hán?
GV gợi ý.
HĐ2: Hoạt động theo nhóm.
Chia lớp 3 nhóm GV nêu câu hỏi:
Nhóm1: Nhà Đường được thành lập như thế nào? Kinh tế thời Đường so với các triều đại trước? Nội dung của chính sách quân điền?
Giải thích mở rộng các khái niệm: Tô, dung, điệu.
- Tô: thuế ruộng đất. 
- Dung: thuế thân.
- Điệu: thuế hộ khẩu.
GV nhận xét, chốt ý.
Nhóm2: Bộ máy nhà nước thời Đường có gì khác so với các triều đại trước?
GV nhận xét, chốt ý.
Nhóm3: Vì sao lại nổ ra các cuộc KN nông dân vào vào cuối triều đại nhà Đường?
GV nhận xét, bổ sung.
HĐ Củng cố kiến thức: Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS:
- Nêu lại sự hình thành XH phong kiến Trung Quốc?
- Sự phát triển chế độ phong kiến qua các triềuTần - Hán - Đường? Sự phát triển kinh tế thời nhà Đường?
HS xem sơ đồ và dựa vào kiến thức đã học trả lời.
Trong xã hội Trung Quốc, từ khi đồ sắt xuất hiện, xã hội đã có sự phân hoá, hình thành giai cấp mới: Địa chủ và nông dân lĩnh canh® QHSX.PK: là quan hệ bóc lột giữa địa chủ đối với nông dân lĩnh canh (thay thế bóc lột Quí tộc - NDCX.
HS đọc SGK trả lời:
Trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường giang thời cổ đại có nhiều nước nhỏ thường chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau làm thành cục diện Xuân – Thu chiến quốc. Đến TKIV TCN nhà Tần có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ® lần lượt tiêu diệt các đối thủ. Năm 221 TCN, đã thống nhất được Trung Quốc. Vua Tần tự xưng là Tần Thuỷ Hoàng ® Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành. 
Nhà Tần tồn tại 15 năm ® bị cuộc KN Trần Thắng và Ngô Quảng làm cho sụp đổ.
Lưu Bang lập ra nhà Hán (206 TCN - 220). Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.
HS xem sơ đồ.
HS trả lời:
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống quân Tần TCN.
-Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Nam Hán - Năm 40
HĐ2:
HS đọc SGK thảo luận trả lời:
Đại diện nhóm1 trả lời: Sau nhà Hán Trung Quốc lâm vào tình trạng loạn lạc kéo dài, Lý Uyên dẹp được loạn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 - 907)
- Kinh tế: phát triển hơn các triều đại trước.
 + NN: thực hiện chính sách quân điền (chia ruộng đất cho ND ® ND nộp thuế nhà nước).
 + TCN, TN: thịnh đạt.
Đại diện nhóm2 trả lời:
- Bộ máy nhà nước thời Đường tiếp tục được củng cố: từ TW ® địa phương, có thêm chức Tiết độ sứ, Tuyển dụng quan lại bằng thi cử.
- Tiếp tục chính sách xâm lược láng giềng® đặt ách thống trị lên đất nước ta. ® Nhân dân ta vùng lên KN: Mai Thúc Loan (722).
Đại diện nhóm3 trả lời:
Cuối triều đại nhà Đường mâu thuẫn ĐC với ND gay gắt ® Khởi nghĩa nông dân.
Tiêu biểu: Khởi nghĩa Hoàng Sào (874), nhà Đường sụp đổ.
Triệu Khuông Dẫn lập ra nhà Tống (960).
1.Chế độ phong kiến thời Tần -Hán:
a. Sự hình thành nhà Tần - Hán:
- Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng Tần Thuỷ Hoàng.
- Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 TCN - 220. Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.
b.Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán:
- Ở TW: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái uý cùng các quan văn, võ.
- Ở địa phương: quan thái thú và huyện lệnh.
(tuyển dụng quan lại chủ yếu là tiến cử).
- Chính sách xâm lược của nhà Tần – Hán: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường: 
a.Về kinh tế: 
- Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới, chọn giống,… dẫn tới năng suất tăng.
- TCN, TN: phát triển thịnh đạt, có các xưởng thủ công: luyện sắt, đóng thuyền…
® Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước. 
b.Về chính trị:
- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW đến địa phương, có chức Tiết độ sứ.
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương).
- Tiếp tục chính sách xâm lược và mở rộng lãnh thổ.
c. Về xã hội:
 Mâu thuẫn XH dẫn đến khởi nghĩa nông dân TKX, khiến cho nhà Đường sụp đổ.
Củng cố kiến thức: 
4. Dặn dò : 5 phút
 - Học bài câu hỏi 1, 2 SGK - Tr 36. 
- Đọc trước mục 3, 4 của bài. 
- Bài tập về nhà: Sưu tầm tranh ảnh. Tìm hiểu chế độ phong kiến thời Minh - Thanh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doc7-10.DOC
Giáo án liên quan