Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 6, Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Tây - Hy Lạp và Rô Ma (Tiếp theo)
Đại diện nhóm3 trình bày, các nhóm khác bổ sung:
- Văn học: có các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me-rơ là I-li-át và Ô-đi-xê.
- Kịch: Ơ-Đíp làm vua - XôPhốc, Ô-re-xti - Ê - Sin
Nội dung mang tính nhân đạo, đề cao cái thiện, cái đẹp, phản ánh các quan hệ trong XH.
Ngày soạn: 20/9/2013. Tiết : 6 Bài 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔ MA. Tiết2 (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU : Kiến thức: HS nắm được : Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh. Thái độ: GD tinh thần học hỏi, tiếp thu văn hoá nhân loại. II.CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: - Tham khảo SGK, SGV. - Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại. - Phương án tổ chức: GV Gợi mở, phân tích qua các hoạt động tập thể, nhóm. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK tìm hiểu thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại ĐTH III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 1p- kiểm trasĩ số, thái độ học tập của HS. Kiểm tra bài cũ: 4p-Tại sao Hy Lạp-Rô Ma có1 nền kinh tế phát triển? Bản chất của nền DC cổ đại? Giảng bài mới:1p- Một chế độ dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ người ta gọi đó là chế độ chiếm hữu nô lệ, nô lệ bị bóc lột và đã đấu tranh làm cho thời cổ đại và chế độ chiếm hữu nô lệ chấm dứt. Cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã để lai cho nhân loại một nền văn hoá rực rỡ. Những thành tựu đó là gì? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 8’ HĐ1: Hoạt động nhóm. GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Nhóm1: Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch và chữ viết? So với cư dân phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết? GV nêu câu hỏi gợi mở: Quan niệm của dân cư ĐTH về trái đất, mặt trời? Cách tính lịch so với dân cư PĐ? Chữ viết của dân cư ĐTH Có dễ đọc, dễ viết hơn dân cư phương Đông hay không? Những chữ trên Khải hoàn môn Trai- an. Có gì giống với chữ viết chúng ta đang sử dụng bây giờ? HS: Sưu tầm về thành tựu văn hoá Hy Lạp – Rôma trước và sau đó trình bày theo nhóm theo yêu cầu của GV. Đại diện nhóm 1 trình bày, các nhóm khác bổ sung. (như nội dung cơ bản). 3. Văn hoá cổ đại HyLạp - Rô Ma: a. Lịch và chữ viết: - Lịch: cư dân Địa Trung Hải đã tính được lịch. 1 năm : 365 ngày ¼. 1 tháng :có 30- 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần hiểu biết ngày nay - Chữ viết: + Phát minh ra hệ thống chữ cái: A,B,C…Lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh . + Có hệ số “ La mã”. Þ Ý nghĩa việc phát minh chữ viết : Đây là cống hiến lớn lao của cư dân ĐTH cho nền văn minh nhân loại. 8’ HỎI nhóm2: Hãy trình bày những hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân ĐTH ? Tại sao nói: “ Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp –Rô Ma khoa học mới trở thành khoa học”? GV nhận xét, chốt ý. Đại diện nhóm2 trình bày: về các lĩnh vực Toán, lý, sử, địa. - Toán: Về các định lý Ta Lét, Pi- ta-go. - Lí: Ac-si-mét (Câu chuyện về Ac si mét). - Sử: Hê-rô-đốt viết về lịch sử các thành bang. Tuy-si-dít Viết về các cuộc chiến tranh. Ta-sít viết LS Rô-ma. - Địa: Storabon nhiều đóng góp trong tìm hiểu quả đất. b. Sự ra đời của khoa học: - Chủ yếu là các lĩnh vực: Toán, lý, sử, địa. - Khoa học đếùn thời Hy Lạp - Rô Ma mới thực sự trở thành khoa học, vì có độ chính xác của khoa học, đạt đến trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bỡi các nhà khoa học có tên tuổi . 8’ HỎI nhóm3: Những thành tựu về văn học của cư dân cổ đại ĐTH? GV kể cho HS nghe cụ thể một câu chuyện và cho HS nhận xét về nội dung. Đại diện nhóm3 trình bày, các nhóm khác bổ sung: - Văn học: có các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me-rơ là I-li-át và Ô-đi-xê. - Kịch: Ơ-Đíp làm vua - XôPhốc, Ô-re-xti - Ê - Sin Nội dung mang tính nhân đạo, đề cao cái thiện, cái đẹp, phản ánh các quan hệ trong XH. c. Văn học: - Văn học có các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me-rơ là I-li-át và Ô-đi-xê. - Chủ yếu là kịch ( kịch kèm theo hát). - Một số nhà viết kịch tiêu biểu: Sô phốc, Ê-sin… - Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện, và có tính nhân đạo sâu sắc. 10’ HỎI nhóm4: Những thành tựu về nghệ thuật của cư dân cổ đại ĐTH? GV giới thiệu các công trình kiến trúc tiêu biểu. HĐ: Tập thể. GV hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuật của Hy Lạp – Rô Ma? GV chốt ý: Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất “ người”, rất sinh động, thanh khiết. Các công trình chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng: Thanh thóat … làm say mê lòng người là kiệt tác muôn đời”. HĐ Củng cố kiến thức: Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại ĐTH? HS giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật mà các em sưu tầm Miêu tả đền Pác-Tê-Nông, đấu trường ở Rô-Ma. HS quan sát tranh: Tượng nữ thần A-Tê-Na. HS trả lời và các nhóm khác bổ sung cho nhau. d. Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao. - Tượng nữ thần A-Tê-Na. - Đền Pác-Tê-Nông. Củng cố kiến thức: 4. Dặn dò: 5 phút - Học bài câu 3 SGK- Tr 27. Đọc trước bài 5 : TRUNG QUỐC PHONG KIẾN. - Bài tập về nhà: Vẽ sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- 6-10.doc