Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 52: Kiểm tra học kì II

* Tóm tắt diễn biến: ( 2 điểm)

- Năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân xâm lược nước ta.

- Nhận được tin cấp báo quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại binh lập tức lên đường ra Bắc để diệt giặc.

- Đúng vào đêm 30 Tết, từ Tam Điệp, Điện Sơn 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn được lệnh xuất phát.

- Mờ sáng ngày 5 Tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi ( Thanh Trì - Hà Nội) và Đống Đa ( Đống Đa - Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, mở toang cửa ngõ tiến vào giải phóng Thăng Long. Số tàn quân Thanh sống sót hoảng loạn đến cực độ, dẫm lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 52: Kiểm tra học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
· Ngày soạn: 2-5-2007.
· Tiết: 52
· Bài dạy: KIỂM TRA HỌC KÌ II.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: Kiểm tra phần kiến thức cơ bản của các chương, bài LSVN từ nguồn gốc đến giữa TKXIX và phần LSTG cân đại.
 2. Tư tưởng tình cảm: GD cho HS tính trung thực trong làm bài, không quay cóp, xem tài liệu…
 3. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức cơ bản, trí thông minh, sáng tạo để trả lời đúng yêu cầu đề kiểm tra.
II. PHƯƠNG PHÁP: Làm bài tự luận và trắc nghiệm.
III. THIẾT BỊ – TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- Chuẩn bị của thầy: Đề kiểm tra và đáp án.
- Chuẩn bị của trò: Ôn tập, nắm vững kiến thức vận dụng làm bài.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC:
- Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ kiểm tra của HS.
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong kiểm tra.
NỘI DUNG
A. ĐỀ KIỂM TRA.
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
 Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng:
Câu1: ( 0,5 điểm) Trận đánh ở Rạch Gầm – Xoài Mút diễn ra và kết thúc nhanh gọn, làm quân Xiêm thất bại vào thời gian nào?
A. Ngày 20-1-1785. B. Ngày 21-1-1785. C. Ngày 22-1-11785 . D. Ngày 19-1-1785.
Câu 2: (0,5 điểm) Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?
A. Năm 1786. B. Năm 1787. C. Năm 1788. D. Năm 1789.
Câu 3: (0,5 điểm) Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ai là người thực hiện chiến lược “Tiên phát chế nhân” ? 
A. Lê Hoàn. B. Trần Hưng Đạo. C. Lý Công Uẩn. D. Lý Thường Kiệt.
Câu 4: (0,5 điểm) Chiến thắng nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn?
Tốt Động – Chúc Động (1426).
Chi Lăng – Xương Giang (1427).
Chí Linh (1424)
Diễn Châu (1425).
Câu5: (0.5 điểm) Chùa Một Cột ở Hà Nội – một di tích văn hoá – lịch sử của dân tộc ta được xây dựng dưới thời nào?
A. Tiền Lê B. Lý C. Trần D. Hồ
Câu 6: (0,5 điểm) “ Nước Đại Việt ta thực sự là một nước Văn hiến “. Câu nói đó của ai?
A. Nguyễn Trãi B. Trần Nguyên Đán C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Nhân Tông
Câu7: (0,5 điểm ) Quốc tế thứ nhất được thành lập vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 28-9-1864 B. Ngày 18-9-1864 C. Ngày 28-9-1868 D. Ngày 18-9-1871
Câu 8: (0,5điểm) Công xã Pa-ri thi hành nhiều chính sách tiến bộ như:
A. Công nhân làm chủ xí nghiệp chủ bỏ trốn. B. Kiểm soát chế độ tiền lương.
C. Gảm lao động ban đêm. D. Cấm cúp phạt công nhân.
E. Tất cả câu trên đều đúng.
II.TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu1: (3 điểm) Tóm tắt diễn biến chiến thắng giải phóng Thăng Long vào Tết kỉ Dậu của Quang Trung. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu2: (3 điểm) Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Gia Cô Banh là đỉnh cao của cách mạng Pháp?
B. ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm)
Câu 1: Chọn D, Câu 2: Chọn C, Câu 3: Chọn D, Câu 4: Chọn B
Câu 5: Chọn B, Câu 6: Chọn A, Câu 7: Chọn A, Câu 8: Chọn E
II. TỰ LUẬN: ( 6 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm) Trả lời:
 * Tóm tắt diễn biến: ( 2 điểm)
- Năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân xâm lược nước ta. 
- Nhận được tin cấp báo quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại binh lập tức lên đường ra Bắc để diệt giặc. 
- Đúng vào đêm 30 Tết, từ Tam Điệp, Điện Sơn 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn được lệnh xuất phát.
- Mờ sáng ngày 5 Tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi ( Thanh Trì - Hà Nội) và Đống Đa ( Đống Đa - Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, mở toang cửa ngõ tiến vào giải phóng Thăng Long. Số tàn quân Thanh sống sót hoảng loạn đến cực độ, dẫm lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
 * Ý nghĩa chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa: ( 1 điểm)
- Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã kết thúc 17 năm liên tục chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn. Đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Mãn Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
- Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: ( 3 điểm) Trả lời:
-Ngày 31-5-1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Ghi Rông Đanh. Ngày 2-6 chính quyền chuyển sang tay phái Gia Cô Banh. ( 0,5 đ)
- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng chính quyền Gia Cô Banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả: ( 2 đ)
 + Gải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
 + Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.
 + Ban hành lệnh “ Tổng động viên”.
 + Ban hành luật giá tối đa, xoá nạn đầu cơ tích trữ…
 + Phái Gia Cô Banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.
- Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia Cô Banh suy yếu. Cuộc đảo chính ngày 27-7-1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào. ( 0,5 đ)
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Lớp
SS
Giỏi
Khá
Tbình
yếu
kém
10A1
10A2
10A3
10A4
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doc52-10.DOC
Giáo án liên quan