Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 51, Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
HS đọc SGK trả lời:
-Đầu TKXX kinh tế công thương nghiệp Nga phát triển, xuất hiện các công ti độc quyền, đội ngũ công nhân đông dảo.
-Chính trị duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, kìm hãm sự phát triển sản xuất.
-Đời sống nhân dân lao động cực khổ.
-Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật.
Ngày soạn: 26-42009 Tiết : 51 Bài 40 LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX (1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được: - Nắm vững những hoạt động của Lê-nin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lê-nin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ra đời đã triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. - Nắm được tình hình Nga trước cách mạng, diễn biến của cách mạng, tính chất và ý nghĩa của cách manïg Nga 1905-1907. Tư tưởng, tình cảm: Bồi dướng lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, những người cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. Kĩ năng: Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: Tham khảo tư liệu về tiểu sử của Lê-nin, SGK, SGV. Tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga, chân dung Lê-nin. Phương án tổ chức: HĐ cá nhân, cả lớp. 2. Chuẩn bị của trò: SGK, đọc bài trước trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh GV giới thiệu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 6 phút. 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối TKXIX? 3. Dẫn dắt vào bài mới: Đầu TK XIX, kế tục sự nghiệp của Mác và Ăng ghen, Lê-nin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế. Để hiểu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới sự lãnh đạo của Lê-nin như thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc cách mạng 1905-1907 ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản 8’ 6’ HĐ1: Cá nhân, cả lớp. Trước hết, GV gọi 1 HS trình bày tóm tắt tiểu sử của Lê-nin kết hợp giới thiệu chân dung Lê-nin. HỎI: Trình bày những hoạt động tích cực của Lê-nin thành lập Đảng vô sản kiểu mới? GV nhận xét, bổ sung. Nhấn mạnh: Tại Đại hội đa số đại biểu phái (Bôn Sê vích) tán thành đường lối cách mạng của Lê-nin, còn thiểu số (Men sê vích) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lê-nin. HĐ cá nhân. HỎI: Cuộc đấu tranh chống lại phái cơ hội đầu TK XX ở Nga diễn ra như thế nào? GV nhận xét, chốt ý. HĐ1: HS đọc SGK trả lời câu hỏi: (như nội dung cơ bản). HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về việc Lê-nin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong. HS đọc SGK trả lời: (như nội dung cơ bản). I. Hoạt động bước đầu của Lê-nin trong phong trào công nhân Nga: * Tóm tắt tiểu sử của Lê-Nin: - Sinh ngày 22-4-1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ. - Mùa thu 1895 Lê-nin thống nhất các nhóm Mác xít ở Xanh Pê-téc-bua. - Năm 1900 Lê-nin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo “Tia lửa” nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. - Năm 1903 Đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Hình thành 2 phái Bôn sê vích (đa số) và phái Men sê vích ( thiểu số). * Đầu TKXX các phái cơ hội trong Quốc tế hai ủng hộ chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh. Đảng Bôn sê vích do Lê-nin lãnh đạo là kiên quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản. * Lê-nin có những đóng góp quan trọng về mặt lí luận thông qua những tác phẩm của mình. 7’ 10’ 5’ HĐ2: HĐ cá nhân. HỎI: Cho biết tình hình nước Nga trước cách mạng? GV nhận xét, chốt ý. HĐ cả lớp. GV trình bày những nét chính về diễn biến. GV tiếp tục trình bày: ( như nội dung cơ bản). HĐ cá nhân. HỎI: Hãy cho biết tính chất, ý nghĩa của cách mạng 1905-1907 ở Nga? GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Cách mạng 1905-1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga, là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. HỎI: Tại sao nói đây là cuộc cách mạng tư sản kiểu mới? HĐ2: HS đọc SGK trả lời: -Đầu TKXX kinh tế công thương nghiệp Nga phát triển, xuất hiện các công ti độc quyền, đội ngũ công nhân đông dảo. -Chính trị duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, kìm hãm sự phát triển sản xuất. -Đời sống nhân dân lao động cực khổ. -Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật. HS đọc đoạn chữ nhỏ nói về diễn biến trong SGK. HS nghe và ghi bài. HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi: HS trả lời: Đây là cuộc cách mạng tư sản kiểu mới vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang cách mạng XHCN. II. Cách mạng 1905-1907 ở Nga: 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng: -Về kinh tế: Công thương nghiệp phát triển, các công ti độc quyền ra đời. -Về chính trị: Chế độ Nga hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do dân chủ® Đời sống nông dân, công nhân khổ cực. -Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật ® Xã hội mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến bùng nổ cách mạng. 2. Cách mạng bùng nổ: * Diễn biến, kết quả: -Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua và gia đình không vũ khí đến Cung điện Mùa Đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp, công nhân dựng chiến luỹ chiến đấu. - Mùa thu 1905 phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngưng trệ mọi hoạt đông kinh tế và giao thông. - Tại Mác-xcơ-va, 12-1905 cuộc tổng bãi công ® khởi nghĩa vũ trang song bị thất bại. * Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. * Ý nghĩa: + Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. + Thức tỉnh nhân dân các nước Phương Đông đấu tranh. 4. Sơ kết bài học: 3 phút. Củng cố kiến thức: Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt ra ở phần dẫn dắt vào bài mới để củng cố kiến thức. Nhấn mạnh vai trò của Lê-nin. Dặn dò: - Học bài câu hỏi 1,2 SGK –Tr203. - Ôn tập toàn bộ học kì chuẩn bị kiểm tra HKI. Bài tập về nhà: IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- T51-10.DOC