Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 47, Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

HS đọc SGK trả lời:

- Đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của GCCN.

- Diễn ra từ cuối TKXVIII - Đầu TKXIX, đầu tiên ở Anh sau lan sang các nước khác.

- Kết quả: Không đem lại kết quả gì, mặt khác giai cấp tư sản lại tăng cường đàn áp.

HS trả lời: Do nhận thức còn hạn chế nhầm tưởng máy móc là nguồn gốc gây ra nỗi thống khổ của họ.

HS trả lời:

Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản. Công nhân tích luỹ thêm được kinh nghiệm đấu tranh. Thành lập được tổ chức công đoàn.

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7335 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 47, Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16-4-2009 
Tiết : 47 Chương III PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (Từ đầu TK XIX - Đầu TKXX)
 Bài 36 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
 (1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS nắm được:
- Nắm được sự ra đời và tình cảnh của giai cấp công nhân công nghiệp, qua đó giúp các em hiểu được cùng với sự phát triển của CNTB, giai cấp vô sản lớn mạnh dần. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản đã nảy sinh và càng gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Nắm được sự ra đời của CNXH không tưởng , những mặt tích cực và hạn chế của hệ tư tưởng này.
Tư tưởng, tình cảm:
- Giúp HS nhận thức sâu sắc được qui luật “Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh”, song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn.
- Thông cảm và thấu hiểu được tình cảnh khốn cực của giai cấp vô sản.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử. Kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của thầy: 
- Tham khảo tài liệu, SGK, SGV.
- Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của GCVS thời kì này. Những câu chuyện về các nhàxã hội không tưởng.
- Phương án tổ chức: HĐ cá nhân, nhóm.
 2. Chuẩn bị của trò: SGK, đọc trước bài trong SGK, sưu tầm tranh ảnh GV giới thiệu
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC: 6 phút
 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, thái đôï học tập của HS
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức, Mĩ cuối TKXIX- đầu TKXX
 3. Dẫn dắt vào bài mới: Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sợ hình thành và phát triển của CNTB. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư sản với công nhân nảy sinh và dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp đầu thời kì cận đại. Cùng với đó, một hệ tư tưởng của giai cấp tư sản ra đời - CNXH không tưởng. Giai cấp công nhân ra đời và đời sống của họ ra sao? 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cơ bản
6’
 5’
HĐ1: Cá nhân.
HỎI: Nguyên nhân ra đời của giai cấp công nhân?
GV trình bày thêm: Giai cấp tư sản hình thành trên cơ sở: Chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hãng buôn, chủ đồn điền.
HỎI: Đời sống của giai cấp vô sản?
GV nhấn mạnh: Cùng với đó, việc sử dụng máy móc làm cho nhiều công nhân phải sống trong cảnh đe doạ bị mất việc làm, dẫn đến mâu thuẫn giữa công nhân với vô sản gay gắt.
HĐ cá nhân.
HỎI: Nêu những hình thức đấu tranh của công nhân buổi đầu? Kết quả?
HỎI: Nguyên nhân của hạn chế trên?
GV kết luận. 
Tổ chức HS tìm hiểu: Tác dụng phong trào đấu tranh của công nhân?
GV chốt ý.
HĐ1:
HS dựa vào SGK trả lời:
- CNTB ra đời và phát triển thì xã hội phân chia thành 2 lực lượng lớn đối đầu nhau về quyền lợi: Tư sản và công nhân.
+ Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ nông dân mất ruộng đất…
Giai cấp vô sản ra đời cuối TK XVIII trước tiên ở Anh.
HS đọc SGK trả lời:
- Giai cấp vô sản hoàn toàn không có TLSX.
- Làm việc hết sức vất vả, lương thấp. Chẳng hạn ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (kể cả phụ nữ và trả em) phải lao động 14-15 giờ, thậm chí 16-18 giờ. Điều kiện làm việc tồi tệ: ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy…
HS đọc SGK trả lời:
- Đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của GCCN.
- Diễn ra từ cuối TKXVIII - Đầu TKXIX, đầu tiên ở Anh sau lan sang các nước khác.
- Kết quả: Không đem lại kết quả gì, mặt khác giai cấp tư sản lại tăng cường đàn áp.
HS trả lời: Do nhận thức còn hạn chế nhầm tưởng máy móc là nguồn gốc gây ra nỗi thống khổ của họ.
HS trả lời:
Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản. Công nhân tích luỹ thêm được kinh nghiệm đấu tranh. Thành lập được tổ chức công đoàn.
1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên:
- Sự phát triển của CNTB dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả nhưng lương thấp.
+ Thất nghiệp luôn đe doạ.
=> Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thức đấu tranh tự phát.
- Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.
- Tác dụng:
+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
+ Công nhân tích luỹ thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
+ Thành lập được tổ chức công đoàn.
 8’
 5’
HĐ2: HĐ nhóm.
GV chia HS thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
Nhóm1: Nêu phong trào đấu tranh của công nhân Pháp?
GV kết hợp giới thiệu hình “Cuộc khởi nghĩa của công nhân Li-ông năm 1834” để thấy được tinh thần chiến đấu quyết liệt của công nhân ở đây.
Nhóm2: Trình bày phong trào đấu tranh của công nhân Anh?
GV kết hợp giới thiệu hình 71 SGK “Công nhân Anh đưa Hiến chương đến Quốc hội”.
Nhấn mạnh: Mặc dù bị đàn áp song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được hưởng ứng của nhân dân.
Nhóm3: Nêu phong trào đấu tranh của công nhân Đức?
GV nhận xét chốt ý.
HĐ cá nhân.
HỎI: Vì sao phong trào công nhân thời kì này diễn ra mạnh mẽ song không thu được thắng lợi?
GV nhấn mạnh Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
HĐ2:
HS làm việc theo nhóm đọc SGK thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả:
Nhóm1 trình bày: 
- 1831 Công nhân Li-ông khởi nghĩa, với khẩu hiệu” Sống trong lao động và chết trong chiến đấu”
- 1834 thợ tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hoà, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.
Nhóm2 trình bày:
Phong trào “Hiến chương”, họ mít tinh đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương giảm giờ làm…
Nhóm3 trình bày: 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng song không tồn tại được lâu.
HS đọc SGK trả lời: 
Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu TK XIX:
- Ở Pháp: 
+ Năm 1831, công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.
+ Năm 1834, thợ tơ ở Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hoà.
- Ở Anh: Từ 1836-1848, diễn ra phong trào “Hiến chương” đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm.
- Ở Đức: Năm 1844, công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa.
- Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
- Nguyên nhân thất bại: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
- Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của CNXHKH.
 5’
 7’
HĐ3: Cá nhân.
HỎI: Hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng?
GV gợi ý: Sư phát triển của CNTB với mặt trái, đời sống của công nhân? 
GV kết hợp giới thiệu chân dung các nhà xã hội không tưởng và sự nghiệp của các ông đoạn chữ nhỏ trong SGK.
HĐ nhóm.
GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể từng nhóm:
Nhóm1: Nêu những mặt tích cực của CNXH không tưởng?
GV nhận xét chốt ý.
Nhóm2: Nêu những mặt hạn chế của CNXH không tưởng?
GV nhận xét chốt ý.
GV tổ chức HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa và tác dụng của CNXH không tưởng?
GV phân tích bổ sung.
HĐ3:
HS đọc SGK trả lời:
- Mặt trái là sự bóc lột tàn nhẫn người lao động.
- Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động, mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn. Tư tưởng đó là nội dung của CNXH không tưởng mà đại diện Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-Oen.
HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK.
HS làm viêc theo nhóm đọc SGK và trả lời câu hỏi.
Nhóm1 trình bày: Nhận thức được mặt trái của chế độ tư bản là còn bóc lột tàn bạo người lao động, phê phán sâu sắc xã hội đó, dự đoán thiên tài về xã hội tương lai.
Nhóm2 trình bày: Không vạch ra lối thoát thực sự, không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong xã hội tư bản, không thấy được lực lượng xã hội có khả năng xây dựng xã hội mới là công nhân.
HS trả lời: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó
3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng:
a. Hoàn cảnh ra đời: 
- CNTB ra đời với những mặt trái của nó: Bóc lột tàn nhẫn người lao động.
- Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động, mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột nhưng không có cơ sở hiện thực: CNXH phê phán – không tưởng. Đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, và Ô-Oen.
b. Nội dung:
* Tích cực:
- Nhận thức được mặt trái của chế độ tư bản là bóc lột người lao động.
- Phê phán sâu sắc xã hôị tư bản, dự đoán tương lai.
* Hạn chế:
- Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
- Không thấy được vai trò và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
* Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ người lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác. 
4. Sơ kết bài học: 3 phút
Củng cố kiến thức: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: 
- Hoàn cảnh sự ra đời và tình cảnh đời sống giai cấp vô sản? 
- Những cuộc đấu tranh của công nhân ở Pháp, Anh, Đức đầu TKXIX? 
- Những mặt tích cực và hạn chế của CNXH không tưởng?
Dặn dò: 
- Học bài câu hỏi 1, 2, 3 SGK - Tr187.
- Đọc trước bài 37: MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Bài tập về nhà: Sưu tầm tranh ảnh, những mẫu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Mác và Ăng-ghen.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT47-10.DOC
Giáo án liên quan