Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 39, Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
HS nhận thức rõ: Những tư tưởng đó không dừng ở việc phê phán chế độ phong kiến thối nát, giáo lí nhà thờ hủ lậu mà quan trọng hơn là đặt cơ sở nền móng lí thuyết về việc xây dựng một chế độ xã hội mới. Nó thực sự là tư tưởng dọn đường cho cách mạng, là ngọn đuốc sáng cho nước Pháp khi vẫn còn trong đêm tối.
Ngày soạn:18/3/2013 Tiết : 39 Bài 31 CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII. (2 tiết) Tiết 1. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài yêu cầu HS nắm được: Kiến thức: Giúp HS hiểu, CMTS Pháp cuối TK XVIII là một cuộc CMTS điển hình nhất thời kì lịch sử thế giới cận đại. Nó đã lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của CNTB trên phạm vi thế giới. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp,đánh giá sự kiện. 3.Thái độ: Biết trân trọng những quan điểm tiến bộ của “Triết học ánh sáng” trong cuộc tấn công vào thành trì chế độ phong kiến. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của thầy: - Tham khảo tài liệu, SGK, SGV. - Tranh “ Tình cảnh nông dân Pháp”, “ Tấn công phá ngục Ba-xti”. - Phương án tổ chức: GV phân tích, phát vấn qua các HĐ cá nhân, GV-HS. 2. Chuẩn bị của trò: - SGK, đọc bài trước trong SGK. - Tìm tranh ảnh GV giới thiệu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 6 phút. 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 3. Giảng bài mới: Cuối TK XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp - “Kinh đô châu Âu”, đã bùng nổ một cuộc CM “long trời lở đất”. Thành quả của cuộc cách mạng đó được Lê Nin nhấn mạnh rằng: “Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn TK XIX, thế kỉ đem lại ánh sáng văn hoá, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của một cuộc CM vĩ đại này”. Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm châu Âu lại trở nên điển hình hơn bất cứ cuộc CMTS nào của thời kì cận đại, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. TI ẾN TR ÌNH TI ẾT D ẠY TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinhøø ø Nội dung 8’ 8’ HĐ1: Cá nhân. HỎI: Căn cứ vào đâu để nói rằng, cuối TK XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu? GV hướng dẫn HS phân tích đời sống của nông dân Pháp dưới ách áp bức bóc lột của phong kiến, Giáo hội. Miêu tả: “Tình cảnh nông dân Pháp” trước CM (hình 56-Tr151). GV miêu tả công xưởng luyện thép ở Pháp. Thảo luận: GV cho HS theo dõi sơ đồ cơ cấu xã hội nước Pháp, hướng dẫn HS thảo luận: Vai trò, quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị của các đẳng cấp, từ đó rút ra kết luận: Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị dẫn đến cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Nước Pháp đang ở đêm trước cuộc cách mạng. HĐ1: HS dựa vào SGK trả lời. HS xem tranh, nghe, ghi nhớ. HS theo dõi sơ đồ. I. Nước Pháp trước cách mạng 1. Tình hình kinh tế, chính trị-xã hội: a. Kinh tế: - Cuối TK XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp. + Công cụ, kỉ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. + Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề. - Công thương nghiệp phát triển: + Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim). + Công nhân đông, sống tập trung. + Buôn bán mở rộng với nhiều nước. b. Chính trị - xã hội: - Cuối TK XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (Vua Lu-i XVI). - Xã hôïi chia làm 3 đẳng cấp: + Tăng lữ. + Quí tộc. Là 2 đẳng cấp có đặc quyền, không phải nộp thuế. + Đẳng cấp3: Tư sản, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng mọi quyền lợi chính trị. => Mâu thuẫn xã hội gay gắt. 8’ HĐ2: Thảo luận. GV hướng dẫn HS thảo luận vấn đề: Những tư tưởng tiến bộ của nước Pháp trước cách mạng được dựa trên những cơ sở nào? GV giới thiệu trào lưu “Triết học ánh sáng” thông qua những quan điểm tiêu biểu Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. HĐ2: HS nhận thức rõ: Những tư tưởng đó không dừng ở việc phê phán chế độ phong kiến thối nát, giáo lí nhà thờ hủ lậu mà quan trọng hơn là đặt cơ sở nền móng lí thuyết về việc xây dựng một chế độ xã hội mới. Nó thực sự là tư tưởng dọn đường cho cách mạng, là ngọn đuốc sáng cho nước Pháp khi vẫn còn trong đêm tối. 2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng: Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển - Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai. 12’ HĐ3: Giáo viên - Học sinh. GV hướng dẫn HS thảo luận: - Nhà vua triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp để làm gì? - Nhà vua có đạt được mục đích của mình không? Vì sao vậy? GV tường thuật trận tấn công phá ngục Ba-xti (Trích đoạn bài thơ 14-7 của Tố Hữu). GV sử dụng bản đồ phong trào nhân dân Pháp SGK, bức tranh biếm hoạ Nông dân chặt vòi bạch tuộc giới thiệu. GV hướng dẫn HS tìm hiểu những tư tưởng tiến bộ của Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền ( liên hệ bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, của Việt Nam). - Tích cực: Xác nhận quyền tự nhiên của con người. - Hạn chế: Khẳng định quyền sở hữu TBCN. HỎI: Trước hành động phản quốc của nhà vua, cách mạng Pháp cần phải làm gì? Những biện pháp mà Quốc hội lập hiến và nhân Pháp tiến hành có bảo vệ được nước Pháp? Giai đoạn sau của cách mạng nước Pháp giúp ta trả lời câu hỏi này. Củng cố kiến thức: - Tình hình nước Pháp trước cách mạng và nguyên nhân dẫn đến cách mạng 1789. - Ý nghĩa sự kiện 14-7-1789? Tinh thần cơ bản của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền? HĐ3: HS thảo luận vấn đề GV nêu ra, hiểu vấn đề. HS nghe, ghi nhớ: Nghe tin đại bác của pháo đài ngục Ba-xti (hiện thân của chế độ PK bạo ngược) chỉa vào thủ đô. Quần chúng kéo đến tấn công pháo đài. Sau 4 giờ chiến đấu, chiếm ngục Ba-xti. HS nhận xét mặt tích cực và hạn chế của những chính sách mà Quốc hội lập hiến ban hành (Hạn chế: cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện: ruộng đất bán giá cao, …) II. Tiến trình của cách mạng: 1. Cách mạng bùng nổ, nền quân chủ lập hiến: - Ngày 5-5-1789, Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp 3 phản đối. - Ngày 14-7-1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp. - Quần chúng nổi dậy khắp nơi (cả thành thị, nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến). + Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. + Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển. + Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến). - Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (Xúi dục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài). - Tháng 4-1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Aùo – Phổ bùng nổ. - Ngày 11-7-1792, Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước. Củng cố kiến thức: 4. Dặn dò: 3 phút - Học bài câu hỏi 1 SGK-Tr158. - Đọc trước phần còn lại của bài. - Bài tập về nhà: Vẽ sơ đồ tiến trình cách mạng Pháp. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- T39-10.DOC