Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 29: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

 GV giới thiệu: 3 anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ có gốc vốn là người họ Hồ,tổ tiên ở Nghệ an,sau đổi sang họ Nguyễn. Lớn lên 3 anh em được đưa đến thụ giáo văn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện ra khả năng phi thường của Nguyễn Huệ và khuyên 3 anh em khởi nghĩa gây dựng đại nghiệp.

 GV: Mùa xuân năm 1771,3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ,Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây sơn(Bình Định),sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển thành pgong trào,tiến lên đánh đổ chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong,làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.

 GV mở rộng: năm 1777,theo lệnh của Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem quân tiến đánh Gia Định,quân Nguyễn thất bại nhanh chóng,bắt được thái thượng vương Nguyễn Phúc Thuần và tân chính vương Nguyễn Phúc Dương rồi giết đi,một người cháu là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát. Đến đây,nền thống trị của chúa Nguyễn xây dựng trên 200 năm ở Đàng trong đã bị lập đổ, một nhiệm vụ mới đặt ra là tiến quân ra bắc lập đổ chính quyền Lê -Trịnh thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước.

 

docx13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 29: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29-Phong trào Tây sơn và Sự nghiệp thống nhất đất nước,Bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
(kimthi yaj)
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
Hiểu được từ giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến việt nam bước vào giai đoạn khủng hoảng suy tàn
Nêu được những chiến công của phong trào tây sơn trong cuộc kháng chiên chông ngoại xâm cuois thế kỉ XVIII
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ chiến sự
3. Thái độ
Hiểu rõ bản chất của thế lực phong kiến phương bắc,có thái độ đúng đắn với các phong trào khởi nghĩa
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: năng lực tự học
Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện,hiện tượng nhân vật lịch sử, tóm tắt nộ dung hoặc diễn biến các chiến dịch,kỹ năng đọc và sử dụng bản đồ,sơ đồ lịch sử,kỹ năng khai thác tranh ảnh,thể hiện thái đọ,xúc cảm hành vi...
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- sơ đồ trận Rạch gầm – Xoài mút, Ngọc hồi- Đống đa
2. Học sinh
- vở viết,sgk
III. Tiến trình tổ chức dạy – học
1.Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
 Cuối thế kỉ XVIII,nhà nước phong kiến hai đằng lâm vào khủng hoảng trần trọng,đời sống nhân dân đói khổ,phong trào nông dân bùng lên mạnh mẽ,nổi bật là phong trào nông dân tây sơn.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 cả lớp,cá nhân
GV hỏi? tình hình nước ta giữa thế kỉ XVIII ntn?
GV:giữa thế kỉ XVIII chế độ phong kiến đàng ngoài khủng hoảng sâu sắc,giai cấp thống trị lao vào con đường ăn chơi xa đọa,ra sức bóc lột nhân dân bằng tô thuế,quan lại địa chủ tìm cách chiếm đoạy ruộng đất,vì vậy đời sống nhân dân khổ cực,phong trào đấu tranh của nhân dân bùng lên rầm rộ,kéo dài tronh hơn 10 năm. 
 -cùng thời gian này,ở đàng trong chúa nguyễn xưng vương,thành lập triều đình riêng,đất nước bị chia cắt thành hai miền,nhưng rồi chính quyền mới lại bị suy thoái,không khác gì đàng ngoài.
 -trước bối cảnh xã hội đó đã báo hiệu cơm bão táp của phong trào tây sơn sắp bùng lên để quét sạch những chướng ngại cản trở sự phát triển của đất nước là một điều tất yếu.
 ? Cho biết phong trào tây sơn bùng nổ ở đâu? Do ai lãnh đạo?sự phát triển của phong trào?
 GV giới thiệu: 3 anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ có gốc vốn là người họ Hồ,tổ tiên ở Nghệ an,sau đổi sang họ Nguyễn. Lớn lên 3 anh em được đưa đến thụ giáo văn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện ra khả năng phi thường của Nguyễn Huệ và khuyên 3 anh em khởi nghĩa gây dựng đại nghiệp.
 GV: Mùa xuân năm 1771,3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ,Nguyễn Lữ phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây sơn(Bình Định),sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển thành pgong trào,tiến lên đánh đổ chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong,làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.
 GV mở rộng: năm 1777,theo lệnh của Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem quân tiến đánh Gia Định,quân Nguyễn thất bại nhanh chóng,bắt được thái thượng vương Nguyễn Phúc Thuần và tân chính vương Nguyễn Phúc Dương rồi giết đi,một người cháu là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát. Đến đây,nền thống trị của chúa Nguyễn xây dựng trên 200 năm ở Đàng trong đã bị lập đổ, một nhiệm vụ mới đặt ra là tiến quân ra bắc lập đổ chính quyền Lê -Trịnh thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước.
 GV:sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm,Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc giao nhiệm vụ tiến đánh quân Trịnh ở Phú Xuân(Huế),quân Trịnh thất bại nhanh chóng,sau thắng lợi ở Phú Xuân,Nguyễn Huệ tiến quân ra Đàng Ngoài,lập đổ chính quyền họ Trịnh.
Thực hiện chủ trương “phù Lê diệt Trịnh”,Nguyễn Huệ quyết định trao trả quyền hành về cho nhà Lê,vua Lê phong cho Nguyễn Huệ chức uy uốc công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ,cắt đất Nghệ An nhường cho Tây sơn. Sau khi quân Tây sơn trở vào nam,tình hình Bắc hà trở nên rối loạn,Nguyễn Hữu Chỉnh cùng vua Lê nổi loạn,đòi lại đất Nghệ An,do vậy Nguyễn Huệ đã tổ chức tiến quân ra Bắc lần hai,lập đổ triều đình nhà Lê,Lê Chiêu Thống chạy ra Kinh bắc,bấy giờ là vào đầu năm 1788.
 Như vậy, sau 17 năm hoạt động liên tục đầy hy sinh,gian khổ kể từ ngày vùng lên ở ấp Tây sơn. Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây sơn đã lần lượt lập đổ các chính quyền phong kiến thoái hóa lúc bấy giờ,từ chúa Nguyễn ở đàng Trong đến vua Lê chúa Trịnh ở đàng Ngoài,xóa bỏ gianh giới chia cắt đất nước ta hàng mấy trăm năm tiến tới thống nhất đất nước về cơ bản.
Hoạt động 2: nhóm
GV chia lớp làm 4 nhóm
- nhóm 1 tìm hiểu về nguyên nhân quân xiêm sang xâm lược.
- nhóm 2 tìm hiểu về diễn biến kháng chiến chống xiêm
- nhóm 3 tìm hiểu về nguyên nhân quân thanh sang xâm lược
- nhóm 4 tìm hiểu về diễn biến kháng chiến chống thanh
 HS thảo luận trong 5 phút.
nhóm 1 trả lời.
 GV: đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII,cụ thể là năm 1777,theo lệnh của Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã đem quân tiến đánh gia định,quân Nguyễn thất bại,một người cháu là Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát,đến năm 1779 được quân đông sơn ủng hộ,Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định nhưng bị quân Tây sơn đánh cho đại bại,phải bỏ chạy sang Xiêm cầu cứu. Lợi dụng cơ hội Nguyễn Ánh cầu viện,vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến vào nước ta dưới sự dẫn đường của quân Nguyễn Ánh.
 Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định,chúng ra sức cướp phá hoành hành,chuẩn bị tấn công quân Tây sơn. ?Vậy trước tình thế đó,nhà Tây sơn đã tổ chức kháng chiến như thế nào?
 -nhóm 2 trả lời:
 GV bổ sung:ngay sau khi thông tin được cấp báo về,Thái đức Nguyễn Nhạc đã sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào nam chống giặc.
Đầu năm 1785,Nguyễn Huệ chỉ huy 2 vạn quân vượt biển vào Gia Định,đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho,chọn khúc sông Mỹ Tho đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
Khi quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh tiến đánh quân Tây sơn ở Mỹ Tho đã lọt vào trận địa mai phục,quân giặc bị bất ngờ,hoảng loạn và bị tiêu diệt gần hết,Nguyễn Ánh theo cánh tàn quân Xiêm chạy thoát. Miền nam trở lại yên bình.
Nhóm 3 trả lời;
 GV:sau khi bị quân Tây sơn đánh bại,vua tôi Lê Chiêu Thống chạy lên Kinh Bắc rồi sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng sự cầu viện của Lê Chiêu Thống,vua Thanh lúc bấy giờ là Càn Long sai tướng Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tràn vào nước ta theo sự chỉ dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống với danh nghĩa giúp nhà lê đánh quân Tây sơn giành lại chính quyền.
 GV:thấy thế giặc mạnh,lực lượng quân Tây sơn đóng ở thăng long chỉ có 1 vạn người,đã tạm rút về Tam điệp- Biện sơn(Thanh Hóa) rồi cho người vào Phú xuân cấp báo.
 Lê Chiêu Thống với sự rợ giúp của quân Thanh đã quay trở lại ngôi vua,bắt nhân dân đóng góp phục vụ quân xâm lược,cảnh cướp bóc tàn phá hoành hành,đời sống nhân dân trở nên cơ cực.
?vậy,được tin đó bắc bình vương Nguyễn Huệ đã tổ chức kháng chiến như thế nào?
 -nhóm 4 trả lời.
 GV:ngay sau khi Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược,đã ngay lập tức làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế,lấy niên hiệu là Quang Trung,đồng thời làm lễ xuất quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An để tuyển thêm quân,đưa tổng số quân Tây sơn lên 10 vạn người.
 GV: lợi dụng tư tưởng chủ quan khinh địch và những sơ hở của quân Thanh trong những gày ăn tết,Quang Trung đã mở cuộc tấn công nhanh chóng. Đúng vào đêm 30 tết(25-1-1789) quân ta được lệnh tấn công với khí thế từ lời hiểu dụ của Quang Trung:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chính luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
 Với khí thế từ lời hiểu dụ đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Tây sơn,các đạo quân của Quang trung nhanh chóng xuất kích và hạ bệ hàng loạt các đồn của địch,như: giám khẩu,hà hồi
 Gv giới thiệu cho HS hình 46 sgk và tường trình: đêm mồng 3 tết,đạo quân của Quang trung bao vây đồn Hà Hồi,quân địch đầu hàng nhanh chóng. Đếm mờ sáng ngày mùng 5 tết,đạo quân của Quang trung tiến đánh đồn Ngọc Hồi( cách thăng long 12km,là 1 vị trí phòng thủ kiên cố và rất mạnh của quân thanh do phó tướng Hưá Thế Hanh chỉ huy) tại đây,1 cuộc ác chiến đã diễn ra, quân giặc bắn đại bác ra dữ dội,đạn từ trên đồn rơi xuống như mưa,khói súng dày đặc,quân giặc còn dùng thuốc súng chứa trong các ống bắn ra làm cho khói lửa bốc lên mù mịt,nhưng vẫn không cản được bước tiến công của ta,quân Thanh hoảng sợ,tháo chạy toán loạn. Đếm trưa, đồn Ngọc Hồi bị san phẳng,tàn quân Thanh chạy về Đầm Mực (Quỳnh đô) tại đây bị đạo quân của đô đốc Bảo tiêu diệt.
 Cũng vào lúc mờ sáng,trong khi đạo quân của Quang trung tấn công đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đô đốc Long đánh thẳng vào đồn Khương Thượng -Đống Đa,một trận rồng lửa nổi lên,tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắp cổ tự tử ở Loa Sơn.
 Lúc này Tôn Sĩ Nghị nghe tin,đồn Ngọc Hồi thất thủ,đồn Khương Thượng bị hạ,vô cùng hốt hoảng không kịp đóng yên ngựa,không kịp mặc áo giáp,vội vàng vượt qua Cầu phao,bắt qua sông Nhị(sông Hồng) tháo chạy về nước.
 Đếm trưa mồng 5 tết,Quang Trung dẫn đạo quân tiến về Thăng Long trước sự vui mừng chào đón của nhân dân kinh thành.
 Như vậy,chỉ trong 5 ngày(từ 30-đến 5 tết)tiến quân thần tốc,chiến đấu quyết liệt với chiến thắng vang dội Ngọc hồi-Đống đa,quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược thanh,tiến vào thăng long,nhân dân kinh thành vui mừng chào đón đoàn quân chiến thắng đúng như lời thơ mô tả:
”Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chung vai sát cánh cùng nhau nói
Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”
 Với những chiến công hiển hách của sự nghiệp thống nhất lại đất nước,bảo vệ nền độc lậpdân tộc trong hoàn cảnh đất nước rơi vào khủng hoảng suy thoái đã nói lên những công lao to lớn của phong trào Tây sơn và vị “anh hùng áo vải “Quang trung Nguyễn Huệ.
Hoạt động 3:cả lớp.cá nhân
?trình bầy sự thành lập của vương triều tây sơn?
GV: sau khi đánh bại quân Nguyễn,năm 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng hoàng đế,lấy hiệu là Thái Đức.
 -sau khi nghĩa quân Tây sơn lập đổ tập đoàn chúa Trịnh,Nguyễn Nhạc chia vùng đất của Tây sơn ra làm 3 vùng,phong cho Nguyễn huệ làm bắc bình vương cai quản vùng đất từ đèo Hải vân đến Nghệ AnNguyễn Lữ chiếm vùng đất Gia Định,Nguyễn Nhạc trông coi vùng Nam trung bộ,đóng đô ở Quy Nhơn.
Cuối năm 1788,Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế,lấy niên hiệu là Quang Trung,đánh bại quân Thanh,đầu năm 1789 lập nên một triều đại mới thống trị trên vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc,từ đây đất nước ta một lần nữa bị chia cắt thành hai đàng.
 GV mở rộng: Quang Trung rất có ý thức mời những người tài giỏi ra giúp nước(Nguyễn Thiếp). Ngoài ra,để khôi phục lại đất nước,Quang Trung đã thi hành loạt các chính sách mang ý nghĩa cải cách trên phạm vi lãnh thổ của mình.
?nêu những chính sách của quang trung?
 Gv:-Quang Trung ban hành “chiếu khuyến nông”,kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất,lập lại sổ hộ,địa bạ không để ruộng đất bị bỏ hoang. Ngoài ra Quang Trung khuyến khích đẩy mạnh phát triển kinh tế công thương nghiệp.
-chữ nôm trở thành văn tự chính của quốc gia,lập”viện sùng chính” để dịch sách chữ hán ra chữ nôm,làm tài liệu học tập,giúp vua về mặt văn hóa.
-quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ
-đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh,giữ quan hệ thân thiện với Lào và Chân lạp.
 GV: những cải cách của Quang Trung có nhiều mặt tích cực,tiến bộ. tuy nhiên,những chính sách đố đã gặp nhiều chướng ngại,thời gian thực hiện quá ngắn ngủi khi quang trung đột ngột qua đời vào năm 1792.
 Sau khi Quang Trung mất,các vua kế nghiệp nhỏ tuổi,bất tài,các vương triều Tây sơn xung đột lẫn nhau,tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh quay trở lại tấn công vương Triều Tây sơn.
 Năm 1802,trước sự tấn công của Nguyễn Ánh,các vương triều Tây sơn lần lượt sụp đổ
I. Phong trào Tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII
* Bối cảnh lịch sử
Giữa thế kỉ XVIII,chế độ phong kiến đàng ngoài khủng hoảng sâu sắc->phong trào nông dân bùng lên rầm rộ.
Nửa sau thế kỉ XVIII,chế độ phong kiến đàng trong cũng bước vào giai đoạn khủng hoảng.
*diễn biến
Năm 1771,cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở ấp tây sơn(bình định) do 3 anh em nguyễn nhạc,nguyễn huệ,nguyễn lữ lãnh đạo.
Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành phong trào lập đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Năm 1786,phong tràoTây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lập đổ tập đoàn chúa Trịnh
Năm 1788,triều đình nhà lê bị lập đổ.
->Sự nghiệp thống nhất đất nướcvề cơ bản hoàn thành.
II. các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
1 .Kháng chiến chống Xiêm(1785)
*Nguyên nhân
Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII,sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lập đổ,một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy sang xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến vào nước ta.
*Diễn biến
Đầu năm 1785,Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan quân xâm lược Xiêm,bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
2. Kháng chiến chống Thanh(1789)
*Nguyên nhân
Sau khi bị quân Tây sơn đánh bại,Lê Chiêu Thống chạy lên phía Bắc và sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
*Diễn biến
Năm 1788Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế,lấy niên hiệu là Quang Trung,chỉ huy quân tiến ra Bắc.
Mồng 5 tết,năm 1789 nghĩa quân Tây sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi-Đống Đa,đánh bại hoàn toàn quân xâm lược và tiến vào Thăng Long.
III.Vương triều Tây Sơn
*Sự thành lập
Năm 1778,Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế,niên hiệu Thái Đức.
-năm 1788,Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế,cai quảng vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
*Chính sách của Quang Trung
Kinh tế: 
+ ban hành “chiếu khuyến nông” kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê sản xuất.
+ lập lại sổ hộ,địa bạ không để ruộng đất bị bỏ hoang.
+ mở rộng và phát triển kinh tế công thương nghiệp.
 Giáo dục:
+đưa chữ nôm làm văn tự chính của quốc gia.
+ lập “viện sùng chính” chuyên dịch sách chữ hán ra chữ nôm.
Quân đội: được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ.
Đối ngoại: hòa hảo với nhà Thanh,quan hệ tốt đẹp với Lào và Chân Lạp.
Năm 1792,Quang Trung mất
Năm 1802,trước sự tấn công của Nguyễn Ánh,vương triều Tây Sơn sụp đổ.
4. Sơ kết bài học
 a.Củng cố
 Phong trào Tây sơn bùng nổ và phát triển trong những điều kiện lịch sử hết sức khó khăn và đầy thử thách,thế nhưng từ một phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của 3 anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ đặc biệt là vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ đã lần lượt lập đổ các chính quyền phong kiến thoái hóa,thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc tiến tới thành lập chính quyền vững mạnh. Tuy nhiên,năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời,vương triều Tây sơn sụp đổ nhanh chóng.
 b.Dặn dò
 HS về học bài cũ,đọc trước bài mới.
Soạn bởi: GIÀNG THỊ KIM THI
(Tama-tuần giáo-điện biên)

File đính kèm:

  • docxBai_23_Phong_trao_Tay_Son_va_su_nghiep_thong_nhat_dat_nuoc_Bao_ve_to_quoc_cuoi_the_ky_XVIII.docx
Giáo án liên quan