Giáo án Lịch sử 10 - Tiết 20, Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
GV dẫn dắt: Như vậy ta đã thấy được điều kiện hình thành Nhà nước Cổ đại ở Việt Nam, tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về từng quốc gia cụ thể.
GV giảng giải về thời gian hình thành, địa bàn, kinh đô nước Văn Lang.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang - Âu Cơ - Minh hoạ bằng sơ đồ bộ máy Nhà nước.
HỎI: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Nhà nước và đơn vị hành chính thời Văn Lang - Âu Lạc?
Ngày soạn:26/12/2012 Tiết : 20 Bài 14 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM. (1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài HS nắm được: Những nét đại cương vềø ba nước Cổ đại trên đất nước Việt Nam ( Sự hình thành, cơ cấu tổ chức Nhà nước, đời sống văn hoá, xã hội). 2. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn, dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước. 3. Kĩ năng: Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét. Bước đầu rèn luyện kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của thầy: - Tham khảo tài liệu, SGK, SGV. - Lược đồ Giao Châu và Chăm-pa TK XI-XV. Bản đồ hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh: Công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp… - Phương án tổ chức: GV miêu tả trực quan qua các hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp. 2. Chuẩn bị của trò: SGK, đọc bài trước trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh GV giới thiệu. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 6 phút 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ: Thuật luyện kim ở nước ta ra đời từ khi nào, ở đâu và có ý nghĩa gì với sự phát triển kinh tế-xã hội? 3. Dẫn dắt vào bài mới: Vào thời nguyên thuỷ các bộ lạc sống trên đất nước ta đều bước vào thời Sơ kì đồng thau, biết đến thuật luyện kim, và nghề nông trồng lúa nước. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội nguyên thủy sang thời đại mới-Thời đại có giai cấp và Nhà nước hình thành các quốc gia Cổ đại trên đất nươc Việt Nam. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cơ bản 12’ 4’ HĐ1: Cả lớp và cá nhân. GV: Văn Lang là quốc gia cổ nhất trên đất nước Việt Nam. Truyền thuyết về Nhà nước Văn Lang: Truyền thuyết trăm trứng, bánh chưng bánh dày,… Còn về mặt khoa học, Nhà nước Văn Lang được hình thành cơ sở nào? GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được chuyển biến về kinh tế ở thời kì Văn hoá Đông Sơn Giải thích: Văn hoá Đông Sơn là gọi theo di chỉ khảo cổ tiêu biểu của Đông Sơn (Thanh Hoá). GV sử dụng 1 số tranh ảnh trong SGK và những tranh ảnh sưu tầm được để chứng minh . HỎI: Hoat động kinh tế của dân cư Đông Sơn có gì khác với dân cư Phùng Nguyên? GV tiếp tục yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự chuyển biến xã hội ở Đông Sơn. Giải thích về tổ chức làng, xóm để thấy sự biến đổi về xã hội: Đa dạng, phức tạp hơn, liên hệ với thực tế hiện nay. GV đặt vần đề: Sự biến đổi, phát triển kinh tế, xã hội đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi gì? GV dẫn dắt: Như vậy ta đã thấy được điều kiện hình thành Nhà nước Cổ đại ở Việt Nam, tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về từng quốc gia cụ thể. GV giảng giải về thời gian hình thành, địa bàn, kinh đô nước Văn Lang. Về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang - Âu Cơ - Minh hoạ bằng sơ đồ bộ máy Nhà nước. HỎI: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Nhà nước và đơn vị hành chính thời Văn Lang - Âu Lạc? GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự phát triển cao hơn của Nhà nước Âu Lạc. Sử dụng tranh ảnh trong SGK và tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng để minh hoạ cho bước phát triển cao hơn của nước Âu Lạc. HĐ cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS theo dõi SGK để thấy được cách ăn, ở, mặc của Người Việt cổ. Tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK thấy được đời sống tinh thần, tâm linh của Người Việt cổ. HỎI: Em có nhận xét gì về đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ? GV nhận xét, bổ sung, kết luận. HĐ1: HS dựa theo SGK trả lời: Cũng như các nơi khác nhau trên thế giới các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền kinh te,á xã hội có sự chuyển biến kinh tế, xã hội diễn ra mạnh mẽ ở thời kì Đông Sơn ( Đầu thiên niên kỉ I TCN). HS xem ảnh: thấy được nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày khá phát triển. HS so sánh trả lời: Sử sụng công cụ đồng phổ biến, biết đến công cụ sắt. Dùng cày khá phổ biến. Có sự phân công lao động. ® Đời sống kinh tế tiến bộ hơn. HS theo dõi SGK trả lời câu câu hỏi. HS thấy sự phân hoá giàu nghèo qua kết quả khai quật mộ tàng của các nhà khảo cổ. HS dựa vào SGK trả lời: - Yêu cầu trị thuỷ để đảm bảo nền nông nghiệp ven sông. - Quản lí xã hội. - Chống thế lực ngoại xâm để đáp ứng những yêu cầu này Nhà nước ra đời. HS xem sơ đồ suy nghĩ trả lời: Bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai. HS theo dõi SGK so sánh trả lời: Nhà nước tuy cùng 1 thời kì lịch sử với Nhà nước Văn Lang (Thời kì Cổ đại) nhưng có bước phát triển cao hơn . HS theo dõi SGK tự ghi nhớ. HS theo dõi SGK tự ghi nhớ. HS suy nghĩ trả lời nhận xét của mình: Về đời sống của Người Việt cổ khá phong phú, đa dạng, giản dị. Chất phát, nguyên sơ, hoà nhập vào thiên nhiên. 1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc: * Cơ sở hình thành Nhà nước: - Kinh tế: + Đầu thiên niên kỉ I TCN (thời kì đầu Văn hoá Đông Sơn), công cụ đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt. + Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. + Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Xã hội: Sự phân hoá giàu nghèo càng rõ rệt. - Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ. - Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thuỷ, quản lí xã hội, chống giặc ngoại xâm. ® Nhà nước ra đời đáp ứng những đòi hỏi đó. * Quốc gia Văn Lang (TKVII đến TK III TCN): - Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì -Phú Thọ) - Tổ chức Nhà nước: + Đứng đầu đất nước là vua Hùng, vua Thục. + Giúp việc có các Lac hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. + Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính. ® Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai. * Quốc gia Âu Lạc ( TKIII-TKII TCN): - Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh Hà Nội). - Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn. - Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. ® Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn Nhà nước Văn Lang. * Đời sống của Người Việt cổ: - Đời sống vật chất: + Ăn: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ. + Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố. + Ở: Nhà sàn. - Đời sống tinh thần: + Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên. + Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội. + Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức. ® Đời sống vật chất, tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hoà nhập với tự nhiên. 6’ 8’ HĐ2: Cả lớp và cá nhân. GV dùng lược đồ Giao Châu và Chăm-pa TKVI-X xác định địa bàn Chăm-pa: hình thành trên cơ sở VH Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). GV thuyết minh kết hợp chỉ lược đồ: Vùng đất này thời Bắc thuộc bị nhà Hán xâm lược và cai trị. Cuối TKII, nhân lúc Trung Quốc rối loạn Khu Liên đã hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền tự chủ, sau đó Khu Liên tự lâp vua, đặt tên nước là Lâm Ấp, phía bắc đến Hoành Sơn - Quảng Bình, phía Nam đến Bình Thuận - Phan Rang. HĐ nhóm và cá nhân. Chia lớp làm 3 nhóm, nêu câu hỏi: Nhóm1: Tình hình kinh tế Chăm-pa từ TK II-X? Minh hoạ kĩ thuật xây dựng tháp của người Chăm-pa bằng 1 số tranh ảnh: Khu di tích Mĩ Sơn, Tháp Chàm, tượng Chăm… Nhóm2: Tình hình chính trị-xã hội. Nhóm3: Tình hình văn hoá. GV nhấn mạnh: văn hoá Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Ấn Độ. GV nhận xét, bổ sung. HĐ2: HS theo dõi lược đồ ghi nhớ. HS theo dõi và ghi chép địa bàn và sự hình thành Nhà nước Chăm-pa. HS theo dõi SGK thảo luận, cử đại diện trả lời câu hỏi. Nhóm1: Chủ yếu là trồng lúa nước. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò… Nhóm2: chế độ quân chủ chuyên chế. Xã hội có các tầng lớp: Quí tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ. Nhóm3: Có chữ viết, theo Balamôn giáo và Phật giáo. Ở nhà sàn, ăn trầu, hoả táng người chết. 2. Quốc gia cổ Chăm-pa hình thành và phát triển: - Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh (miền Trung và Nam trung Bộ). Cuối TK II, Khu Liên thành lập quốc gia Cổ Lâm Ấp, đến TK VI đổi thành Chăm-pa. Phát triển từ TK X-XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đaiï Việt. - Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu- Quảng Nam sau dời đến Đồng Dương-Quảng Nam, cuối cùng dời đến Chà Bàn - Bình Định. - Tình hình Chăm-pa (TKII-X) * Kinh tế: + Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước. + Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò. + Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao. * Chính trị-xã hội: + Theo chế độ quân chủ chuyên chế. + Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng. + Xã hội có các tầng lớp: Quí tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ. * Văn hoá: + TK IV có chữ viết từ chữ Phạn ( Ấn Độ ). + Theo Balamôn giáo và Phật. + Ở nhà sàn, ăn trầu, hoả táng người chết. 6’ HĐ3: Hoạt động cá nhân. GV thuyết trình kết hợp với sử dụng lược đồ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời, phạm vi lãnh thổ, thành phần dân cư Phù Nam. GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được tình hình kinh tế, văn hoá xã hội của Phù Nam. HĐ Củng cố kiến thức: Dùng lược đồ củng cố quá trình hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam Địa bàn, thời gian hình thành, cư dân? Những điểm giống và khác nhau trong đời sống của dân cư Văn Lang-Âu Lạc, Lâm Ấp-Chăm-pa, Phù Nam. HĐ3: HS nghe và ghi nhớ. 3. Quốc gia cổ Phù Nam: - Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Óc Eo ( An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. TKI hình thành quốc gia cổ Phù Nam. Phát triển thịnh vượng từ TKIII-V. Cuối TK VI suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính. - Tình hình Phù Nam: + Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán. + Văn hoá: Ở nhà sàn, theo Phật giáo và Balamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. + Xã hội gồm: Quí tộc, bình dân và nô lệ. 4. Dặn dị: (3 phút) -Học bài câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK-Tr 70. Đọc trước bài 15. -Bài tập về nhà: Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về các quốc gia cổ Việt Nam. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- 20-10.DOC