Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

-Chiếu hình ảnh luis XVI: (1754-1793) là một người vô cùng độc đoán,ông có quyền quyết định mọi việc đối nội,đối ngoại của đất nước,có quyền bổ nhiệm,cách chức,trừng phạt và ân xá thong qua” giấy có ấn vua”,nhà vua có thể bắt gian vô cớ những người dân vô tội tống vào ngục Baxti,và giam giữ bao lâu tùy ý không cần xét xử.

 Luis XVI còn được biết đến là 1 người chi tiêu rất hoang phí,bỏ tiền tỷ đại tu cung điện Vecxai,xây dựng hàng trăm cung điện khác để tặng cho người vợ yêu quý của mình,dặc biệt ông có sở thích đi săn bắn,với hằng ngàn con thú: hươi, nai được nuôi để phục vụ cho việc săn bắn của nhà vua,ngoài ra đội ngựa và đàn chó săn của nhà vua cũng nhiều không kể xiếc(riêng ở pari đã nuôi tới 1.600 con ngựa,hằng nghìn con chó với hơn 1.400 người nuôi ngựa)

 Thực chất, luis XVI là ngươi thiếu sự vững vang,thiếu quyết đoán và bất tài,vì vậy quyền hành được chi phối bởi hoàng hậu Marie Antoinette.

-Chiếu hình ảnh hoàng hậu,giới thiệu:(1755-1793) là công chúa nước Áo,kết hôn với thái tử nước pháp khi mới 15 tuổi, đây là cuộc hôn nhân chính trị nhằm thắt chặt mối liên minh giữa 2 nước pháp và Áo.

 

docx13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 cả lớp, cá nhân
GV hỏi? nét nổi bật của nền kinh tế nước pháp trước cách mạng về các lĩnh vực nông nghiệp,công ngiệp và thương nghiệp?
GV:-nông nghiệp: đến cuối thế kỉ XVIII,pháp vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 90% cư dân sống bằng nghề nông, công cụ và phương thức canh tác thô sơ,lạc hậu,năng suất thu hoạch thấp.
-chiếu hình 56 sgk: ?quan sát và cho biết bức tranh gồm có mấy người ? tư thế của họ như thế nào? Với tư thế đó nói lên điều gì? Ngoài con người còn phát hiện thêm những con vật gì nữa ko?
GV:trong bức tranh gồm có 3 người,trong đó một người đàn ông già nua,ốm yếu đang cõng trên lưng mjnhf hai người to béo và khỏe mạnh. Tư thế đó nói lên những nghĩa vụ phong kiến của nông dân đói với lãnh chúa và giáo hội,đồng thời thể hiện sự áp bức bóc lột của lãnh chúa và giáo hội đối với nông dân.
?quan sát và cho cô biết: hình ảnh người nông dân già nua với chiếc cuốc hoen rỉ cùng các con vật xung quanh ám chỉ điều gì?
GV: hình ảnh người nông dân già nua ốm yếu thể hiện cho nền nông nghiệp già nua,lạc hậu của nước pháp trước cách mạng,với chiếc cuốc mòn vẹt hoen rỉ trên tay người nông dân tượng trưng cho công cụ lao động thô sơ cũng như phương thức canh tác lạc hậu của nước pháp, và các con vật dưới chân người nông dân;chim ,thỏ,chuộtlà những con vật thường xuyên phá hoại mùa màng,thể hiện cho sự phá hoại của thiên nhiên-mất mùa , đói kém liên miên,đời sống nhân dân khổ cực.
?tại sao nông dân không cải tạo đất,dùng phân bón để tăng năng suất thu hoạch?
GV:Vì ruộng đất không phải của nông dân,họ nhận ruộng đất từ lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô thuế hết sức nặng nề,cụ thể: chiếu sơ đồ thu nhập của nông dân.
GV:Ngược lại với nông nghiệp,trong lĩnh vực công nghiệp pháp thời kì này khá phát triển,máy móc được sử dụng ngày càng nhiều,nhất là trong công nghiệp dệt,khai khoáng và luyện kimvới những xí nghiệp tập trung hang nghìn công nhân.
-Chiếu hình ảnh xưởng dệt ở pháp: ?quan sát và nhận xét về các xưởng dệt?
-Ngoài ra,thương nghiệp cũng phát triển,nhất là ngoại thương. Chiếu cảng Macsxay và giới thiệu: là một trong những cảng thị hoạt động buôn bán rất sầm uất của nước pháp.
Lúc này đã xuất hiện các công ty thương mại pháp không chỉ buôn bán với nhiều nước ở châu âu mà còn buôn bán với các nước phương đông.
?vậy,công thương nghiệp phát triển có bị kìm hãm không?
GV:công thương nghiệp pháp thời kì này tồn tại dưới hình thức là các công trường thủ công. Tuy nhiên,chế độ phường hộ vẫn còn chiếm 1 vị trí quan trọng trong công nghiệp và những quy định ngặt nghèo của phường hội phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp.
Mặc dù bị cản trở kìm hãm nhưng cả công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển,đây là những dấu hiệu của mần mống kinh tế TBCN đang lớn lên dần trong lòng xã hội nước pháp,vậy xã hội pháp lúc này đã xuất hiện 1 mâu thuẫn mới,mâu thuẫn giữa TBCN với QHSX phong kiến,như: chế độ thuế khóa nhiều tầng,thị trường dân tộc,dơn vị đo lường và tiền tệ chưa thống nhất, và đây chính là nhũng xiềng xích cần phải đập tan.
Từ sự mâu thuẫn về kinh tế dẫn đến mâu thuẫn về chính trị,xã hội.
?cho biết,nước pháp trước cách mạng theo thể chế chính trị nào?
-Chiếu hình ảnh luis XVI: (1754-1793) là một người vô cùng độc đoán,ông có quyền quyết định mọi việc đối nội,đối ngoại của đất nước,có quyền bổ nhiệm,cách chức,trừng phạt và ân xá thong qua” giấy có ấn vua”,nhà vua có thể bắt gian vô cớ những người dân vô tội tống vào ngục Baxti,và giam giữ bao lâu tùy ý không cần xét xử.
 Luis XVI còn được biết đến là 1 người chi tiêu rất hoang phí,bỏ tiền tỷ đại tu cung điện Vecxai,xây dựng hàng trăm cung điện khác để tặng cho người vợ yêu quý của mình,dặc biệt ông có sở thích đi săn bắn,với hằng ngàn con thú: hươi, naiđược nuôi để phục vụ cho việc săn bắn của nhà vua,ngoài ra đội ngựa và đàn chó săn của nhà vua cũng nhiều không kể xiếc(riêng ở pari đã nuôi tới 1.600 con ngựa,hằng nghìn con chó với hơn 1.400 người nuôi ngựa)
 Thực chất, luis XVI là ngươi thiếu sự vững vang,thiếu quyết đoán và bất tài,vì vậy quyền hành được chi phối bởi hoàng hậu Marie Antoinette. 
-Chiếu hình ảnh hoàng hậu,giới thiệu:(1755-1793) là công chúa nước Áo,kết hôn với thái tử nước pháp khi mới 15 tuổi, đây là cuộc hôn nhân chính trị nhằm thắt chặt mối liên minh giữa 2 nước pháp và Áo.
 Sau khi trở thành hoàng hậu,bà lao vào con đường ăn chơi xa xỉ,hoang phí cực độ,đem hằng ngàn vạn tiền trong quốc khố tùy tiện ban thưởng cho bầy tôi sủng ái và bản thân nàng cũng ngày càng chìm đắn vào trong các cuộc hoang lạc,tiecj rượi,phòng hoa.
 Với sự hoang phí cực độ của 2 vợ chồng nhà vua trên những giọt mồ hôi nước mắt của nông dân đã dẫn đến quốc khố cạn kiệt,khiến nhân dân pháp vô cùng căn phẫn mà thốt lên rằng: triều đình là mồ chôn của quốc gia. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cách mạng sau này.
-chiếu hình ảnh tình cảnh nông dân pháp: quan sát về trang phục của họ và thong qua trang phục cho biết họ là ai?
?Theo em nước pháp trước cách mạng tồn tại mấy đẳng cấp,đó là những đẳng cấp nào?
GV:trong bức tranh cúng ta thấy có 3 người,vậy chúng ta có thể khẳng định nước pháp trước cách mạng tồn tại 3 đẳng cấp.
 Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng,cổ đeo cây thánh giá,tay cần quyển kinh thánh,nét mặt sung sướng,thỏa mãn tượng trưng cho tăng lữ là đẳng cấp thứ nhất.
 Người ngồi đàng sau đeo thanh kiến ngang sườm,có nhiều đồ trang sức,mũ long chim rất cao quý tượng trưng cho quý tộc là đẳng cấp thứ hai.
 Còn người nông đân già nua,óm yếu là đại diện của đẳng cấp thứ 3,bao gồm:nông dân,bình dân thành thị,tư sản.
Trong túi áo của tăng lữ và túi quần của nông dân thò ra những văn tự vay nợ,khế ước cho thuê ruộng,nhũng nghĩa vụ phong kiến của người nông dân mà có lẽ đến hằng nghìn đời họ cũng không thể trả hết được.
?theo các em đẳng cấp và giai cấp giống hay khác nhau?
-Đẳng cấp là tầng lớp của xã hội được hình thành dưới chế đọ chiếm hữu nô lệ phong kiến,do pháp luật và tục lệ quy định về vị trí xã hội,quyền lợi và nghĩa vụ mang tính cha truyền con nối. giữa các đẳng cấp có sự phân biệt bất bình đẳng rất sâu sắc.
-Giai cấp là tập đoàn đông đảo người trong xã hội,có địa vị và vai trò nhất định trong nền sản xuất xã hội,hưởng thu của cải làm ra trong xã hội tùy theo việc chiếm hữu hay không chiếm hữu tư liệu sản xuất,như:giai cấp nông dân.giai cấp công nhân,giai cấp tư sản.
-lưu ý rằng trong xã hội TBCN không có sự phân biệt đẳng cấp mà chỉ có sự phân biệt giai cấp.
?vậy,với 3 đẳng cấp trong xã hội nước pháp có cùng đặc quyền,đặc lợi hay không?
GV: Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc là 2 đẳng cấp có đặc quyền,không phải nộp thuế.
 Đẳng cấp thứ 3 gồm nông dân ,bình dân thành thị và tư sản là đẳng cấp không có đặc quyền,họ phải nộp đủ các thứ thuế.
 Giai cấp tư sản là tầng lớp giàu có và có học.tuy nhên,họ lại không có địa vị chính trị xã hội xứng tầm với vị thế kinh tế của họ,chính vì vậy họ mong muốn xóa bỏ chế đọ phong kiến,thiết lập chính quyền mới của tư sản và họ được quần chúng nhân dân ủng hộ,nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
? vậy,xã hội pháp lúc này có xuất hiện mâu thuẫn ko?
GV:cuối thế kỉ XVIII,mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân trong đẳng cấp thứ 3 với quý tộc phong kiến và nhà thờ ngày càng gay gắt.
 Với bức tranh xã hội như vậy, nước đã ở vào đêm trước của 1 cuộc cách mạng xã hội,và bước dọn đường dầu tiên chính là các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
Hoạt động 2: cả lớp,cá nhân
GV? Các tư tưởng tiến bộ ra đời dựa trên cơ sở nào?
 GV: với những thành tựu mới của KHKT và sự phát triển của mần mống kinh tế TBCN đã giúp những người có tư tưởng tến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu,những quan điểm lỗi thời và đè xuất những tư tưởng mới tiến bộ hơn. Do vậy,trào lưu tư tưởng ở pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu triết học ánh sang ra đời.
?kể tên một số đại diện tiêu bểu?
-chiếu hình ảnh 3 ông,giới thiệu:
 Mongtexkio(1689-1755) là người sang lập ra nền văn chương chính trị ở pháp. Xuất thân từ tầng lớp quý tộc,vì thế ông là nhà tư tưởng ôn hòa nhất trong các nhà triết học ánh sang lúc bấy giờ. Ông chủ trương phê phán chế độ phong kiến,thiết lập nền quân chủ lập hiến với tam quyền phân lập.
 Vôn-te (1694-1778) xuất thân trong một gia đình giàu có,chủ trương lên án xã hội phong kiến và nhà thờ thiên chúa giáo,vì vậy ông đã nhiều lần bị bắt giam vào ngục Baxti.
 Rút- xô(1713-1784) xuất thân trong một gia đình bình đân,vì thế ông gần gũi và thong cảm với quần chúng nhân dân,ông chủ trương đả kích chế độ phong kiến, xây dựng chế độ cộng hòa.
?nội dung nổi bật trong tư tưởng của 3 ong là gì?
-nội dung:phên phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ,
?những tư tưởng đó có tác dụng như thế nào đối với cach mạng?
Hoạt động 3: cả lớp,cá nhân
? duyên cớ nào dẫn đến cách mạng bùng nổ?
GV:- do sự ăn chơi xa xỉ của nhà vua và hoàng hậu dẫn đên sự khủng hoảng trần trọng trong nền tài chính quốc gia. Vua luis XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livơrơ,số tiền nợ này nhà vua không có khả năng trả,nên đã tìm cách liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì thế ngày càng sâu sắc.
 Trước sự khủng hoảng đó,5.5.1789 nhà vua đã triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp. chiếu hình ảnh hội nghị: tham dự hội nghị,đẳng cấp 1 có 300 đại biểu,đẳng cấp 2 có 300 đại biểu và đẳng cấp 3 là giai cấp tư sản đại diện tham gia với 600 đại biểu.
?nhà vua triệu tập hội nghị nhằm mục đích gì?
?nhà vua có đạt được mục đích của mình không? Vì sao?
GV: luis đã không đạt được mục đích của mình vì đại diện của đẳng cấp thứ 3 đã kịch liệt phản đối,họ tự tách ra,tuyên bố là quốc hội lập hiến-cơ quan duy nhất có quyền soạn thảo hiến pháp và thong qua các đạo luật mới về tài chính. Đây là hành động đầu tiên của đẳng cấp thứ 3 chống lại chế độ quân chủ chuyên chế.
 -trước tình hình đó,vua và quý tộc ráo riết chuẩn bị tấn công đẳng cấp thứ 3 bằng bạo lực. cụ thể,luis XVI đã thuê một trung đội quân đánh thuê của đức tấn công dã man vào quần chúng,cách mạng bắt đầu bùng nổ.
?trước hành động đó của nhà vua,quần chúng đã làm gì?
GV:bất bình trước hành động của nhà vua,14-7-1789 giữa thủ đô pari hoa lệ,quần chúng nhân dân đã tự vũ trang tấn công ngục Baxti.
?tại sao lại chọn ngục baxti là điểm tấn công đầu tiên?
-là hiện thân,biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế.
 -chiếu hình ảnh quần chúng tấn công ngục baxti: pháo đài baxti được xây dựng từ thế kỉ XV để bảo vệ kinh thành pari,xung quanh có hào sâu ngăn cách,có cầu treo và đại bác để phòng giữ. Pháo đài cao 24m,có 8 tháp canh,mỗi tháp canh cao30m,có tường dầy bao xung quanh 3m,trên mỗi pháo đài có lính canh và đại bác luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
 Sáng sớm 14-7-1789,300.000 quần chúng đã tấn công ngục baxti,đến trưa họ công phá được vào cửa lớn,nhưng để vào được pháo đài chỉ có duy nhất một con đường là cầu treo,thế nhưng lúc này cầu treo đã rút và hầu như không thể vào được pháo đài. Viên chỉ huy trong ngục hạ lệnh cho quân sĩ xả sung đại bác vào quần chúng,máu đổ đầy trên đường phó,cuối cùng một quả đạn đại bác bắn đứt dây xich cầu treo,cầu hạ xuống quần chúng xông vào chiếm ngục,giết chết viên chỉ huy ngục. tại dây,họ đã đốt các văn tự ,khế ước của phong kiến,dùng cuốc,xẻng,xà beng phá đi ngục..1 năm sau nơi đây đã được xây dựng nên 1 quảng trường và khắp lên dòng chữ “ở đây đã có người nhảy múa”.
 Cùng với đấu tranh của quần chúng nhân dân pari,khắp nơi nước pháp bùng lên cuộc “cách mạng đô thị”,các trung tâm chống phng kiến ở thành thị đứng lên chống lại chế độ quân chủ chuyên chế. Chiếu sơ đồ.
? sau khi giàng thắng lợi,chính quyền mới được thành lập nằm trong tay ai?
Ngôi vua có còn được duy trì không?
Cách mạng lúc bấy giờ đã triệt để hay chưa?
GV:phái lập hiến lên nắm quyền nhưng ngôi vua vẫn được duy trì,cách mạng không triệt để,là nguyên nhân quần chúng tiếp tục đấu tranh kéo dài cách mạng thành nhiều giai đoạn.
?nêu những việc làm của phái lập hiến sau khi lên cầm quyền?
GV:sau khi lên cầm quyền,phái lập hiến đã làm được 2 việc quan trọng đối với cách mạng:
-8-1789,quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền,với khẩu hiệu nổi tiếng”tự do-bình đẳng-bác ái”, sự tự do,bình đẳng bác ái được thể hiện rõ nhất trên lá cờ tam tài của nước pháp. Chiếu hình lá cờ.
-9-1791,bản hiến pháp được ban hành,xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
?trước tình hình đó,nhà vua có thái độ như thế nào?
GV: vua luis 1 mặt phê chuẩn hiến pháp, thừa nhận chế độ quân chủ lập hiến, mặt khác tìm cách bí mật liên kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước và càu cứu các thế lực phong kiến nước ngoài(áo-phổ) giành lại chính quyền. chính vì vậy,4.1792 chiến tranh giữa pháp và liên minh 2 nước áo –phổ bùng nổ.
?trước tình thế đó,quốc hội lập hiến phản ứng như thế nào?
GV:phái lập hiến đã không kiên quyết chống lại. 11-7-1792,quốc hội tuyên bố” tổ quốc lâm nguy” ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện. hưởng ứng lời kêu gọi,quần chúng nhân dân tiến về pari,hát vang bài “macxaye” đầy khí thế chiến đấu,đưa cách mạng pháp bước sang giai đoạn mới.
Nước pháp trước cách mạng
1.Tình hình kinh tế,xã hộ
a.Kinh tế
nông nghiệp lạc hậu,công cụ và phương thức canh tác thô sơ-mất mùa đói kém liên mien,dời sống nhân dân khổ cực.
công thương nghiệp phát triển nhưng bị kìm hãm.
b. chính trị,xã hội
chính trị: duy trì chế độ Quân chủ chuyên chế,do luis XVI đứng đầu.
xã hội:3 đẳng cấp là tăng lữ,quý tộc và đẳng cấp thứ 3
+ Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc là đẳng cấp có đặc quyền,không phải nộp thuế
+ Đẳng cấp thứ 3 là đẳng cấp không có dặc quyền,phải nộp đủ các thứ thuế.
->mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp thứ 3 với 2 đẳng cấp trên(tăng lữ,quý tộc)
2. cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
đại diện tiêu biểu: Mongtexkio, Vonte, Rutxo.
-nội dung:tố cáo,lên án chế độ phong kiến và nhà thờ.
->cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng là bước dọn đường,thúc đẩy cho cách mạng sớm bùng nổ. 
Tiến trình của cách mạng
Cách mạng bùng nổ. nền quân chủ lập hiến.
*nguyên nhân trực tiếp
do sự khủng hoảng trần trọng của nền tài chính quốc gia.
5.5.1789, luix XVI triệu tâp hội nghị 3 đẳng cấp để tăng thuế.
-17.6.1789,đẳng cấp thứ 3 tự tuyên bố là quốc hội lập hiến.
*diễn biến
-14.7.1789,quần chúng tấn công và chiếm ngục Baxti-biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế.
b. nền quân chủ lập hiến
-sau khi giành thắng lợi,phái lập hiến lên nắm quyền
+8.1789,thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền,nêu cao khẩu hiệu “ tự do-bình đẳng-bác ái”.
+9.1791,ban hành hiến pháp,xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
-4.1792,liên minh 2 nước áo – phổ tấn công pháp.
-11.7.1792,quốc hội tuyên bố “tổ quốc lâm nguy” ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện->cách mạng pháp chuyển sang giai đoạn mới.
4. sơ kết bài học
a. củng cố
- Trình bầy được tình hình kinh tế ,chính trị ,xã hội nước pháp trước cách mạng
- Nêu được một số đại diện tiêu biểu cho trào lưu triết học ánh sáng pháp thế kỉ XVIII
- Hiểu được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng bùng nổ cũng như sự thành lập của nền quân chủ lập hiến.
b. dặn dò
HS về học bài,đọc trước phần tiếp theo.

File đính kèm:

  • docxbai_31_cach_mang_tu_san_phao_cuoi_the_ki_XVIII.docx
Giáo án liên quan