Giáo án Lịch sử 10 - Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ - Nguyễn Thị Định

- GV giới thiệu cho Hs sự ra đời của 13 thụôc địa Anh ở bắc Mĩ: sau cuộc phát kiến địa lí của Cô lôm bô, người ta đã phát hiện ra châu Mĩ. Các nước thực dân châu Âu tìm mọi cách đến đây để khai thác và biến nơi này thành thuộc địa. Nửa đầu TK XVIII, nước Anh đã thiết lập được 13 bang thuộc địa ở đây nhờ có những ưu thế về kinh tế, kĩ thuật và hàng hải.

- Gv yêu cầu Hs theo dõi SGK và cho biết nền kinh tế ở 13 thuộc địa Anh phát triển như thế nào?

HS dựa vào SGK để trình bày sự phát triển kinh tế ở hai miền (Bắc – Nam)

- GV cần nhấn mạnh yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là đựơc tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây. Tuy nhiên những mong muốn chính đáng đó bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.

- GV yêu cầu Hs đọc SGK và cho biết TD Anh đã đưa ra chính sách gì để kìm hãm nền kinh tế ở đây?

Hs xem SGK và trả lời

- GV tiếp tục đặt vấn đề cho HS: tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thụôc địa?

Hs suy nghĩ và trả lời. Gv nhận xét và kết luận: giai cấp thống trị Anh xem thuộc địa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa của Anh vì vậy chính phủ Anh luôn muốn buộc kinh tế thuộc địa lệ thuộc vào nền kinh tế chính quốc. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của 13 thuộc địa đã làm Anh lo ngại, vì thế mà TD Anh đưa ra hàng loạt chính sách để kìm hãm nền kinh tế ở đây. Tuy nhiên, những chính sách mà Anh đưa ra đã làm tổn hại đến quyền lợi của tư sản, chủ nô và ngay cả nhân dân thuộc địa, vì vậy mà họ đã đứng lên phản kháng chống lại chính quyền TD Anh. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh giành độc lập, hay nói cách khác nguyên nhân dẫn đến chiến tranh chính là do mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị Anh với tư sản Bắc Mĩ và các tầng lớp nhân dân thuộc địa.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ - Nguyễn Thị Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN – NĂNG KHIẾU – TDTT – NGUYỄN THỊ ĐỊNH
Giáo Án Lịch Sử 10
Bài 30
CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
 CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
Bài 30 
CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP 
CỦA CÁC THỤÔC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Giúp HS nắm được: Chiến tranh giành độc lập của các thụôc địa Anh ở Bắc Mĩ, về thực chất là một cụôc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc (lật đổ sự thống trị của chính quyền thực dân Anh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mỹ).
- Kết quả của chiến tranh: khai sinh một dân tộc mới – dân tộc tư sản Mỹ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
2. Về tư tưởng, tình cảm
Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
3. Về kĩ năng
Củng cố cho HS khả năng sử dụng bản đồ để nắm vững diễn biến chính của các sự kiện trong bài.
II.TÀI LIỆU GIẢNG DẠY:
1. Tài liệu tham khảo:
- Sách Lịch sử lớp 10 (cơ bản).
- Sách giáo viên Lịch sử lớp 10 (cơ bản).
- Giáo trình Lịch sử thế giới cận đại.
2.Tranh ảnh minh họa:
- Tranh ảnh, bản đồ phục vụ cho bài giảng.
- Những tư liệu liên quan tới bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định trật tự lớp. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.
- Những nét chính diễn biến và kết quả của cách mạng tư sản Anh.
2. Giới thiệu bài mới
 Cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở ”xứ sở sương mù” dẫu có ý nghĩa trọng đại song chưa đủ củng cố niềm tin cho người đương thời về một thắng lợi hoàn toàn của giai cấp tư sản. Lịch sử phải chờ đợi hơn một thế kỷ sau để chứng kiến bên bờ Đại Tây Dương một cuộc biến động chính trị - xã hội to lớn ở 13 thuộc địa Anh, dẫn đến sự ra đời một quốc gia tư sản đầu tiên ở châu Mỹ. Vì sao ở nơi đây lại có thể bùng nổ một chiến tranh giành độc lập? Kết quả của cuộc chiến đã ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử châu Mỹ và thế giới?Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay- bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THỤÔC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ
3. Tiến trình dạy – học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV giới thiệu cho Hs sự ra đời của 13 thụôc địa Anh ở bắc Mĩ: sau cuộc phát kiến địa lí của Cô lôm bô, người ta đã phát hiện ra châu Mĩ. Các nước thực dân châu Âu tìm mọi cách đến đây để khai thác và biến nơi này thành thuộc địa. Nửa đầu TK XVIII, nước Anh đã thiết lập được 13 bang thuộc địa ở đây nhờ có những ưu thế về kinh tế, kĩ thuật và hàng hải.
- Gv yêu cầu Hs theo dõi SGK và cho biết nền kinh tế ở 13 thuộc địa Anh phát triển như thế nào?
àHS dựa vào SGK để trình bày sự phát triển kinh tế ở hai miền (Bắc – Nam)
- GV cần nhấn mạnh yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là đựơc tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây. Tuy nhiên những mong muốn chính đáng đó bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.
GV yêu cầu Hs đọc SGK và cho biết TD Anh đã đưa ra chính sách gì để kìm hãm nền kinh tế ở đây?
àHs xem SGK và trả lời
GV tiếp tục đặt vấn đề cho HS: tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thụôc địa?
àHs suy nghĩ và trả lời. Gv nhận xét và kết luận: giai cấp thống trị Anh xem thuộc địa là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa của Anh vì vậy chính phủ Anh luôn muốn buộc kinh tế thuộc địa lệ thuộc vào nền kinh tế chính quốc. Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của 13 thuộc địa đã làm Anh lo ngại, vì thế mà TD Anh đưa ra hàng loạt chính sách để kìm hãm nền kinh tế ở đây. Tuy nhiên, những chính sách mà Anh đưa ra đã làm tổn hại đến quyền lợi của tư sản, chủ nô và ngay cả nhân dân thuộc địa, vì vậy mà họ đã đứng lên phản kháng chống lại chính quyền TD Anh. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh giành độc lập, hay nói cách khác nguyên nhân dẫn đến chiến tranh chính là do mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị Anh với tư sản Bắc Mĩ và các tầng lớp nhân dân thuộc địa.
Gv dẫn dắt: đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh, và để biết được sự kiện nào đã thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở 13 thuộc địa, tiến trinh diễn biến của chiến tranh diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu mục 2: diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập.
- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK và cho biết duyên cớ (nguyên nhân trực tiếp) dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh?
à Hs đọc SGK và trả lời.
GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng thống kê về tiến trình của cuộc chiến tranh:
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Cuối năm 1773
“chè Boxton”
Chính phủ Anh phong tỏa cảng Boxton
9 – 1774
Đại hội lục địa lần thứ nhất
Vua Anh ra lệnh trừng trị nếu các thuộc địa nổi loạn
4 – 1775
Chiến tranh bùng nổ
Quân Anh thắng
5 – 1775
Đại hội lục địa lần thứ hai
G.Oasinh tơn được bầu làm Tổng chỉ huy
Các thuộc địa tuyên bố tách khỏi nước Anh
4-7-1776
Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập
Thành lập Hợp chúng quốc Mĩ
17-10-1777
Trận Xa-ra-tô-ga
Quân thuộc địa thắng lớn
1781
Trận I-oóc-tao
Quân Anh đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
1783
Hòa ước Véc-xai
Anh cộng nhận nền độc lập của 13 thuộc địa
Trong quá trình tìm hiểu diễn biến, GV giúp cho HS hiểu sự chênh lệch lực lượng giữa hai bên khi bắt đầu cuộc chiến.
+ Quân Anh: Lực lượng 9 vạn; thiện chiến; vũ khí đầy đủ
+ Quân 13 thụôc địa: lực lượng 3 vạn; thiếu kinh nghiệm tác chiến; vũ khí thiếu thốn
Từ việc so sánh, HS nhận thấy những khó khăn, bất lợi đối với nghĩa quân dẫn tới thương vong nhiều, thiếu thốn lương thực, lực lượngQua đó thấy được vai trò của Oasinhtơn trong việc lãnh đạo để giành được thắng lợi. Cần chú ý nhấn mạnh tài thao lược quân sự của Oa-sinh-tơn (chỉnh đốn quân đội, thay đổi hình thức tác chiến), đồng thời phân tích tác dụng của bản Tuyên ngôn độc lập đối với việc kích thích tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân thuộc địa (có thể liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 của ta). Nhờ đó tình hình thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho nghĩa quân.
- GV yêu cầu Hs theo dõi SGK và trình bày ý nghĩa của cuộc chiến tranh?
àHs đọc SGK, suy nghĩ và trả lời
GV đặt câu hỏi: đây là một cuộc chiến tranh giành độc lập nhưng tại sao lại được coi như một cuộc cách mạng Tư sản?
àHs suy nghĩ và trả lời. GV đưa ra nhận xét và kết luận: đây là 1 cuộc cách mạng tư sản vì:
Do giai cấp tư sản lãnh đạo
Sau khi giành thắng lợi đã đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, mở đường cho CNTB phát triển.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
- Nửa đầu TK XVIII, TD Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở bắc Mĩ
- Giữa TK XVIII, nền kinh tế TBCN ở đây phát triển mạnh.
- Chính phủ Anh ra sức kìm hãm nền kinh tế của 13 thuộc địa.
àMâu thuẫn giữa 13 thuộc địa với chính quyền TD Anh
2. Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập
Diễn biến, kết quả
b. Ý nghĩa:
Giải phóng Bắc Mĩ, mở đường cho CNTB phát triển
Thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ latinh cuối TK XVIII – đầu XIX.
Tính chất
 Là một cuộc cách mạng tư sản nổ ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập
4. Củng cố
Nguồn gốc dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa?
Vì sao đây lại được coi là một cuộc cách mạng tư sản?
 5. Dặn dò: về nhà xem trước bài 31 để chuẩn bị cho tiết học sau

File đính kèm:

  • docxBai_30_Chien_tranh_gianh_doc_lap_cua_cac_thuoc_dia_Anh_o_Bac_My.docx