Giáo án Lịch sử 10 - Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI -XVIII

- GV trình bày: Trong khi Nho giáo suy thoái thì Phật giáo có điều kiện khôi phục lại.

Chứng minh bằng một số công trình kiến trúc Phật giáo.

GV giảng giải: Bên cạnh đó, tôn giáo mới đã được du nhập vào nước ta đó là Thiên chúa giáo.

HỎI: Thiên chúa giáo xuất hiện ở đâu và được truyền vào nước ta theo con đường nào?

GV giảng: Bên cạnh việc tiếp tục ảnh hưởng của tôn giáo bên ngoài, người dân Việt Nam tiếp tục phát huy những tín ngưỡng tuyền thống tốt đẹp: Đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi bên cạnh chùa chiền, nhà thờ đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta.

- Trật tự phong kiến, trật tự trong quan hệ xã hội bị đảo lộn: Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế QHPK đã bị lỗi thời.

- Nhà nước phong kiến khủng hoảng, chính quyền TW tập quyền thời Lê bị suy sụp.

HS nắm được: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán ở chùa Tây phương (Hà Tây) Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa chữa chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.

 

docx11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI -XVIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24. TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức
- Trình bày được tình hình văn hoá Việt Nam thế kỉ XVI - XVIII có những điểm mới, phản ánh thực trạng của xã hội đương thời.
- Hiểu được trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng mặc dù không được như thời Lý-Trần. Bên cạnh đó xuất hiện một tôn giáo mới: Thiên chúa giáo.
- Chứng minh được Văn hoá - Nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực của thế kỉ mới, trong lúc đó hình thành phát triển một trào lưu Văn học - Nghệ thuật dân gian phong phú làm cho văn hoá mang đậm màu sắc nhân dân.
- Trình bày được những chuyển biến mới của khoa học- kĩ thuật.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh và đánh giá các thành tựu văn hóa.
- Các em có kĩ năng quan sát, khai thác tranh ảnh để minh họa bài học.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm đối với những giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân.
- Tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động, một khi dân trí được nâng cao.
II. THIẾT BỊ - TÀI LIỆU DẠY HỌC
 1. Chuẩn bị của thầy: 
- Tham khảo tài liệu, SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh nghệ thuật, một số câu ca dao tục ngữ.
- Phương án tổ chức: Hoạt động cả lớp, cá nhân.
 2. Chuẩn bị của trò: 
- SGK, đọc trước bài trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh GV giới thiệu.
III TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 
 1. Ổn định tổ chức lớp:1p Kiểm tra sĩ số, thái độ học tập của HS.
 2. Kiểm tra bài cũ:5p 
 Đất nước ta thống nhất trong hoàn cảnh nào? Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn.
 3. Giới thiệu bài mới
 Ở TK XVI - XVIII, Nhà nước phong kiến có những biến đổi lớn. Sự phát triển kinh tế hàng hoá và giao lưu với thế giới bên ngoài đã tác động lớn đến đời sống văn hoácủa nhân dân ta ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để thể hiện được tình hình văn hoá ở các TK XVI - XVIII và những điểm mới của văn hoá Việt Nam thời kì này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 24.
4. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần nắm vững
Hoạt động 1: pháp vấn
- GV hỏi HS: 
Tình hình tôn giáo ở TK X-XV phát triển như thế nào?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý:
Ở từng giai đoạn thì tôn giáo phát triển khác nhau bao gồm các tôn giáo: nho giáo, đạo giáo, phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
- GV đặt vấn đề:
 Ở TK XVI -XVIII tôn giáo phát triển như thế nào?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Trong thời kỳ này, Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trất tự phong kiến không còn được như trước.
+ Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí của mình, nhưng không được như dưới thời Lý - Trần.
+ Tín ngưỡng dân tộc: Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc " cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng giêng" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, Lễ hội: Đền Hùng, Thánh Gióng, Lễ hội chùa Phục Quang.
- GV hỏi HS: Tại sao ở TK XVI - XVIII Nho giáo suy thoái? Không còn được tôn sùng như trước?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Nho giáo suy thoái do khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội, chiến tranh Nam - Bắc triều.
+ Thế kỉ XVI - XVIII, là thời kỳ hưng khởi của các đô thị và ngoại thương phát triển nên kinh tế hàng hóa phát triển. 
- GV trình bày: Trong khi Nho giáo suy thoái thì Phật giáo có điều kiện khôi phục lại.
Chứng minh bằng một số công trình kiến trúc Phật giáo. 
GV giảng giải: Bên cạnh đó, tôn giáo mới đã được du nhập vào nước ta đó là Thiên chúa giáo.
HỎI: Thiên chúa giáo xuất hiện ở đâu và được truyền vào nước ta theo con đường nào?
GV giảng: Bên cạnh việc tiếp tục ảnh hưởng của tôn giáo bên ngoài, người dân Việt Nam tiếp tục phát huy những tín ngưỡng tuyền thống tốt đẹp: Đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi bên cạnh chùa chiền, nhà thờ đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta.
- Trật tự phong kiến, trật tự trong quan hệ xã hội bị đảo lộn: Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế QHPK đã bị lỗi thời.
- Nhà nước phong kiến khủng hoảng, chính quyền TW tập quyền thời Lê bị suy sụp.
HS nắm được: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán ở chùa Tây phương (Hà Tây) Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa chữa chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.
HS nhớ lại kiến thức cũ kết hợp theo dõi SGK để trả lời: Ki tô giáo xuất hiện ở khu vực Trung Đông, rất phổ biến ở Châu Âu.
 Các giáo sĩ Thiên chúa giáo theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo, nhà thờ Thiên chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi, giáo dân ngày càng đông ở cả 2 Đàng.
- GV hỏi HS:
Thiên chúa giáo du nhập vào Việt Nam lại phát triển nhanh?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Giáo lý của đạo Thiên chú giáo là mọi người đều bình đẳng như nhau trước chúa, vì vậy mà nó phù hợp với đời sống nhân dân lao động, vua không còn quyền lực cao nhất. Tuy nhiên, gióa lỹ này không phù hợp với tầng lớp thống trị. Nên sau đó nhà nước phong kiến đã cấm các giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo.
Thiên chúa giáo du nhập vào Việt Nam gặp những cản trở gì?
- HS trả lời:
- GV chốt ý:
+Khó khăn về chũ viết để các giáo sĩ truyền đạo.
Như vậy, ngoài những tôn giáo cũ như : đạo giáo, phật giáo, nho giáo và tín ngưỡng dân tộc thì thế kỉ XVI - XVIII đã xuất hiện tôn giáo mới đó là thiên chúa giáo.
- GV hỏi HS:
Em hãy trĩnh bày tình hình giáo dục nước ta ( thế kỉ XVI - XVIII)?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Sau khi nhà mạc thay thế nhà Lê sơ vẫn tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các cuộ thi Hương, thi Hội để tuyển chọn nhân tài.
+ Khi đất nước bị chia cắt thành 2 miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Ở Đàng Trong, nhà Lê - Trịnh vẫn cố gắng mở rộng giáo dục Nho học theo mô hình thời Lê sơ, nhưng người thi và người đỗ không nhiều.
Ở Đàng Ngoài, năm 1646, chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên theo cách riêng, nội dung Nho học sơ lược. Đến thời vua Quang Trung giáo dục được chấn chỉnh, ông cho dịch các sách kinh từ chữ Hán ra chữ Nôm đểt hành chương trình học, đưa văn thơ chữ Nôm vào nội dung thi cử. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2 và đặt câu hỏi:
Em hãy trình bày: tình hình văn học nước ta từ thế kỉ XVI - XVIII?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Từ thế kỉ XVI - XVIII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học Chữ Hán mất dần địa vị của nó. TUy vậy, ở Đàng Trong vẫn xuất hiện một số nhà thơ, xuất hiện một số nhà biên soạn, sưu tập thơ văn, viết truyện kí, góp phần làm cho văn học phát triển phong phú.
+ Chữ Nôm bắt đầu xuất hiện với nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng đã xuất hiện: Nguyễn Bỉnh Khiên, Phùng Khác Khoan, Đào Duy Từ...
+ Trong thời kỳ này, văn học chính thống có phần suy thoái , thì văn học dân gian hình thành và phát triển khá rầm rộ ,hàng loạt ca dao,tục ngữ,truyện cười ,truyện dân gian ra đời, với nội dung phong phú.
- Gv giảng giải :
Văn học thời kì này với những tác phẩm phong phú đã nói lên :
+Tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân .
+Họ ao ước một cuộc sống tự do để thoát khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến .
+Ca ngợi quê hương đất nước .
+Dòng văn học dân dân gian cũng phát triển khá phong phú ở các dân tộc ít người...
-Gv tổng kết :
+Thời kì này văn học chữ hán suy thoái văn học chữ nôm phát triển .
+Điều đó nói lên tinh thân dân tộc ,họ tìm thấy ở tiếng mẹ đẻ khả năng diễn đạt thuận lợi hơn và cũng từ đây họ tiếp nhận được thể thơ rất Việt đầy sáng tạo của nhân dân .
Vd:Những baig thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ,Phùng Khắc Khoan,Đào Duy Từ.
-GV đặt câu hỏi :
Em hãy trình bày sự phát triển của nghệ thuật nước ta (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII)
-HS trả lời 
+Các thế kỉ XVI-XVIII,nghệ thuật kiếntruúc điêu khắc tiếp tục phát triển với các công trình có giá trị : chùaThiên Mụ (Huế ),tượng Phật Bà Quan Âm nghì mắt ,nghìn tay (Bắc Ninh),các tượng La Hán (chùa Tây Phương ,Hà Tây)...
+Một trào lưu nghệ thuật dân gian hình thành .
-Trên các vì kèo củac ác ngồi đình làng ,các nghệ nhân đã được khắc lên những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân :cày bừa,đấu vật...
+Nghệ thuật sân khấu phát triển cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài .
-Nhiều làng có phường Tuồng ,phường Chèo.
-Hàng loạt các làn điệu dân ca địa phương phát triển :hát quan họ ,hát dặm,hò,vè ,lí,sỉ,lượn...tàn lụi đi mà trái lại đã phát triển lên trình độ mới ,thể hiện ý thức cuộc sống tinh thần của nhận dâ nđương thời ,nghê thuật thời kì này phát triển rất phong phú và đa dạng: kiến trúc , nghệ thuật sân khấu ( chèo, tuồng, các làn điệu dân ca địa phương).
- GV hỏi HS:
Em hãy trình bày về sự phát triển khoa học - kĩ thuật của nước ta?
- HS trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý:
Về khoa học:
Thành tựu
+ Sử học: bên cạnh những bội lịch sử của nhà nước biên soạn đã xuấthi ện những bộ lịch sử của tư nhân: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử..
+ Địa lí: có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đô
Thư.
+ Quân sự: có tập Hổ trướng khu cơ ( Đào Duy Từ).
+ TRiết học: có một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
+ Y học: có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác...
 Hạn chế: khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển, do quan niệm giáo dục đương thời.
- Thời kì này do nhu cầu của quốc phòng, chúng ta đã đạt được một số thành tựu mới về kĩ thuật:
+ Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây dựng thành lũy.
+ Chế tạo được các loại đồng hồ và kính thiên lí..
I. Về tư tưởng, tôn giáo:
a. Tôn giáo cũ 
- TK XVI-XVIII, Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện khôi phục lạị nhưng không bằng thế kỉ trước.
- Tín ngưỡng dân tộc truyền thống phát huy và kế thừa.
b, Tôn giáo mới
- TK XVI - XVIII, đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
c, Văn hóa
- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ theo mẫu chữ La tinh đã ra đời.
II. Phát triển giao dục và văn học
1. Giáo dục
- Nho học: tiếp tục được duy trì và phát triển, tuy nhiên chất lượng giảm sút.
- Biểu hiện:
+ Đàng ngoài: nhà nước bỏ thi Hương, đề thi được ra đi ra lại nhiều lần, tốm tắt sơ lược Tứ Thư Ngũ Kinh, Nạn mua quan bán chức...
+ Đàng trong: nội dung nho học sơ lược.
2. Văn học 
-Văn học chữ hán suy thoái văn học chữ nôm phát triển .
-Văn học chính thống có phần suy thoái ,văn học dân gian hình thành và phát triển
III. Nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật.
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật điêu khắc tiếp tục phát triển, xuất hiện một số công trình nổi tiếng: Chùa Thiên Mụ ( Huế), Tượng Phật quan âm nhìn mắt nghìn tay.
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển.
2. Khoa học - kĩ thuật
a, Khoa học
-Thành tựu: các công trình nghiên cứu khoa học tăng lên.
+ Sử học:
+ Địa lý:
+ Quân sự:
+ Triết học:
+ Y học: 
- Hạn chế: khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển.
b, Kĩ thuật
- Đúc sũng đại bác theo kiểu phương Tây , đóng thuyền chiến, xây dựng thành lũy.
- Chế tạo được đồng hồ và kính thiên lí. 
 5. Củng cố
Hs trả lời câu hỏi dưới đây:
+ Em hãy phân tích đặc điểm và ý nghĩa của ăn học Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII?
+ Em hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật nước ta ( từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII)?
6. Bài tập
+ Lập bảng thống kê các loại hình nghệ thuật tiêu biểu và các thành tự điển hình của loại nghe thuật đó trong thế kỉ XVI - XVIII?
 Hà Nội ngày 23 tháng 02 năm 2016
Xác nhận của GVHD Sinh viên KTSP
( Ký và ghi rõ họ tên) 
Nguyễn Thị Hà Lưu Thị Thùy Loan

File đính kèm:

  • docxBai_24_Tinh_hinh_van_hoa_o_cac_the_ky_XVIXVIII.docx