Giáo án Lịch sử 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII - Bùi Thị Phương Loan

- Gv giới thiệu: Sau khi lực lường ngày càng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã chiếm được thành Quy Nhơn. Việc hạ thành Quy Nhơn để khởi thanh thế của Nguyễn Nhạc đã là một câu chuyện kỳ lạ: ông ngồi vào cũi giả bị nhân dân bắt đem nộp quan tỉnh lấy thưởng. Quan Tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật cho khiêng cũi vào thành, nhưng đến nửa đêm Nhạc tháo cũi chui ra mở cửa thành cho người của mình xông vào giết hết quan quân một cách bất ngờ, khiến họ trở tay không kịp.

- GV hỏi: Phong trào Tây Sơn đã làm gì để bước đầu thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước?

- Hs trả lời: + Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ và đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn (1785)

+Từ 1786 – 1788, Tây Sơn đánh đổ tập đoàn Lê – Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

- Gv nhận xét và dẫn dắt: Sau hơn 15 năm khởi nghĩa, đến 1788 quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh đã hoàn thành một sự nghiệp to lớn: đánh đổ 2 tập đoàn phong kiến thống trị Nguyễn, Lê – Trịnh, sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

-Gv hỏi: Vì sao nói phong trào Tây Sơn chỉ bước đầu thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước?

- HS trả lời: Vì đất nước chỉ thống nhất từ Thuận Hóa trở ra Bắc, từ Thuận Hóa trở vào Nam do Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ nắm quyền.

 

docx17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII - Bùi Thị Phương Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ngoại thương và đô thị có ý nghĩa như thế nào?
Bài mới
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, thế kỉ XVIII được coi là thế kỉ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó phong trào nông dânTây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, tiêu biểu nhất. Vậy vì sao phong trào Tây Sơn bùng nổ, diễn biến và kết quả ra sao và đã có những cống hiến gì cho dân tộc, đất nước? Để hiểu được những nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay, bài 23 Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.
Hoạt đồng của GV - HS
Kiến thức HS cần nắm
-GV hỏi: Năm 1672, địa danh nào được lấy làm giới tuyến phân chia lãnh thổ Việt Nam thành: Đàng Ngoài và Đàng Trong?
-HS trả lời: giới tuyến phân chia Đàng Ngoài và Đàng Trong là sông Gianh.
- GV nhận xét: + Năm 1672, đất nước bị chia cắt làm hai, phía Bắc sông Gianh là Đàng Ngoài, phía Nam sông Gianh là Đàng Trong với 2 chính quyền riêng biệt. 
+ Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong lâm vào khủng hoảng trầm trọng, ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt, quan lại tham nhũng, thuế khóa nặng nề (“Ai ai nghĩ lại mà coi/ Bạc vàng con hát, tôi đòi thằng dân”), đời sống nhân dân bị sa sút nghiêm trọng, mất mùa, đói kém, “gạo đắt hơn vàng”, “dân phải ăn vỏ cây, rễ cỏ, chết đói đầy đường, làng xóm tiêu điều, hiu quạnh”. Rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra ở nhiều nơi. 
- Gv hỏi: Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở cuối thế kỉ XVIII?
- Hs trả lời: khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751), Hoàng Công Chất (1739 – 1769), Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751)
- Gv nhận xét: Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra rầm rộ ở nhiều nơi. Ở Đàng Ngoài tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751), Hoàng Công Chất (1739 – 1769), Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751)
- Gv giảng tiếp: Cũng như ở Đàng Ngoài, ở Đàng Trong năm 1744 chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương.
- Gv hỏi: Như vậy đất nước đứng trước nguy cơ gì? Nhiệm vụ quan trọng của cả dân tộc lúc này là gì?
- Hs trả lời: Đất nước đứng trước nguy cơ bị chia cắt vĩnh viễn, nhiệm vụ quan trọng của cả dân tộc lúc này là thống nhất đất nước.
- Gv nhận xét và giảng: Sự kiện năm 1744, chúa Nguyễn xưng vương và bắt tay xây dựng chính quyền riêng, đất nước đứng trước nguy cơ chia cắt thành hai nước riêng biệt và trở thành mối đe dọa của toàn dân tộc. Nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết đặt ra lúc này của toàn dân tộc là cần phải thống nhất đất nước.
 Thêm vào đó, chính quyền Đàng Trong cũng lâm vào khủng hoảng suy yếu, nhiều phong trào nông dân cũng bùng nổ ở Đàng Trong tiêu biểu là khởi nghĩa của Chàng Lía ở Quy Nhơn, nghĩa quân đã đánh giết bọn cường hào, lấy của cải phân phát cho dân nghèo. Nhưng sau đó, cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp (Chiều chiều én liện Truông Mây/ Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành). 
- Gv dẫn dắt: Như vậy, hầu hết các cuộc khởi nghĩa nông dân đều bị thất bại. Riêng có một cuộc khởi nghĩa không chỉ thắng lợi mà còn làm nên sự nghiệp thống nhất và bảo vệ đất nước, đó là phong trào nông dân Tây Sơn.
- Gv hỏi: Vì sao 3 anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa?
- Hs trả lời: Trong triều Trương Phúc Loan lộng quyền, đời sống nhân dân cực khổ.
- Gv nhận xét, bổ sung:  Nguyên nhân là do dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), quyền thần Trương Phúc Loan lấn lướt nhà chúa, gây sự bất mãn trong dân chúng, đời sống nhân dân khó khăn, cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt nên 3 anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa
-GV hỏi: Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào? Ở đâu? Do ai lãnh đạo?
-HS trả lời: Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ năm 1771, ở ấp Tây Sơn (Bình Định), do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
-GV nhận xét, bổ sung: lãnh tụ của phong trào Tây Sơn là 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, tổ tiên vốn thuộc dòng dõi của Hồ Quý Ly, cha là Hồ Phúc Phi, quê gốc ở Nghệ An, trong thời kì đầu vào Nam, chính quyền Đàng Trong thiếu người để khai hoang nên có nhiều người nửa đêm bị trùm bao bắt vào Đàng Trong (hiện nay vẫn còn hình ảnh ông ba bị để dọa trẻ khóc nhè). Cả 3 anh em Tây Sơn đều là học trò của ông Trương Văn Hiến – là một người văn võ song toàn. Ba anh em Tây Sơn đã đổi sang họ Nguyễn theo lời khuyên của thầy Trương Văn Hiến để dấy binh, vì lúc bấy giờ họ Hồ không được lòng dân (Hồ Quý Ly lộng quyền giết vua, cướp ngôi nhà Trần). 
- GV hỏi: Vì sao các phong trào nông dân trong thời kì này đều bị dập tắt, chỉ riêng phong trào Tây Sơn thắng lợi?
- Hs suy nghĩ, trả lời:
- Gv nhận xét, bổ sung: Vì các lãnh tụ của phong trào Tây Sơn đã khôn khéo phân hóa kẻ thù, kêu gọi chống lại lộng quyền Trương Phúc Loan, ủng hộ chúa Nguyễn nên được giai cấp địa chủ phong kiến ủng hộ“Giận Quốc Phó ra lòng bội bạc/Nên Tây Sơn xướng nghĩa cần vương/Trước là ngăn cột đá giữa dòng/Kẻo đảng nghịch đặt mưu ngấp nghé”, và lấy của nhà giàu, chia cho nhà nghèo, lấy vàng bạc, của quý của quan lại chia cho nhân dân, chỉ lấy gạo và thực phẩm nên nghĩa quân đi đến đâu được nhân dân ủng hộ tới đó “Sau là tưới mưa dầm khi hạn/Kẻo cùng dân sa chốn lầm than”
- Gv giới thiệu: Sau khi lực lường ngày càng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã chiếm được thành Quy Nhơn. Việc hạ thành Quy Nhơn để khởi thanh thế của Nguyễn Nhạc đã là một câu chuyện kỳ lạ: ông ngồi vào cũi giả bị nhân dân bắt đem nộp quan tỉnh lấy thưởng. Quan Tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật cho khiêng cũi vào thành, nhưng đến nửa đêm Nhạc tháo cũi chui ra mở cửa thành cho người của mình xông vào giết hết quan quân một cách bất ngờ, khiến họ trở tay không kịp.
- GV hỏi: Phong trào Tây Sơn đã làm gì để bước đầu thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước?
- Hs trả lời: + Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ và đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn (1785)
+Từ 1786 – 1788, Tây Sơn đánh đổ tập đoàn Lê – Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.
- Gv nhận xét và dẫn dắt: Sau hơn 15 năm khởi nghĩa, đến 1788 quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh đã hoàn thành một sự nghiệp to lớn: đánh đổ 2 tập đoàn phong kiến thống trị Nguyễn, Lê – Trịnh, sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành. 
-Gv hỏi: Vì sao nói phong trào Tây Sơn chỉ bước đầu thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước?
- HS trả lời: Vì đất nước chỉ thống nhất từ Thuận Hóa trở ra Bắc, từ Thuận Hóa trở vào Nam do Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ nắm quyền.
-Gv chốt ý: Như vậy, sau khi lật đổ chính quyền chúa Nguyễn (1785) và lật đổ chính quyền Lê – Trịnh (1786 – 1788), phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Ngay sau đó, đất nước ta đứng trước nguy cơ bị xâm lược, phong trào Tây Sơn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ dân tộc, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Xiêm (1785) và chống Thanh (1789) xâm lược.
- Gv hỏi: Vì sao quân Xiêm lại tiến hành xâm lược nước ta?
- HS trả lời: Người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm. Vua Xiêm đã cho 5 vạn quân thủy, bộ sang xâm lược nước ta.
- GV nhận xét: Nghĩa quân Tây Sơn đã bắt giết 2 chúa là Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần, còn lại một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy thoát. Nguyễn Ánh cùng tàn quân trốn chạy sang Xiêm cầu cứu. Tháng 7.1784, vua Xiêm lợi dụng sự cầu cứu của Nguyễn Ánh sai tướng đem 5 vạn quân chia làm hai đạo thủy – bộ cùng tiến sang xâm lược nước ta. Đạo quân thủy gồm 2 vạn và 300 thuyền chiến vượt biển tiến vào Rạch Giá (Kiên Giang); đạo quân bộ gồm 3 vạn tiến qua nước Chân Lạp, nhằm thực hiện việc hội quân ở Trấn Giang (Cần Thơ) để sau đó tiến đánh thành Gia Định. Nguyễn Ánh cũng theo gót quân giặc trở về.
GV hỏi: Sau khi chiếm được một phần Gia Định, quân Xiêm đã có những hành động gì?
HS trả lời: Quân Xiêm ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.
GV nhận xét: Quân Xiêm đi đến đâu là đốt phá, cướp của, giết người đến đó, gây nên nhiều tội ác. Hỏi: Như vậy em có suy nghĩ gì về hành động cầu cứu vua Xiêm của Nguyễn Ánh?
HS trả lời:
GV nhận xét: điều này chứng tỏ hành động của Nguyễn Ánh là phản bội lại quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc, “rước voi về giày mã tổ”. Hỏi: Như vậy, được tin đó vua Tây Sơn đã làm gì?
HS trả lời: Vua Tây Sơn là Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc.
GV nhận xét, bổ sung: Quân Tây Sơn khoảng 2 vạn do Nguyễn Huệ chỉ huy, vượt biển tiến vào Nam và chọn Mỹ Tho làm nơi đóng quân. Hỏi: Nguyễn Huệ chọn nơi nào làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Và vì sao?
HS trả lời: Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm nơi chiến đấu với quân Xiêm. Vì.
GV nhận xét, bổ sung:  Sau khi xem xét tình hình quân địch và địa bàn sông nước, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến rạch Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm. Chúng ta nhớ rằng thủy quân Xiêm rất mạnh, nếu đánh trực diện thì rất khó để thắng được, nên phải chọn lối đánh phục kích, mai phục. Đoạn sông này dài khoảng 7km, ở giữa có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông cây cối um tùm, nên rất thuận lợi để chúng ta bố trí mai phục, đồng thời cách xa nơi đóng quân của giặc. Khi đặt quân mai phục ở đây, ta có thể vừa chặn đầu vừa khóa đuôi, dồn đối phương vào thế bao vây và bị tấn công tiêu diệt khó chống đỡ nổi.
- Sau khi bố trí mai phục, đêm 18 rạng 19.1.1785 nhân lúc nước thủy triều lên, Nguyễn Huệ cho chiến thuyền tấn công khiêu khích quân địch. Sau một hồi chiến đấu, chiến thuyền Tây Sơn giả vờ thua bỏ chạy.
- Quân Xiêm biết lực lượng quân ta ít hơn nên rất hống hách, chủ quan. Tướng giặc cho rằng quân Tây Sơn đã lộ diện nên huy động toàn bộ lực lượng đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục của quân Tây Sơn.
Sau đợt công kích phủ đầu bằng pháo binh, quân thủy - bộ Tây Sơn đồng loạt xông ra, chia cắt đội hình của quân địch và tấn công. Quân Xiêm hoàn toàn bị rối loạn, không còn khả năng chống trả. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh chìm. Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn một số ít thoát được theo đường bộ trốn chạy về nước; Nguyễn Ánh cũng theo đám tàn quân chạy sang Xiêm. 
GV hỏi: Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử gì?
HS trả lời: Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của Xiêm. Phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới
GV nhận xét: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan âm mưu xâm lược của quâm Xiêm. Sử triều Nguyễn ghi: “Kể từ sau trận Giáp Thìn, người Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. Đồng thời phong trào Tây Sơn phát triển từ cuộc đấu tranh giai cấp, đã nhận lãnh sứ mệnh lịch sử vẻ vang là đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn. Đồng thời, cũng khẳng định quyền làm chủ xứng đáng của nghĩa quân Tây Sơn đối với đất Đàng Trong đương thời.
- Gv dẫn dắt: sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”. Họ Trịnh đổ, ông tôn phù vua Lê, vua Lê cho Nguyễn Huệ kết duyên với công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).
- Gv hỏi: Vì sao quân Thanh lại tiến hành xâm lược nước ta?
- Hs trả lời: Sau khi bị Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống cùng cận thần đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh.
- Gv bổ sung: Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh (một tướng của nghĩa quân Tây Sơn) dựa vào vua Lê Chiêu Thống, có ý đồ phản bội Tây Sơn để chuyên quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm đi diệt Chỉnh, nhưng ngay sau đó Chỉnh lại có ý đồ giống như Nhậm nên Nguyễn Huệ trực tiếp đem quân ra để trị tội Nhậm. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy theo sự chỉ dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống kéo sang nước ta với danh nghĩa giúp nhà Lê đánh Tây Sơn giành lại chính quyền.
- Gv hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động của vua Lê Chiêu Thống?
- Hs trả lời: 
- Gv nhận xét: sau khi kéo sang nước ta quân Thanh đã nhanh chóng làm chủ Thăng Long và các xứ phía Bắc, Tôn Sĩ Nghị hống hách thả cho quân mặc sức làm càng, cướp bóc nhà giàu có, hãm hiếp phụ nữ, không kiêng sợ gì cả, trong khi đó, triều đình ra sức bóc lột nhân dân để cung ứng cho bọn giặc. Thực hiện mưu đồ báo thù Tây Sơn bằng được, hằng ngày, Lê Chiêu Thống đều đến chầu chực quỳ trước doanh trại Tôn Sĩ Nghị => một ông vua vô cùng bạc nhược, “cõng rắn cắn gà nhà”.
- Việc làm của Lê Chiêu Thống chứng tỏ triều đình phong kiến nhà Lê không thể duy trì được nữa. Mặc dù Nguyễn Huệ đã rất cố gắng phù Lê. – Gv hỏi: Trước tình hình đó, lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Huệ đã làm gì?
- Hs trả lời: Lực lượng Tây Sơn tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa, năm 1788, Bắc bình vương Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy tiến quân ra Bắc.
- GV hỏi: Với sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, nghĩa quân đã chiến đấu như thế nào để đánh đuổi quân Thanh xâm lược?
- HS trả lời: Trong vòng 5 ngày đêm, quân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc, tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.
- GV nhận xét và giảng giải: Trên đường tiến quân ra bắc, nghĩa quân đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Quang Trung quyết định mở tiệc khao quân vào ngày cuối tháng chạp năm Mậu Thân (đêm 30 tết) gọi là ăn Tết trước và ông tuyên bố trước binh sĩ đến ngày mồng 7 tháng giêng vào Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu mừng chiến thắng. Và giữa đêm giao thừa thanh vắng Quang Trung đã cho đọc vang lời hiển dụ (Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ)
- Gv hỏi: Bài hiển dụ này có ý nghĩa như thế nào?
- Hs trả lời:
- GV nhận xét, kết luận: bài hiển dụ đã thể hiện quyết tâm của dân tộc ta là nhất định không chịu làm nô lệ, quyết tâm đánh cho bọn giặc tan tành để bảo vệ Tổ quốc của mình, đã góp phần nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân ta. 
+ Sau 5 ngày hành quân thần tốc (từ đêm 30 đến trưa mồng 5 tết), với chiến thuật bất ngờ, táo bạo quân Tây Sơn đã chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh tiến vào Thăng Long trong tiến reo hò, vui mừng của nhân dân (“Mây tạnh mù tan trời lại sáng/Đầy thành già trẻ mặt như hoa/Chung vai sát cánh cùng nhau nói/ Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”)
- Gv giới thiệu: nói về cách hành quân thần tốc “xuất quỷ nhập thần” của quân Tây Sơn cho đến nay vẫn chưa thể lí giải được. Có giải thuyết cho rằng vua Quang Trung đã bày cho quân lính cứ ba người một tốp, thay phiên dùng ván cán nhau đi, thành ra quân không phải dừng mà ai nấy đều được nghỉ, do đó quân Tây Sơn hành quân cực kỳ thần tốc, làm cho địch hết sức bất ngờ.
- Gv chốt ý: Như vậy chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh, độc lập dân tộc được giữ vững, đất nước bước đầu được thống nhất.
- Gv dẫn dắt: Vương triều Tây Sơn được củng cố và tiến hành các chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào chúng ta cùng tìm hiều III. 
- Gv hỏi: Em hãy cho biết vương triều Tây Sơn được thành lập như thế nào? 
- Hs trả lời: + 1779, Nguyễn Nhạc xưng hoàng đế, hiệu Thái Đức, lập vương triều Tây Sơn
+1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thống trị từ đất Thuận Hóa trở ra Bắc
- GV nhận xét: 1778, Nguyễn Nhạc thành lập vương triều Tây Sơn nhưng không giải quyết được các yêu cầu lịch sử, phong trào khởi nghĩa vẫn tiếp tục. Đến năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Sự kiện này đã đánh dấu sự kết thúc của phong trào nông dân, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.
- Gv hỏi: Vương triều Tây Sơn thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào?
- Hs trả lời: - Đối nội:
+ Lập chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị từ Thuận Hóa trở ra Bắc
+ Khôi phục sản xuất, tổ chức lại chính quyền, công tác giáo dục, thi cử.
+ Đất nước ổn định, quân đội được tổ chức tốt.
- Đối ngoại:
+Quan hệ thân thiện với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp
- Gv nhận xét: Quang Trung đã xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế, thực hiện nhiều chính sách để xây dựng chính quyền, khôi phục và phát triển kinh tế, kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ăn, giảm tô thuế, khuyến khích sản xuất, tổ chức lại giáo dục thi cử, chữ Nôm được coi trọng, tổ chức quân đội quy cũ và trang bị vũ khí đầy đủ. Về đối ngoại, thực hiện chính sách ngoại giao hòa hảo với nhà Thanh, đặt quan hệ tốt đẹp với Lào và Chân Lạp. 
- Gv hỏi: Em có nhận xét gì về những việc làm của Quang Trung?
- HS trả lời: Những chính sách của vua Quang Trung góp phần ổn định lại đất nước, mở ra xu hướng phát triển cho đất nước
- GV nhận xét, kết luận: Những chính sách của Quang Trung mang tính chất tiến bộ về mọi mặt, thể hiện ý tưởng mới của một ông vua muốn thực hiện những chính sách cải cách, góp phần ổn định xã hội. Nhưng những chính sách tiến bộ của ông chưa có ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước. Quang Trung có vai trò to lớn đối với đất nước lúc bấy giờ.
-Gv hỏi: Nguyên nhân nào làm cho vương triều Tây Sơn sụp đổ?
- Hs trả lời: + Vua Quang Trung mất sớm
+Nội bộ triều đình Tây Sơn mất đoàn kết
- GV giảng thêm: Năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời, nội bộ anh em nhà Nguyễn bất hòa triều đình rối ren, sự nghiệp thống nhất đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng chưa thành. Trong khi đó, Nguyễn Ánh vẫn kiên trì theo đuổi quyết tâm khôi phục cơ đồ của dòng họ đã nhận thấy đây là cơ hội tốt nhất để thực hiện ý đồ đó. Năm lần bảy lượt cầu cứu hết quân Xiêm rồi đến phương Tây chờ đợi cơ hội và đến năm 1802, với sự giúp đỡ của bên ngoài Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công vương triều Tây Sơn. Vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.
- Gv cho hs thảo luận: Em hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn?
- Hs trả lời: +Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn – Lê.
+Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
+Chiến thắng quân xâm lược Xiêm, Thanh, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
+Xây dựng một vương triều mới tiến bộ.
I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thể kỉ XVIII)
1.Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XVIII
- Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục, rầm rộ
- Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, thành lập chính quyền riêng, nguy cơ chia cắt đất nước thành hai nước riêng biệt trở thành mối đe dọa toàn dân tộc.
2. Phong trào Tây Sơn
- Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ, đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn (1785). Một nhiệm vụ mới được đặt ra: tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh
- Từ 1786 – 1788, Tây Sơn đánh đổ tập đoàn Lê –Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.
=> Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu hoàn thành
II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
1.Cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785)
- Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai 5 vạn quân thủy, bộ tấn công nước ta.
- 1785, Nguyễn Huệ đánh tan giặc tại trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đập tan mưu đồ xâm lược của vua Xiêm.
2. Kháng chiến chống Thanh (1789)
- Sau khi Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nhân dân khổ cực, căm thù quân bán nước và cướp nước.
- Quân Tây Sơn tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa. Năm 1788, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc.
- Đúng giao thừa tết Kỉ Dậu, quân ta được lệnh lên đường. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt với chiến thắng vang dội tại trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quân ta đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
III. Vương triều Tây Sơn
1778, Nguyễn Nhạc xưng hoàng đế , hiệu Thái Đức, lập vương triều Tây Sơn.
1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, thống nhất trị từ đất Thuận Hóa trở ra Bắc
1.Đối nội
- Lập chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị từ Thuận Hóa trở ra Bắc
- Khôi phục sản xuất, tổ chức lại chính quyền, công tác giáo dục, thi cử.
- Đất nước ổn định, quân đội được tổ chức tốt.
2. Đối ngoại
- Quang hệ thân thiện với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp
- 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, không kịp hoàn thành ý nguyện thống nhất đất nước. Triều Tây Sơn 

File đính kèm:

  • docxbai_23_phong_trao_Tay_Son_va_su_nghiep_thong_nhat_dat_nuoc.docx