Giáo án Làm quen văn học 4 tuổi - Vũ Thị Nghĩa - Chủ đề: Bản thân

- Cô kể diễn cảm lần 1: Sử dụng rối que các nhân vật trong truyệnvà kể trên mô hình.

+ Câu truyện cô vừa kể có tên là gì?

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

Giảng nội dung: Câu truyện kể về 1 cậu bé có cái mũi rất dài. Vì vướng quá không trèo hái táo được nên cậu muốn vứt đi tất cả mắt, mũi, tai . Khi được các bạn giải thích cậu đã hiểu ra và luôn gần gũi, vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể của mình.

Cô kể diễn cảm lần 2: Sử dụng hình ảnh trên máy, vừa kể cô vừa đặt tình huống hỏi trẻ :

+ Vì cái mũi dài vướng quá nên cậu bé không trèo để hái táo được, thế nên cậu bé đã nói gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm quen văn học 4 tuổi - Vũ Thị Nghĩa - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt Động: Làm Quen Văn Học
Đề Tài: Truyện _ Cậu Bé Mũi Dài.
Độ Tuổi: 4 – 5 tuổi.
Giáo Viên Thực Hiện: Vũ thị Nghĩa.
Ngày Thực Hiện: 16/10/2014
Năm Học: 2014-2015
Truyện: Cậu bé mũi dài (CS 62)
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung truyện, nhớ tên truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện. Biết được tác dụng của các giác quan, sự cần thiết của các giác quan.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ biết trả lời câu hỏi theo nội dung câu truyện, tập kể chuyện theo tranh.
- Qua nội dung câu truyện giáo dục trẻ biết yêu quí cái mũi của mình . Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
 + Chuẩn bị của Cô: Máy tính, bài giảng thiết kế trên PowerPoint. 
Mô hình kể chuyện: Cậu bé mũi dài
Nhạc: Cái mũi. Câu hỏi phù hợp, có hệ thống. Rối que các nhân vật trong truyện.
+ Chuẩn bị cho trẻ: 
Nhân vật rời trong truyện.
Giấy A3 có nền cho trẻ làm tranh.
 * Tích hợp : - Trò chuyện về cái mũi. 
Dán các nhân vật theo nội dung câu truyện.
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
- Cô cho trẻ cùng chơi trò chơi: “ Hái hoa, ngửi hoa”. 
- Các con vừa chơi trò chơi nói về cái gì? 
- Mũi có tác dụng gì?
- Đúng rồi: Cái mũi cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta, nhờ có mũi mà chúng ta ngửi được, thở được đấy các con ạ! Thế mà có một bạn nhỏ lại định vứt mũi , vứt tai của mình.
- Để biết đó là ai trong câu truyện gì cô mời cả lớp lắng nghe cô kể câu truyện nhé.
2/ Nội dung: 
2.1 Hoạt động 1: Bé nghe kể chuyện
 - Cô kể diễn cảm lần 1: Sử dụng rối que các nhân vật trong truyệnvà kể trên mô hình.
+ Câu truyện cô vừa kể có tên là gì? 
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
Giảng nội dung: Câu truyện kể về 1 cậu bé có cái mũi rất dài. Vì vướng quá không trèo hái táo được nên cậu muốn vứt đi tất cả mắt, mũi, tai…. Khi được các bạn giải thích cậu đã hiểu ra và luôn gần gũi, vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể của mình.
Cô kể diễn cảm lần 2: Sử dụng hình ảnh trên máy, vừa kể cô vừa đặt tình huống hỏi trẻ :
+ Vì cái mũi dài vướng quá nên cậu bé không trèo để hái táo được, thế nên cậu bé đã nói gì? 
Cô kể tiếp câu chuyện
+ Sau khi nghe các bạn giải thích, bé mũi dài đã làm sao?
Cô kể tiếp câu chuyện cho đến hết
+ Giải thích từ khó: Rực rỡ: Tức là có màu sắc tươi sáng nổi bật hẳn lên và làm cho ai cũng phải chú ý.
2.2 Hoạt động 2: Đàm thoại
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Vào buổi sáng mũi dài nhìn thấy những gì?
- Cậu bé mũi dài làm gì khi nhìn thấy cây táo?
- Bực quá cậu bé mũi dài đã nói như thế nào?
- Khi mũi dài vừa nói xong thì chú ong đã nói gì ?
- Sau đó có ai đến khuyên mũi dài?
- Còn những cô hoa đã nói gì với mũi dài ?
- Khi nghe xong bé mũi dài đã làm gì?
- Con thích đặt tên chuyện là gì?
Cô giới thiệu tên truyện: Cậu bé mũi dài.
Qua câu chuyện giáo dục c/c điều gì?
* Giáo dục: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng. Mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để thở và ngửi ... Vậy các con cần phải biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Hiện nay bệnh đường hô hấp đang sảy ra rất nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các con nhất là dịnh bệnh tay chân miệng. Chính vì vậy việc giữ gìn vệ sinh cơ thể lại càng cần thiết để cơ thể các con có thể chống lại các loại bệnh tật. Ngoài ra, các con cần phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Sáng đi học sớm để tập thể dục này. Như vậy cơ thể của chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh. Cô thấy các con học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi.
2.3 Hoạt động 3: Bé cùng làm tranh
 - Cô hướng dẫn cháu cách thực hiện tranh:
Cô chuẩn bị 4 tranh nền và các nhân vật trong truyện. Chia trẻ thành 4 nhóm cùng về nhóm thảo luận chọn cho mình một đoạn truyện mà nhóm thích, sau đó lựa chọn hình ảnh cho phù hợp với nội dung truyện để làm tranh, sau đó các nhóm kể chuyện theo nội dung tranh mà nhóm mình làm. 
- Trẻ đọc băng reo và về nhóm thực hiện:
 Cô nói: Cái mũi xinh – Dùng để ngửi
 Cái mũi xinh – Dùng để thở
 Bé giữ sạch – Bằng khăn lau 
 Bé giữ sạch – sạch hàng ngày.
- Trẻ thực hiện + cô mở nhạc
- Trẻ nêu tranh của nhóm mình.
- Cô nhận xét và tuyên dương các nhóm.
3/ Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương. 
- Các con ơi, cái mũi mình và mũi của bạn đề rất đẹp, chúng ta hãy cùng hát về “ Cái mũi” đi nào!
Trẻ chơi cùng cô.
Trẻ nói theo ý
Trẻ lắng nghe 
Trẻ chú ý nghe và xem cô kể chuyện.
Trẻ trả lời.
Nghe và nắm nội dung câu chuyện.
Trẻ nghe và xem nội dung câu chuyện trên vi tính.chú ý trật tự.
Đọc lại từ.
Trẻ hứng thú tham gia .Mạnh dạn trả lời các câu hỏi.Nắm được nội dung câu chuyện.
Nghe cô giáo dục.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn trò chơi.
- Trẻ đáp: 
Dùng để ngửi.
Dùng để thở.
Bằng khăn lau.
Sạch hàng ngày.
- Trẻ làm tranh theo nhóm và kể chuyện theo tranh, nhóm khác nghe và quan sát tranh bạn.
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
Truyện: Cậu bé Mũi Dài
Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài...
Một buổi sáng mùa thu đẹp trời, tiếng gió thổi vi vu lay động những chiếc lá. Bé Mũi Dài nhìn thấy một vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Hoa hướng dương có màu vàng rực, hoa hồng, hoa cẩm chướng đỏ tươi. Xa xa có tiếng chim hoạ mi hót véo von.Bỗng bé Mũi Dài nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả. Những quả táo chín đỏ thơm lừng. chú vội vàng trèo lên cây để hái những quả táo chín nhưng.... chú không tài nào trèo lên được vì vướng cái Mũi của mình. Bực quá, bé Mũi Dài liền nói to: “ Ước gì cái Mũi của tôi biến mất. Tôi chẳng cần có mũi, tôi chỉ cần có miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, để cười, để nói, tôi cũng chẳng cần tai, và tay cũng chẳng để làm gì cả”. Gần đấy có chú ong đậu trên một cành hoa, nghe thấy thế, ong ngạc nhiên và nói: “Tại sao bạn lại không cần có mũi? Đối với tôi, Mũi rất cần, có Mũi tôi thở được này, còn ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa. Còn bạn, bạn có ngửi thấy mùi táo thơm ngon không? Nhờ có Mũi mà bạn ngửi được và phân biệt được các mùi vị và hương thơm khác nhau”. Vừa lúc đó chim hoạ mi hót véo von bay đến nói với bé Mũi Dài: “ Bạn Mũi Dài ơi, nếu bạn không cần có tai thì làm sao bạn nghe được tiếng nói của tôi và những âm thanh diệu kì xung quanh. Bạn biết không, nhờ có tai mà bạn nghe và phân biệt được mọi âm thanh đấy”.Ở gần đấy các cô hoa rung rinh cánh cũng đua nhau gọi: “ Bạn Mũi Dài ơi! Bạn có nhìn thấy một vườn hoa rực rỡ của chúng tôi không? Bạn có thấy chúng tôi đẹp nhường nào không? Nếu bạn không có mắt thì làm sao bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp rực rỡ của chúng tôi được? ”.Bé Mũi Dài nghe xong, ngẫm nghĩ một lát rồi hốt hoảng đưa tay sờ lên đầu, lên mặt, tai, mắt, mũi, miệng của mình để xem chúng có còn nữa không hay đã giận chú mà đi mất rồi. Bé muốn gọi to lên để nói lời xin lỗi nhưng run quá không tài nào gọi được. Chú ong, cô hoa, chim hoạ mi cùng gọi giúp cho cậu bé, còn chúng ta, các cháu có đồng ý gọi giúp cậu bé không nào? .Từ đó, cậu bé Mũi Dài nhận thấy tất cả tai, mũi, mắt, miệng, lưỡi đều cần thiết cho mình và không thể thiếu chúng được. Cậu thầm nghĩ: “ Ôi ! Nếu ta không có chúng thì sẽ như thế nào nhỉ? Thật là đáng sợ ! “ Và cũng từ đó cậu bé luôn nghe lời người lớn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn đôi mắt, cái mũi.... của mình mà không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.

File đính kèm:

  • docgiao an truyen cau be mui dai 2014.doc
Giáo án liên quan