Giáo án Làm quen khi vào lớp 1
TIẾT 4: VỊ TRÍ TRÁI/PHẢI
Việc 0
- GV: Tiết này các em sẽ học về trái/phải. Các em nói lại: trái/phải.
- HS đồng thanh: trái/phải.
- GV: Mời em nói lại.
- Vài cá nhân nói lại.
Việc 1: Xác định vị trí trái/ phải với vật thật
- GV đứng quay lưng lại HS, để các em dễ nhận ra bên trái/bên phải của mình, GV nói và cho HS nói theo: Tay trái tay phải
- HS chỉ tay, làm và nói: tay trái tay phải
- GV: Mời em làm và nói lại.
TIẾT 1: LÀM QUEN Việc 0 Chuẩn bị: GV xếp cho HS ngồi sẵn trong lớp. GV đứng trước lớp, đứng ngay ngắn kiểu người chỉ huy đứng trước bộ đội, theo sơ đồ sau: Việc 1: Hướng dẫn làm quen với cô giáo Thao tác 1: Giới thiệu GV: Hôm nay là buổi học đầu tiên. Cô là cô giáo . Các bạn nói lại: Cô giáo HS: Cô giáo . (3 lần) GV: (Mời cá nhân HS nói lại) Cô mời em nói lại. Lần lượt từng HS được mời nói lại. Thao tác 2: Hỏi tên làm quen + Làm mẫu: (GV chọn 1 HS có khả năng giao tiếp để làm mẫu chính xác) - GV: Cô là cô giáo ... Em tên là gì? - HS đứng lên trả lời: Em tên là - GV lặp lại: Cảm ơn em! Cô là cô giáo .. Em tên là gì? - HS đứng lên trả lời: Em tên là + Thực hành: GV tiếp tục luyện như vậy với từng HS trong lớp. Việc 2: Tập chào giáo viên Thao tác 1: Làm mẫu cách chào cô giáo - GV: Bây giờ các em học lớp Một, phải biết chào cô giáo: Khi cô vào lớp (GV làm động tác vào lớp) thì các em đứng cả dậy. (Nếu có em chưa đứng dậy, GV đến khẽ nhắc em đó đứng dậy). - GV ra hiệu lệnh để HS tập và nhớ: Ngồi xuống. - HS nói đồng thanh: Ngồi xuống. - GV ra hiệu lệnh: Đứng lên. - HS nói đồng thanh: Đứng lên. - GV: Các em ngồi xuống. - GV và HS làm lại 3 – 5 lần động tác: GV đi ra, đi vào, HS đứng lên chào. Thao tác 2: Hướng dẫn chào - GV bước vào lớp, HS đứng lên. GV gật đầu: Cô chào các em! - HS đáp: Chúng em chào cô ạ! - Lặp lại nhiều lần cho HS nhớ và thực hiện đồng loạt. Việc 3: Luyện tập - GV cho HS chơi trò chơi: Làm cô giáo - HS đóng vai cô giáo đi ra ngoài, rồi vào lớp, được các bạn chào, rồi “cô giáo” chào lại các bạn và nhường quyền làm cô giáo cho bạn khác. - GV sơ kết tiết học, nhắc các em ghi nhớ để thực hiện tốt và về nhà kể lại những điều đã học được. TIẾT 2: ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Việc 0: - GV bước vào lớp: Cô chào các em! - HS đồng thanh: Chúng em chào cô ạ! Giao việc: - GV: Các em sẽ làm quen với các đồ dùng học tập. Các em nhắc lại: Đồ dùng học tập. - HS đồng thanh: Đồ dùng học tập. - GV kiểm tra cá nhân HS: Cô mời em nói lại. - Lặp lại lần lượt với nhiều HS trong lớp. Việc 1: Làm việc với bảng, phấn, khăn lau a) Nhận biết đồ dùng: Thao tác 1: Giới thiệu bảng con - GV giơ bảng con lên và nói: Đây là bảng con. (Ngừng 1 lát). Các em nhắc lại: Bảng con. - HS đồng thanh: bảng con - GV kiểm tra cá nhân: Cô mời em nói lại. - Lần lượt từng em được mời nói lại: Bảng con. - HS để bảng con trên bàn. Thao tác 2: Giới thiệu phấn, khăn lau - GV ép bảng con lên bảng lớn cho HS thấy rõ, tay phải giơ phấn lên, đồng thời giơ khăn lau lên: Đây là bảng con, đây là phấn, đây là khăn lau. - GV lặp lại: Bảng con, phấn, khăn lau (ngừng một lát) Các em nói lại: Phấn - HS đồng thanh, tay phải giơ cao viên phấn: Phấn. - GV giao việc: Các em nói lại: Khăn lau. - HS đồng thanh, tay trái giơ cao khăn lau: Khăn lau. - GV giao việc: Các em nói lại: Bảng con, phấn, khăn lau. - HS thực hiện và đồng thanh nói. - GV kiểm tra cá nhân: Cô mời em nói lại. - HS lần lượt nói lại. b) Cách dùng bảng con, phấn khăn lau Thao tác 1: Tư thế viết bảng con - GV: Bây giờ cô dạy các em dùng bảng con. (Giúp từng em đặt bảng trước mặt, tay trái cầm khăn đè lên góc bảng trên bên trái, tay phải cầm phấn. Sau đó, GV ra lệnh Tay phải cầm phấn. - Tất cả HS cùng giơ phấn lên, miệng nói: Tay phải cầm phấn. - GV kiểm tra: Mời em nói lại. - Lần lượt vài HS được mời nói lại. Thao tác 2: Tay phải viết - GV làm mẫu viết một nét thẳng đứng bằng phấn lên bảng đen, có chiều cao bằng 1 dòng kẻ, đồng thời ra hiệu lệnh: Viết một nét thẳng lên bảng con. - HS dùng phấn viết một nét thẳng lên bảng con, miệng nói: Viết một nét thẳng lên bảng con. - GV kiểm tra: Mời em nói lại. - Lần lượt vài HS tay viết, miệng nói lại: Viết một nét thẳng lên bảng con. - GV làm mẫu viết thêm 1 nét thẳng đứng trên bảng đồng thời ra lệnh: Viết thêm một nét thẳng đứng lên bảng con. - HS viết thêm và lặp lại câu lệnh. Thực hiện tương tự với nét ngang, nét xiên. Thao tác 3: tay trái xóa - GV làm mẫu xóa bảng bằng tay trái: Các em xóa bảng. - HS dùng khăn xóa bảng và nói: Xóa bảng. Việc 2: Làm việc với sách, vở và bút chì a) Nhận biết đồ dùng: Thao tác 1: Giới thiệu sách Tiếng Việt - GV giơ cao sách TV cho HS thấy rõ: Đây là sách Tiếng Việt. (ngừng một lát rồi giao việc). Các em nói lại: Sách Tiếng Việt. - HS đồng thanh: Sách Tiếng Việt - GV kiểm tra cá nhân: Mời em nói lại. - HS thực hiện cá nhân. Thao tác 2: Giới thiệu bút chì, vở “Em tập viết – lớp 1”, tập một - GV giơ cao cho cả lớp thấy rõ, tay phải giơ bút chì, tay trái giơ vở: Đây là bút chì, đây là vở “Em tập viết – lớp 1”, tập một. GV lặp lại lần 2. Các em nói lại nhé: Bút chì. - HS giơ bút và nói: Bút chì. Tương tự đến: Vở “Em tập viết – lớp 1”, tập một. - GV: Các em nói lại: Bút chì, vở “Em tập viết – lớp 1”, tập một. - HS đồng thanh. - GV mời cá nhân nói. b) Cách dùng bút chì và vở Thao tác 1: Tư thế ngồi viết - GV: Bây giờ cô dạy các em dùng vở (Giúp từng HS đặt vở trước mặt, tay trái đè lên góc vở phía trên bên trái để giữ vở, tay phải cầm bút chì. Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, hai chân để song song thoải mái). - Sau đó, GV ra lệnh: Tay phải cầm bút chì. - HS giơ bút và nói: Tay phải cầm bút chì. - GV kiểm tra vài cá nhân nói lại. Thao tác 2: Tay phải viết, tay trái giữ vở - GV làm mẫu viết một nét thẳng trong vở Em tập viết – lớp 1, tập 1. Hướng dẫn HS cách đặt bút từ điểm tọa độ bên trên đưa xuống điểm tọa độ bên dưới, đồng thời ra hiệu lệnh: Viết một nét thẳng vào vở “Em tập viết”. - HS vừa viết vừa nói đồng thanh: Viết một nét thẳng. - GV kiểm tra vài cá nhân nói lại. - GV làm mẫu: Viết thêm một nét thẳng vào vở “Em tập viết” - HS thực hiện và nói lại. - GV kiểm cá nhân nói lại. - Thực hiện tương tự với nét ngang và nét xiên. - GV cho HS thực hiện hết trang 5. GV theo dõi từng HS. - Kết thúc tiết học. TIẾT 3: VỊ TRÍ TRÊN/ DƯỚI Việc 0 - GV giao việc, nói rõ, để HS nhắc lại nhiệm vụ: Tiết này các em sẽ học về các vị trí Trên và Dưới. Các em nói lại: Trên/ Dưới. - HS đồng thanh: Trên/ Dưới. - GV kiểm vài cá nhân nói lại. Việc 1: Xác định vị trí Trên/ Dưới với vật thật - GV đứng trước HS, chỉ tay lên phía trên trời hoặc trần nhà và nói: Trên, chỉ xuống phía dưới chân và nói: Dưới. - Cho HS làm theo và cùng nói: TrênDưới - Cả lớp thực hiện lại. - Cá nhân thực hiện. - GV để tay lên đầu và nói: Trên đầurồi cúi xuống sờ vào chân và nói: Dưới chân - HS làm theo. - Kiểm tra cá nhân. - GV chỉ tay lên trời và nói: Trên trời rồi chỉ tay xuống đất, nói: Dưới đất - Cả lớp làm theo. - Mời cá nhân thực hiện. - Uốn nắn cho HS. Việc 2: Xác định vị trí Trên/Dưới ở bảng a) GV làm mẫu vị trí trên/ dưới ở bảng lớn - GV làm mẫu và nói: Trên dưới - HS chỉ và nói theo. - GV thực hiện như trên và nói: Phía trênphía dưới - HS làm theo. Tương tự: Bên trênbên dưới, Ở trênở dưới - Cả lớp thực hiện. - Kiểm cá nhân, uốn nắn HS. - GV vừa viết vừa nói: Cô viết một nét móc ngược phí trên bảng. - HS chỉ tay về phía trên bảng và nói lại: Viết một nét móc ngược phía trên bảng. - Gọi cá nhân nói lại. Tương tự với phía dưới. - Làm từ 3 – 5 lần, kiểm tra cá nhận và uốn nắn. - Cách làm tương tự với nét móc xuôi và nét móc 2 đầu. b) Xác định vị trí trên/dưới ở bảng con vị trí thẳng đứng Chuẩn bị: GV cho HS lấy bảng con rồi đặt trước mặt theo chiều thẳng đứng giống như bảng lớn. Thực hiện: GV làm mẫu: dùng 1 bảng con, để bảng thẳng đứng như HS, chỉ bên trên rồi bên dưới và nói: Trêndưới; bên trênbên dưới - HS làm theo GV lần lượt từng phía. - Lặp lại nhiều lần cho mỗi từ trên. - Sau đó hướng dẫn HS chuyển bảng con thành tư thế nằm ngang. c) Xác định vị trí trên/dưới ở bảng con nằm ngang - Hướng dẫn thực hiện nêu các vị trí như mục b) - GV viết mẫu một nét móc ngược và hướng dẫn: (chấm điểm tọa độ trước) nét móc ngược xuất phát từ điểm tọa độ 1, tại đường kẻ li thứ 2, kéo thẳng xuống tọa độ 2 tại đường kẻ số 0 và tạo thành một nét hất rộng 1 li về phía bên phải, kết thúc tại tọa độ 3 ở đường kẻ li 2, rồi nói: Các em viết một nét móc ngược phía trên bảng con. - HS thực hiện và nói: Viết một nét móc ngược phía trên. - GV viết một nét móc xuôi và hướng dẫn: nét móc xuôi xuất phát từ điểm tọa độ 1, tại đường kẻ li 1,5, tạo nét móc đi qua tọa độ 2 tại đường kẻ li 2 và kéo thẳng xuống điểm tọa độ 3 tại đường kẻ li 0. - HS vừa làm, vừa nói: Viết một nét móc xuôi phía dưới. - Kiểm tra và cho xóa bảng. Tương tự đến viết một nét móc hai đầu phía trên bảng con; viết cả 3 nét phía trên bảng con; 1 nét thẳng đứng, 1 nét ngang, 1 nét xiên trái, 1 nét xiên phải phía dưới bảng con. Việc 3: Luyện tập - GV hướng dẫn viết các nét vừa tập viết bảng con ở phần việc 2 vào vở phần có kí hiệu quyển vở. Dặn HS viết ở nhà phần có kí hiệu ngôi nhà. - Theo dõi, uốn nắn. - Kết thúc tiết học. TIẾT 4: VỊ TRÍ TRÁI/PHẢI Việc 0 - GV: Tiết này các em sẽ học về trái/phải. Các em nói lại: trái/phải. - HS đồng thanh: trái/phải. - GV: Mời em nói lại. - Vài cá nhân nói lại. Việc 1: Xác định vị trí trái/ phải với vật thật - GV đứng quay lưng lại HS, để các em dễ nhận ra bên trái/bên phải của mình, GV nói và cho HS nói theo: Tay tráitay phải - HS chỉ tay, làm và nói: tay trái tay phải - GV: Mời em làm và nói lại. - Vài cá nhân thực hiện. - GV củng cố vị trí trái/phải trên vật thật: GV vẫn đứng quay lưng về phía HS, tay vẫy, miệng nói, yêu cầu HS làm và nói theo: Vẫy tay tráivẫy tay phải - Cả lớp làm và nói - Mời cá nhân thực hiện lại. Tương tự: Nắm tay tráinắm tay phải; bên tráibên phải Việc 2: Xác định vị trí trái/ phải trên bảng a) GV làm mẫu vị trí trái/phải trên bảng lớn - GV chỉ vị trí trái/phải ở bảng lớn và nói: tráiphải - Cả lớp chỉ và nói theo: tráiphải - Kiểm tra vài cá nhân - Cả lớp làm lại Tương tự: phía tráiphía phải; ở bên tráiở bên phải; đây là bên tráiđây là bên phải - GV chốt lại: bên tráibên phải - Cả lớp làm lại - Kiểm tra vài cá nhân - Lớp nhắc lại 3 – 5 lần. b) Xác định vị trí trái/phải ở bảng con - GV chỉ bên trái bảng con: trái - HS làm lại vài lần: trái - GV chỉ bên phải bảng con: phải - HS làm lại vài lần: phải - Tương tự: bên trái; bên phải - Cá nhân thực hiện. - Cả lớp làm lại. Việc 3: Viết a) Hướng dẫn viết bảng: - GV chấm điểm tọa độ và hướng dẫn tỉ mỉ cách viết nét cong trái. - HS quan sát rồi nói và viết lên bảng con. - GV viết trên bảng và yêu cầu HS cùng làm và nói theo: Viết một nét cong trái. - HS viết bảng con, nói lại. - Xóa bảng-lặp lại vài lần - Tương tự với nét cong phải - GV lại yêu cầu: Viết 1 nét cong trái. - HS nói và viết bảng con vài lần Tương tự với nét cong phải, rồi đến nét cong kín; rồi viết 1 nét cong kín bên phải, viết 1 nét cong kín bên trái bảng con. b) Hướng dẫn viết vở: - GV hướng dẫn viết các nét cong vào vở Em tập viết. - HS viết, GV theo dõi, giúp đỡ. Trò chơi củng cố: trên/dưới/trái/phải - GV hướng dẫn TC: làm theo lời nói, không làm động tác đưa tay lên trên (trên), xuống dưới (dưới), sang trái (trái), sang phải (phải). - HS chơi thử 1 lần. - GV quan sát, nhận xét. - HS chơi trò chơi. - Kết thúc tiết học. TIẾT 5: LUYỆN TẬP TRÒ CHƠI CỦNG CỐ KĨ NĂNG Việc 0 GV chọn trò chơi giúp HS có những thói quen tốt: - Biết nhận việc, hiểu rõ việc phải làm. - Biết phân tích hoàn cảnh trò chơi, thích chơi tập thể với bạn. - Chơi cũng là dịp để cho HS tập nói, bổ sung vốn từ ngữ cho các em. GV: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chơi trò chơi về các vị trí: trên/dưới, trái/phải. Trò chơi 1: Đặt người đúng chỗ (trên/dưới, trái/phải) GV cho HS đứng cùng hướng, cho em A lên đứng chỗ rộng các phía, sau đó cho chơi bằng các hiệu lệnh: - Em B lên đứng bên trái em A. - Em C lên đứng bên phải em A. - Em X lên đứng trước em A. - Em Y lên đứng sau em A. - Em D lên đứng bên trái em B.; Tiếp tục và có thể đổi vị trí các em trên lần lượt, HS nào thực hiện đúng thì vỗ tay hoan hô, HS nào sai làm lại và bị nhảy lò cò 1 vòng quanh các bạn. Tiếp theo cho HS chơi: Đặt đồ vật đúng chỗ (trên/dưới, trái/phải) Cho HS dùng bảng con, SGK, bút chì, thước kẻ, khăn lau, hộp bút để thực hiện trò chơi. Đặt sẵn bảng con trên bàn. Cho chơi bằng cách ra lệnh: - Đặt quyển sách TV lên trên bảng con. - Đặt hộp bút lên trên quyển sách TV. - Đặt thước kẻ bên dưới bảng con. - Đặt hộp bút bên dưới quyển sách TV. - Đặt khăn lau bên trái các vật đó. - Đặt bút chì bên phải các vật đó. (Đưa ra hình thức thưởng, phạt vui cho sinh động và hấp dẫn HS). Trò chơi 2: Bịt mắt vẽ mặt (HS dùng trên/dưới, trái/phải) Chuẩn bị: GV vẽ 1 mặt người và giải thích dần dần cho HS: Các em xem, cô vẽ mặt người. Đây là mặt1 mắt, 1 mắt nữa, mũi, miệng, tai, lông mày, tóc. - HS quan sát. - GV hướng dẫn luật chơi: GV xóa dần các bộ phận, chỉ để lại khuôn mặt, vừa xóa vừa nêu tên bộ phận đó: Các bạn xem, cô xóa 1 tai, xóa 1 tay nữa, xóa 1 mắt, xóa cái gì nữa đây?, (các lần xóa sau đều hỏi để HS nêu tên) - GV hướng dẫn cách chơi: Bây giờ cô chia lớp thành 3 nhóm, các em cử 1 bạn trong nhóm của mình, bạn đó được bịt mắt và lên vẽ lại mắt, mũi, miệng, tóc, tai, Em nào muốn chơi trước? - HS xung phong, GV dùng khăn bịt mắt, cho em đứng trước hình, tay cầm sẵn phấn, em đó sẽ vẽ theo sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm bằng cách nói “trên dưới trái phải” - GV cho HS nhận xét hình vẽ của bạn. - Lần lượt đại diện các nhóm vẽ. - Nhận xét, nhóm có hình vẽ đẹp nhất thì thưởng 1 tràng vỗ tay to hơn. Các nhóm còn lại được vỗ tay nhỏ hơn. Trò chơi 3: Ghép tranh sáng tạo - GV hướng dẫn chơi: Lớp chia thành 3 đội, mỗi đội cử 2 bạn. Một bạn dán tranh, một bạn làm động tác trên, dưới, trái, phải để chỉ hướng dẫn bạn dán đúng mẫu ban đầu của GV. - HS theo dõi hướng dẫn. - GV tổ chức cho HS chơi. Trò chơi 4: Ô tô vào nhà kho - GV làm mẫu với 1 HS: GV đứng sau lưng HS đã bị mắt, vừa làm vừa giải thích cho cả lớp: Bạn này là ô tô. Cô đặt 2 tay lên 2 vai bạn, Khi cô vỗ hai tay lên vai bạn 1 lượt thì bạn đi thẳng, khi vỗ bên vai trái thì bạn rẽ trái, nếu vỗ vai phải thì bạn rẽ phải. Cô sẽ điều khiển cho bạn “Ô tô” đi vào nhà kho mà không đâm vào ai cả. Còn một số bạn được xếp đứng thành vật cản trở và nhà kho cũng được 4 bạn xếp hai hàng làm cổng vào. Lần lượt từng đôi bạn chúng ta chơi trò chơi này, đôi bạn nào không va chạm thì được các bạn nhà kho cõng 1 vòng. Còn đôi bạn nào bị va chạm vật cản thì sẽ cõng các bạn nhà kho 1 vòng. - HS tham gia trò chơi. - Nhận xét, tuyên dương. - Tổng kết tiết dạy: - GV: Qua TC các em đã được củng cố về những kĩ năng gì? - HS nêu cá nhân. - Tuyên dương HS.
File đính kèm:
- giao_an_lop_1.doc