Giáo án Kỹ năng sống Khối 8 - Kỹ năng tư duy sáng tạo
Câu chuyện: Trái dưa Hấu
- GV đặt câu hỏi: Qủa dưa hấu bình thường chúng ta thấy có hình gì? Các em mua khoảng bao nhiêu tiền 1 quả?
Câu chuyện trái dưa Hấu rất đơn giản, đó là, bình thường trái dưa hấu sẽ như các em vẫn thường thấy. Nhưng một người nông dân đã tìm cách biến nó thành hình vuông, hình thỏi vàng, và thậm chí hình xe hơi Mercedes, và giá của nó lên tới 10 triệu đồng/cặp nhưng không đủ dưa để bán.
- GV đặt câu hỏi: Lí do vì sao 1 cặp dưa lại có giá đắt như vậy? Chất lượng bên trong của hai quả dưa hình bầu dục và hình khác loại có khác nhau không?
Một trong những lí do khiến cho quả dưa trở nên giá trị như vậy đó là khả năng sáng tạo của người nông dân, nghiên cứu tìm ra cách tạo ra những khuôn hình khác nhau cho trái dưa, chúng được cho vào khuôn hình vuông, hình thỏi vàng, hình xe, để tạo ra sự độc đáo và thu hút người mua. Nhưng không kể đến là cần sự cần cù chịu khó để chăm sóc chúng hàng ngày.
Những quả dưa hấu đã thay đổi cuộc sống của người nông dân Trần Thanh Liêm ở Cần Thơ (Người trong ảnh).
Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau:
Có tính mới (mới về chất)
Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO I. Mục tiêu bài giảng. Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: + Hiểu được tư duy sáng tạo là gì. + Ý nghĩa của tư duy sáng tạo trong cuộc sống + Biết cách rèn luyện tăng khả năng tư duy sáng tạo. - Về kỹ năng: Áp dụng cách rèn luyện tăng khả năng tư duy sáng tạo. - Về thái độ + Học sinh tích cực giải quyết vấn đề bằng cách suy nghĩ các phương pháp hiệu quả, nảy sinh nhưng ý tưởng sáng tạo. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. Giấy A4, giấy A0, bảng, bút... Báo, kéo, keo dính Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận nhóm. Giáo án. Bảng, phấn. Slide, video Máy chiếu/máy tính ..... III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Câu 1. ............................... Câu 2. ............................... 3. Nội dung bài học mới: Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt HĐ1: Định hướng bài mới - Thời gian: 10 phút - Hình thức: Tổ chức trò chơi. - Phương pháp: Làm việc nhóm. - Chuẩn bị: Luật chơi; Hình ảnh; Clip quảng cáo. - GV tổ chức trò chơi: Hãy đoán xem hôm nay chúng ta học về chủ đề gì thể hiện khả năng của con người qua những hình ảnh và đoạn quảng cáo sau? - Hình ảnh: Thể hiện sự sáng tạo - Quảng cáo: Honda https://www.youtube.com/watch?v=akG0gjpz10g Luật chơi: Mỗi đội sau khi xem hình ảnh và có 3 phút thảo luận đưa ra 3 đáp án vào trong tờ giấy được phát, một trong ba đáp án đúng thì đội ghi 150 điểm. àGV: Đáp án chính xác đó là sự sáng tạo. Nhờ vào sự sáng tạo chúng ta xem những bức ảnh trầm trồ khen ngợi, xem một đoạn quảng cáo thú vị, chỉ mấy phút nhưng Honda đã cho chúng ta thấy tất cả các dòng sản phẩm rất ấn tượng. Ngày hôm nay chúng ta sẽ học về Kỹ năng tư duy sáng tạo, và biết đâu, hôm nay chúng ta sẽ ngạc nhiên về khả năng tư duy sáng tạo của chính mình. HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học. -HS rút được nội dung bài học qua trò chơi HĐ2: Tư duy sáng tạo - Thời gian: 10 phút - Nội dung trọng tâm: HS trả lời câu hỏi và rút ra nội dung bài học về ý nghĩa của Tư duy sáng tạo trong đời sống. - Hình thức: Hỏi - đáp. Câu chuyện: Trái dưa Hấu - GV đặt câu hỏi: Qủa dưa hấu bình thường chúng ta thấy có hình gì? Các em mua khoảng bao nhiêu tiền 1 quả? Câu chuyện trái dưa Hấu rất đơn giản, đó là, bình thường trái dưa hấu sẽ như các em vẫn thường thấy. Nhưng một người nông dân đã tìm cách biến nó thành hình vuông, hình thỏi vàng, và thậm chí hình xe hơi Mercedes, và giá của nó lên tới 10 triệu đồng/cặp nhưng không đủ dưa để bán. - GV đặt câu hỏi: Lí do vì sao 1 cặp dưa lại có giá đắt như vậy? Chất lượng bên trong của hai quả dưa hình bầu dục và hình khác loại có khác nhau không? àMột trong những lí do khiến cho quả dưa trở nên giá trị như vậy đó là khả năng sáng tạo của người nông dân, nghiên cứu tìm ra cách tạo ra những khuôn hình khác nhau cho trái dưa, chúng được cho vào khuôn hình vuông, hình thỏi vàng, hình xe,để tạo ra sự độc đáo và thu hút người mua. Nhưng không kể đến là cần sự cần cù chịu khó để chăm sóc chúng hàng ngày. Những quả dưa hấu đã thay đổi cuộc sống của người nông dân Trần Thanh Liêm ở Cần Thơ (Người trong ảnh). Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau: Có tính mới (mới về chất) Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn) Tư duy sáng tạo là quá trình con người sử dụng não bộ một cách linh hoạt tạo ra những sáng kiến mới có giá trị mới về cả tinh thần lẫn vật chất. Những hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là tư duy sáng tạo. Đặc điểm lớn nhất của tư duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là tính khác lạ, mới mẻ. - GV đặt câu hỏi: Theo các em, tư duy sáng tạo sẽ đem lại những lợi ích gì trong cuộc sống của chúng ta? -Tư duy sáng tạo tạo ra nhiều giá trị + Trong học tập, để đạt kết quả cao thì phải luôn tư duy để sáng tạo và làm chủ kiến thức. Sáng tạo, thể hiện trước nhất, đó là phải luôn biết khái quát vấn đề. Trong một bài học muốn không bỏ sót nội dung thì ta phải biết tìm những ý lớn. Từ ấy, lấy đó làm sườn và sau đó nghiên cứu tài liệu để triển khai thêm theo ý hiểu của mình. Làm cho nội dung bài sẽ có tính hệ thống, không bị thiếu, bị sót. Ngoài ra, nội dung còn có những ý sáng tạo thú vị và có thể gây ấn tượng tốt trong bài học, giúp sinh viên có khả năng đạt được điểm cao, đam mê học tập, việc học trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn + Trong xây dựng các mối quan hệ, kỹ năng tư duy sáng tạo giúp bạn được những người xung quanh kính trọng và yêu quý hơn, hơn thế nữa bạn còn tìm được những người bạn thực sự, cũng như giữ gìn và làm cho những mối quan hệ ấy ngày càng tốt đẹp hơn. + Khi ra trường đi kinh doanh, với kỹ năng tư duy sáng tạo bạn sẽ vươn lên phát triển nghề nghiệp trong xã hội đầy thử thách hiện nay và con đường vinh quang chào đón bạn. Với kỹ năng tư suy sáng tạo, bạn cũng sẽ dễ dàng kiếm đủ tiền cho việc học hành và thậm chí bạn có thể làm giàu ngay khi bạn còn đang là sinh viên. + Kỹ năng tư duy sáng tạo chính là chìa khóa đưa thế giới không ngừng phát triển, chỉ có tư duy sáng tạo mới có khả năng giúp con người khám phá, phát minh ra những công trình vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi xã hội, giúp xã hội có những bước tiến dài trong lịch sử. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. Hiểu được giá trị của tư duy sáng tạo trong cuộc sống. HĐ 3: Đỉnh cao của sự sáng tạo là phát minh. - Thời gian: 30 phút - Hình thức: Tổ chức trò chơi. - Phương pháp: Làm việc nhóm. - Chuẩn bị: Clip, giấy A4 - GV đặt câu hỏi: Theo em những phát minh nào làm thay đổi nhân loại? - GV trả lời: giấy, la bàn, bóng đèn điện, Penicillin, động cơ hơi nước, bánh xe,. - GV: Chúng ta cùng tìm hiểu về những phát mình này qua clip dí dỏm của Top 5 lạ kì nhé. - Xem clip phát minh: https://www.youtube.com/watch?v=rWLWlUcZ830&t=1s (Phần 1) (Xem đến 13’:14) https://www.youtube.com/watch?v=fdrDTmgB6sQ (Phần 2) (Giáo viên cho HS xem 1 phần, phần còn lại các em về nhà xem. Nên cho xem phần 1 trước vì thú vị hơn và đặt câu hỏi, các em hãy về nhà xem tiếp tục để biết phát minh nào đứng đầu top 10 phát minh vĩ đại nhé!) -Trò chơi: Ai là nhà phát minh Luật chơi: Mỗi bạn được phát 1 tờ giấy A4, trong vòng thời gian 10’ hãy suy nghĩ trong cuộc sống thực tế chúng ta sẽ tạo ra những phát minh nào có ý nghĩa. Ví dụ như một người phụ nữ vì thấy đi xe tuyết rơi nhiều xuống kính xe, mỗi lần như vậy phải dừng lại để lau tuyết xuống, và cô ấy đã phát minh ra cần gạt nước của xe ô tô, hay mong muốn con người được bay lên trời như những chú chim, anh em nhà Wright đã sáng chế ra cái máy bay đầu tiên trên thế giới, Các em hãy ghi Tên nhà sáng chế là mình vào và ghi cụ thể tên phát minh các em nghĩ ra là gì và công dụng của nó thế nào, có hình ảnh vẽ minh họa. Sau đó chúng ta sẽ bình chọn đâu là phát minh sáng tạo và ý nghĩa nhất. (Lưu ý: Chúng ta sẽ tạo ra sản phẩm mà chưa hề có, hoặc có sẽ tốt hơn so với sản phẩm cũ, vì là sáng tạo nên chúng ta sẽ không sao chép lại những gì đã trong một bộ phim hay một câu chuyện nào đó) - GV: Sau khi xong hoạt động, GV thu về những phát minh các em đã làm, giới thiệu một số phát minh ấn tượng, khen ngợi HS, và khen ngợi cả lớp vì sự sáng tạo của tất cả các em. Có những phát minh khi mới đầu làm ra bị chê cười chửi rủa, nhưng sau đó lại được tôn vinh vì điều không tưởng đó đã trở thành hiện thực, vì vậy tương lai một trong số phát minh này sẽ trở thành hiện thực khi các em vẫn theo đuổi và nỗ lực. - HS thấy được tư duy sáng tạo đem lại sự thay đổi ý nghĩa cho cả nhân loại. - HS tích cực tham gia hoạt động, đưa ra những ý tưởng mới độc đáo. HĐ4: Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo. - Thời gian: 30 phút - Nội dung trọng tâm: - Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm - Chuẩn bị: Clip, báo, kéo, keo dán, giấy A1 + In tình huống cho mỗi đội GV: Chúng ta quan sát clip, và bạn nào nhớ được cách nào giúp tăng khả năng tư duy sáng tạo thì ghi 10 điểm cho mỗi đáp án. Xem clip: 29 cách để rèn luyện tư duy sáng tạo. https://www.youtube.com/watch?v=ua7xeLGjVgs - GV: Đưa ra đáp án và giải thích thắc mắc của HS. 1. Tạo một danh sách các ý tưởng hiện tại của bạn 2. Luôn mang theo một cuốn sổ tay bên mình ở bất cứ đâu. 3. Thử viết cái gì đó. 4. Thoát ra khỏi máy tính. 5. Ngưng dằn vặt, hành hạ bản thân. 6. Nghỉ giải lao 7. Hát trong khi tắm. 8. Làm một ly cà phê. 9. Nghe những bài nhạc mới 10. Cởi mở 11. Thảo luận với những người khác 12. Ghi lại những ý kiến của họ. 13. Hợp tác 14. Không bỏ cuộc 15. Thực hành 16. Cho phép bản thân mắc sai lầm. 17. Đi đến một nơi nào đó mới mẻ 18. Hãy nhớ những điều ước của bạn 19. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều 20. Hãy mạo hiểm 21. Phá vỡ những nguyên tắc 22. Đừng ép buộc mình 23. Đọc một trang của quyển từ điển 24. Hãy làm một cái khung ảnh 25. Đừng cố tỏ ra hoàn hảo 26. Viết ra những ý tưởng 27. Dọn dẹp nơi làm việc 28. Hãy vui vẻ 29. Hoàn thành một việc gì đó Xem cli: Báo mọc cây xanh của Nhật Bản https://www.youtube.com/watch?v=65WGjBGW5Sw Hoặc https://www.youtube.com/watch?v=tmG69xqjd-s - GV: Một phát minh tuyệt vời, và có ý nghĩa với việc bảo vệ môi trường, và những tờ báo không bị vứt đi nhưng được gieo thành những mầm xanh. Và bây giờ cũng từ những tờ báo cũ đọc rồi, lớp chúng ta sẽ cũng tạo ra những câu chuyện sáng tạo. Trò chơi: Những câu chuyện sáng tạo Luật chơi: Mỗi đội được phát 3 tờ báo (GV chọn báo có nhiều hình ảnh), 2 cái kéo, 1 lọ keo dán. Trong thời gian 10 phút các đội cắt các hình ảnh trong 3 tờ báo sau đó dán lên giấy A1 và liên kết những hình ảnh theo logic một câu chuyện sinh động và thú vị. Mỗi đội có 3 phút lên trình bày nội dung câu chuyện. Đội nào logic được nhiều ảnh và câu chuyện thú vị sẽ ghi được 300 điểm. àGV chấm điểm, khen ngợi HS, khả năng sáng tạo của lớp mình khiến cô rất bất ngờ, và cô nghĩ nếu các em cố gắng luyện tập thì sự tư duy sáng tạo sẽ đem đến cho các em thành công trong công việc và cuộc sống. “Tất cả mọi người đều có khả năng sáng tạo dù nhỏ hay lớn. Nếu được rèn luyện thì sáng tạo sẽ phát triển không ngừng, nếu không thì sáng tạo sẽ ngày càng mai một” - HS Quan sát và giơ tay trả lời, tham gia tích cực hoạt động làm việc nhóm. 4. Tổng kết buổi học (3 phút) - Giáo viên giải đáp thắc của học sinh. - Tổng kết: Tiết này các con đã được học về Kỹ năng Tư duy sáng tạo. Thầy/cô hy vọng các con sẽ hiểu được ý nghĩa của Tư duy sáng tạo trong cuộc sống và tăng cường khả năng tư duy sáng tạo bằng những phương pháp tích cực hiệu quả, các em sẽ có được nhiều thành công trong học tập và trong cuộc sống. 5. Bài tập về nhà (2 phút) - Tiếp tục nghĩ ra những ý tưởng cho những phát minh thú vị và có ý nghĩa trong cuộc sống. - Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học. - Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là....................... RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. GIÁO VIÊN ThS. Phạm Thị Phương
File đính kèm:
- KNS lop 8 2020 T11_12748222.doc