Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 1: Kỹ năng giao tiếp - Lưu Thị Tân

HĐ3: Thực hành giao tiếp qua trò chơi nhóm.

- Thời gian: 10 phút

- Nội dung trọng tâm: Hiểu vai trò của lời nói và cử chỉ qua thực hành.

- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm.

- Hình thức tổ chức: Cả lớp

- Chuẩn bị: Slide.

C. GV hướng dẫn HS chơi trò chơi thể hiện lời chào và biểu hiện cảm xúc.

Luật chơi:

GV yêu cầu HS chơi theo cặp đôi. Các cặp đôi đứng lên quay mặt vào nhau để thực hiện hành động giao tiếp và lời nói.

Khi GV hô: Xã giao. HS thực hiện hành động cười và gật đầu chào nhau.

Khi GV hô: Thân thiện. HS thực hiện vẫy tây chào và nói xin chào.

Khi GV hô: Đoàn kết. HS thực hiện hành đồng bắt tay và nói xin chào.

GV mời 1HS lên làm mẫu với mình.

Hướng dẫn HS làm nháp.

GV tổ chức cho HS thực hiện 2 hoặc 3 lần để tìm ra những cặp đôi làm chầm hoặc làm sai.

GV có thể yêu cầu bạn làm sau thực hiện thử thách đứng lên ngồi xuống hoặc nhảy lò cò, hát 1 bài thể hiện hình phạt.

GV có thể sử dụng trợ giảng nhí làm trọng tài và thư kí.

GV nhận xét trò chơi và chốt:

Giao tiếp có vai trò quan trọng gắn kết cá nhân với mọi người xung quanh. Để giao tiếp đạt hiệu quả, mỗi người cần rèn luyện lời nói và biểu hiện cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 1: Kỹ năng giao tiếp - Lưu Thị Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 1
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS biết các các hành động, lời nói cần thiết khi chào hỏi, làm quen.
+ Hiểu ý nghĩa của việc lắng nghe trong giao tiếp.
- Về kỹ năng:
+ Biết sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ để nâng cao hiệu quả giao tiếp trong các tình huống khác nhau
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ phù hợp khi giao tiếp với các đối tượng khác nhau.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút màu.
Thẻ thái độ
Một số tình huống mẫu dành cho xử lý tình huống
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 7 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- Chuẩn bị: Luật chơi
- GV tổ chức trò chơi: Dự đoán tranh.
Luật chơi:
GV bật slide tranh.
Gv hỏi: Con hãy đoán nội dung nửa bức tranh còn lại.
GV gọi lần lượt HS đoán tranh.
GV mở phần còn lại của bức tranh.
GV hỏi: con hãy dự đoán chủ đề bài học hôm nay?
GV gọi lần lượt HS dự đoán chủ đề.
GV chốt tên bài, giới thiệu mục tiêu bài học.
GV yêu cầu HS ghi tên bài vào vở ghi. 
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ tên bài học và sẵn sàng vào tiết học. 
HĐ2: Giao tiếp là gì?
- Thời gian: 12 phút
- Nội dung trọng tâm: Hiểu giao tiếp là gì và vai trò quan trọng của việc sử dụng lời nói phù hợp trong giao tiếp
- Phương pháp và KTDH: Quan sát trải nghiệm
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: 
a. GV đặt các câu hỏi để hướng dẫn HS tư duy vấn đề: 
Câu 1:Vì sao ngay từ khi còn bé, chúng ta cần phải học chào hỏi?
GV chốt: Việc chào hỏi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với những người xung quanh. 
Câu 2: Giao tiếp có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta? 
GV chốt: Đó chính là lúc chúng ta tương tác với moi người, khẳng định rằng có chúng ta ở trên đời. 
Câu 3: Để chào mọi người, chúng ta thường có những cách nào? 
GV chốt: Vẫy tay, nói lời chào, cúi chào, gật đầu, .. 
Vậy để giao tiếp, cần sử dụng tất cả các loại ngôn ngữ: Có lời và ngôn ngữ không lời để nâng cao hiệu quả giao tiếp. 
b. GV bật slide các hình ảnh ví dụ về các cách giao tiếp. 
+ GV phân tích màu sắc của ngôn ngữ: 
Lời chào thể hiện sự yêu thương, khó chịu, tôn trọng, ghen ghét. GV lên xuống giọng cho HS dự đoán có thể là lời chào đó thể hiện cảm xúc gì. 
+ GV yêu cầu HS phân tích ảnh hưởng của ngôn ngữ không lời trong giao tiếp: 
GV chốt: Chào cùng nét mặt cau có, nét mặt vui vẻ, lườm, cau lông mày,  
+ GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân về một số trường hợp HS từng trải nghiệm về viếc sử dụng ngôn ngữ và điệu bộ trong giao tiếp. 
GV có thể gợi ý: Ví dụ các tình huống khó chịu, xấu hổ, bực mình,  
GV nhận xét và chốt theo từng ví dụ cụ thể của HS. 
- HS hiểu giao tiếp là gì?
- HS hiểu vai trò quan trọng của việc sử dụng lời nói và biểu hiện phù hợp trong giao tiếp.
HĐ3: Thực hành giao tiếp qua trò chơi nhóm.
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Hiểu vai trò của lời nói và cử chỉ qua thực hành.
- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Slide.
C. GV hướng dẫn HS chơi trò chơi thể hiện lời chào và biểu hiện cảm xúc.
Luật chơi: 
GV yêu cầu HS chơi theo cặp đôi. Các cặp đôi đứng lên quay mặt vào nhau để thực hiện hành động giao tiếp và lời nói.
Khi GV hô: Xã giao. HS thực hiện hành động cười và gật đầu chào nhau.
Khi GV hô: Thân thiện. HS thực hiện vẫy tây chào và nói xin chào. 
Khi GV hô: Đoàn kết. HS thực hiện hành đồng bắt tay và nói xin chào. 
GV mời 1HS lên làm mẫu với mình. 
Hướng dẫn HS làm nháp.
GV tổ chức cho HS thực hiện 2 hoặc 3 lần để tìm ra những cặp đôi làm chầm hoặc làm sai. 
GV có thể yêu cầu bạn làm sau thực hiện thử thách đứng lên ngồi xuống hoặc nhảy lò cò, hát 1 bài thể hiện hình phạt. 
GV có thể sử dụng trợ giảng nhí làm trọng tài và thư kí. 
GV nhận xét trò chơi và chốt: 
Giao tiếp có vai trò quan trọng gắn kết cá nhân với mọi người xung quanh. Để giao tiếp đạt hiệu quả, mỗi người cần rèn luyện lời nói và biểu hiện cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau. 
- Luyện tập cách thể hiện lời nói và cảm xúc.
HĐ4: Làm việc nhóm.
10 phút)
GV hướng dẫn HS chia tổ.
- GV yêu cầu thảo luận 3 phút cho HS thảo luận tên nhóm, bình bầu nhóm trưởng và slogen của tổ. 
- GV phát phiếu, giấy bút cho học sinh thảo luận 3 phút và viết ra giấy một số thông tin đặc biệt của các thành viên trong tổ. 
-GV hướng dẫn HS chào hỏi, giới thiệu tên tổ, chào
HS bước đầu hình thành nhóm và tập giao tiếp theo nhóm. 
HĐ 5: Lắng nghe trong giao tiếp. (10P)
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: GV hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của lắng nghe. 
- Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Slide.
GV yêu cầu HS tham gia thử thách tiếp theo xem nhóm nào là nhóm có khả năng ghi nhớ được nhiều thông tin trong đoạn video sau: https://www.youtube.com/watch?v=R6JJciGeetE
GV bật video để HS lắng nghe. 
GV gọi đại diện các tổ nêu kết quả và bổ sung. 
GV chốt: Có rất nhiều thông tin chúng ta đã được nghe từ đoàn clip vừa rồi. 
GV hỏi: Để tiếp nhận thông tin đó, chúng ta cần làm những gì? 
Đó chính là việc lắng nghe tập trung. 
GV chốt:
Cần lắng nghe tập trung.
Nhìn lên bảng – nhìn vào người đối diện.
Không nói chuyện – chen ngang.
Ghi nhớ các từ khóa.
Có thể phản hồi lại thông tin trong quá trình giao tiếp.
HS hiểu vai trò lắng nghe trong việc thu thập thông tin. 
Có ý thức lắng nghe tập trung.
HĐ 6: Thực hành lắng nghe. Thời gian: 15 phút.
- Nội dung trọng tâm: Biết cách lắng nghe tập trung.
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, báo cáo.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
 GV yêu cầu HS lắng nghe theo nhóm. 
Liệt kê các thông tin thu được sau khi xem video và viết vào giấy A0.
GV bật video: 
 https://www.youtube.com/watch?v=R6JJciGeetE
GV hướng dẫn Hs thảo luận nhóm, viết lại những thông tin thu được sau khi xem video. Đánh số từ 1 – hết xem nhóm nào liệt kê được nhiều thông tin nhất. 
GV hướng dẫn HS báo cáo.
GV bật slide chốt: Lắng nghe giúp chúng ta thu thập thông tin và nâng cao hiệu quả giao tiếp. 
Nhấn mạnh ý nghĩa bài học về phòng tránh tác hại của thuốc lá trong clip.
Thực hiện những kĩ thuật lắng nghe tích cực. 
HĐ7: Thử thách giao tiếp
 Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Tương tác trong giao tiếp.
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, báo cáo.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
GV yêu cầu HS xung phong tham gia trải nghiệm mới. 
GV cần 3 bạn tích cực xung phong làm mẫu trước lớp.
GV yêu cầu: 
 Bạn số 1 bước ra khỏi lớp chuẩn bị 1 câu chuyện để kể cho 2 bạn còn lại nghe trong vòng 2 phút. Làm sao hai bạn ấy kể lại được câu chuyện bạn số 1 vừa kể. 
Bạn số 2 có nhiệm vụ nói chuyện với bạn số 3 để không cho bạn số 3 lắng nghe bạn số 1. (kiểu nhận vật phá hoại)
Bạn số 3: giả vờ nghe và nghịch bút, không tập trung, thỉnh thoảng nói chuyện với bạn số 2.
(Mục tiêu không cho bạn số 1 kể hết câu chuyện để biết cảm giác khi không được người khác nghe sẽ như thế nào)
Cả lớp ở dưới có nhiệm vụ giả vở nói chuyện riêng hoặc viết bài. 
(Lưu ý: Hoạt động phân công nhiệm vụ cần đưa bạn số 1 ra ngoài và thật bí mật để bạn số 1 bất ngờ khi câu chuyện diễn ra).
Sau hoạt động: GV hỏi bạn số1 : Con cảm thấy như thế nào khi không được lắng nghe. 
Vậy lắng nghe có quan trọng trong giao tiếp hay không? 
GV chốt:
Lắng nghe giúp chúng ta thu thập thông tin.
Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng người nói. 
Lắng nghe giúp người nói tự tin chia sẻ.
Hiểu ý nghĩa của việc lắng nghe giúp thu thập thông tin và động viên người nói. 
HĐ 8: Làm poster.
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Khái quát kiến thức. 
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức: Theo lớp.
- Chuẩn bị: Thẻ thái độ
GV phát giấy A0. 
Yêu cầu HS thảo luận những lưu ý cần thiết khi lắng nghe trong giao tiếp sau đó vẽ lên thành các poster, tô màu và treo tại lớp.
GV gợi ý HS tập trung vào: Lời nói, cử chỉ, hành động. 
(Gợi ý GV nội dung khẩu hiệu vẽ lên poster như: Đi nhẹ, nói khẽ; Tập trung lắng nghe; Tôn trọng lẫn nhau; Nụ cười đem đến niềm vui...)
Thời gian thực hiện 5 phút
Thời gian báo cáo 5 phút.
GV hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung.
HS biết tổng hợp những quy tắc quan trọng và cần thiết trong giao tiếp. 
4. Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được nghiên cứu về cách thức sử dụng lời nói phù hợp và nhận biết vai trò của lắng nghe và thái độ của đối tượng giao tiếp trong Kỹ năng giao tiếp. Thầy/cô hy vọng các con sẽ áp dụng một cách linh hoạt, khéo léo các kiến thức đã học để có được buổi nói chuyện/ giao tiếp vui vẻ và có hiệu quả.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là giao tiếp qua điện thoại.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 Lưu Thị Tân

File đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_khoi_6_tuan_1_ky_nang_giao_tiep_luu_thi.doc