Giáo án Kĩ năng sống Lớp 3 - Bài 11: Rèn luyện tính kỉ luật - Năm học 2015-2016

A.Kiểm tra bài cũ

+ Vì sao cần phải rèn kĩ năng tự tin, tự trọng và tự chịu trách nhiệm ?

+ Kiểm tra phần tự đánh giá và nhận xét của phụ huynh và học sinh : Dựa vào đâu để em có đánh giá đó ?

- Nhận xét, đánh giá.

B.Bài mới

 1. Hoạt động 1:

* Mục tiêu : Giúp HS hiểu cần phải tôn trọng các kỉ luật

 * Tiến hành :

- Tìm hiểu câu chuyện : Tôn trọng luật giao thông

- Giới thiệu câu chuyện qua tranh minh họa câu chuyện.

- GV kể chuyện (2 lần) : lần 1 kể chuyện, lần 2 vừa kể vừa HD HS quan sát tranh minh họa cho câu chuyện.

- Thảo luận nhóm 4 : Nêu nội dung, yêu cầu thảo luận

- Hoạt động cả lớp : Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

+ Bản thân em đã làm được việc gì để thể hiện tính kỉ luật ?

+ Rèn luyện tính kỉ luật sẽ giúp em điều gì ?

* Kết luận: Kỉ luật là chiếc cầu nối giữa mục tiêu và kết quả đạt được. Kỉ luật là một kĩ năng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kĩ năng sống Lớp 3 - Bài 11: Rèn luyện tính kỉ luật - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Kĩ năng sống:
BÀI 11: RÈN LUYỆN TINH KỈ LUẬT
I.MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu:
- Tại sao cần rèn luyện tính kỉ luật, hiểu được lợi ích của việc rèn luyện tính kỉ luật
- Biết thực hiện các kĩ năng để rèn luyện tính kỉ luật.
- Giáo dục các em duy trì thói quen kỉ luật ở trường lớp, ở nhà
II. ĐỒ DÙNG.
- Tranh minh họa cho câu chuyện: Tôn trọng luật giao thông
- Phiếu học tập A3 đủ cho các nhóm (hoạt động 3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ
+ Vì sao cần phải rèn kĩ năng tự tin, tự trọng và tự chịu trách nhiệm ?
+ Kiểm tra phần tự đánh giá và nhận xét của phụ huynh và học sinh : Dựa vào đâu để em có đánh giá đó ?
- Nhận xét, đánh giá. 
B.Bài mới
 1. Hoạt động 1: 
* Mục tiêu : Giúp HS hiểu cần phải tôn trọng các kỉ luật
 * Tiến hành :
- Tìm hiểu câu chuyện : Tôn trọng luật giao thông
- Giới thiệu câu chuyện qua tranh minh họa câu chuyện.
- GV kể chuyện (2 lần) : lần 1 kể chuyện, lần 2 vừa kể vừa HD HS quan sát tranh minh họa cho câu chuyện.
- Thảo luận nhóm 4 : Nêu nội dung, yêu cầu thảo luận
- Hoạt động cả lớp : Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ Bản thân em đã làm được việc gì để thể hiện tính kỉ luật ? 
+ Rèn luyện tính kỉ luật sẽ giúp em điều gì ?
* Kết luận: Kỉ luật là chiếc cầu nối giữa mục tiêu và kết quả đạt được. Kỉ luật là một kĩ năng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.
Hoạt động 2 : Nhận diện hành vi đúng sai
* Mục tiêu : HS nhận biết được những hành vi nào thể hiện tính kỉ luật tốt
* Tiến hành :
 -Yêu cầu HS: Quan sát tranh vẽ minh họa cho các hành động trong BT2 trang 45, đánh dấu X vào hành động thể hiện tính kỉ luật tốt
- Hoạt động cả lớp : Hướng dẫn HS trao đổi, tranh luận trước lớp.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Liên hệ :
+ Em có thể kể thêm một số biểu hiện thể hiện tính kỉ luật được không ?
* Kết luận : Cần tạo thói quen, hành vi thực hiện tính kỉ luật trong cuộc sống, học tập
Hoạt động 3 : Những việc cần làm để rèn luyện tính kỉ luật
* Mục tiêu : HS hiểu những cách để giúp em rèn luyện tính kỉ luật 
* Tiến hành : 
- GV phát phiếu cho các nhóm
- Hướng dẫn sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để ghi ra ý kiến cá nhân các việc tốt cần rèn luyện tính kỉ luật
- Quan sát, theo dõi các nhóm thảo luận
- Hướng dẫn HS tranh luận vè các ý kiến của các nhóm.
* Kết luận: Rèn luyện thói quen kỉ luật sẽ giúp cho việc học tập của em được tốt hơn, em sẽ được mọi người yêu quý và tin tưởng, dược mọi người ủng hộ. Ngoài ra việc thực hiện thói quen kỉ luật sẽ giúp em sắp xếp thời gian hợp lí, hiệu quả.
C. Củng cố, dặn dò
 + Nêu những cách giúp em rèn luyện tính kỉ luật ?
+ Những điều em cần tránh để thực hiện tốt hơn tính kỉ luật ?
- GV nhận xét, đánh giá chung qua giờ học.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá và thực hiện nội dung bài học. Xin ý kiến nhận xét của phụ huynh để báo cáo trong tiết học sau.
- 1 HS nêu, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc một số lời nhận xét của chính bản thân mình và của bố mẹ, giả thích trước lớp căn cứ của nội dung đánh giá đó
- Quan sát tranh minh họa, nghe giới thiệu chuyện
- Nghe kể chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa cho nội dung câu chuyện.
- Nhóm 4: thảo luận 2 câu hỏi trong sách giáo khoa:
1. Chuyện bất ngờ gì đã xảy ra đoàn xe chở Bác Hồ?
2. Bác đã làm gì khiến mọi người bất ngờ, xúc động?
3. Em học tập được đức tính gì của Bác Hồ qua câu chuyện này?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận theo từng câu hỏi.
- Liên hệ, phát biểu, nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi cặp đôi, phát biểu. Rút ra kết luận trong SGK trang 47.
- HS trao đổi cặp đôi, lựa chọn hành động thể hiện tính kỉ luật tốt và đánh dấu X.
- 1 HS làm người điều hành để các bạn cùng trao đổi từng ý kiến nhận diện hành vi với mỗi hành động trong bài tập.
- HS tiếp tục liên hệ, trao đổi, tranh luận.
- Nghe, theo dõi.
- Nhận phiếu A3, nắm nội dung, yêu cầu thảo luận.
Những hoạt động tốt để rèn luyện thói quen kỉ luật
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
- Nghe, theo dõi.
- Nêu, nhận xét, bổ sung: Tham khảo ý kiến người thân; ghi nhớ các nội quy; lập và thực hiện đúng thời gian biểu; xem lại kết quả và rút ra bào học; Nghiêm khắc với bản thân...
- Không: nản chí, làm đúng thời gian biểu, chỉ làm một mình, nói mà không làm, ngại khó, ngại khổ, lúc làm lúc không...

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_KNS_LOP_3_NAM_15_16BAI_11_REN_LUYEN_TINH_KI_LUAT.doc