Giáo án Kĩ năng sống Lớp 3 - Bài 10: Khi em có lỗi - Năm học 2015-2016
Hoạt động 2 : Nhận diện hành vi đúng sai
* Mục tiêu : HS nhận biết được những hành vi đúng sai khi em mắc lỗi.
* Tiến hành :
Yêu cầu HS : Em vẽ mặt cười vào những hành vi đúng và mặt mếu vào những hành vi sai khi em mắc lỗi.
- Hoạt động cả lớp : HS cử đại diện lên thể hiện mặt cười, mặt mếu trong từng tình huống : Khóc, bỏ chạy, xin lỗi, rút kinh nghiệm để không mắc lỗi, nhận và sửa lỗi, đổ lỗi cho người khác.
- Khuyến khích HS theo cặp hoặc cá nhân có thể thực hiện bằng hành vi, lời nói để làm rõ hơn cho việc nhận diện hành vi đúng /sai
- Hướng dẫn HS hỏi, phỏng vấn bạn về ý bạn đã chọn
- Liên hệ :
+ Em đã từng có hành vi nào khi mắc lỗi ? Theo em, lúc đó mình nên làm gì ?
+ Hãy kể về lần mắc lỗi với bố mẹ gần đây nhất và hành động của em sau khi mắc lỗi ?
+ Theo em, người dúng cảm biết nhận lỗi sẽ không làm gì ?
* Kết luận : Khi em mắc lỗi, hãy suy xét kĩ, phân tích xem hành vi đó sai như thế nào, sai vì sao để có cách ứng xử phù hợp.
TUẦN 27 Kĩ năng sống: BÀI 10: KHI EM CÓ LỖI I.MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu: - Tại sao cần xin lỗi và sửa lỗi khi em có lỗi. - Biết chủ động xin lỗi, nhận lỗi và sửa lỗi - Giáo dục các em hình thành thói quen chủ động nhận lỗi khi mắc lỗi II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Kịch bản cho tiểu phẩm “Bạn Hùng dũng cảm” - 4 tấm bìa mặt cười, mặt mếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ + Vì sao cần phải rèn kĩ năng tự tin, tự trọng và tự chịu trách nhiệm ? + Kiểm tra phần tự đánh giá và nhận xét của phụ huynh và học sinh : Dựa vào đâu để em có đánh giá đó ? - Nhận xét, đánh giá. B.Bài mới 1. Hoạt động 1: * Mục tiêu : Giúp HS hiểu vì sao cần phải chủ động nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi * Tiến hành : - Mời một nhóm HS đã được tập dượt đóng vai cho tình huống như câu chuyện : bạn Hùng Dũng cảm do GV, HS xây dựng. - Thảo luận nhóm 4 : Nêu nội dung, yêu cầu thảo luận - Hoạt động cả lớp : Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. + Theo em, khi đã tự nhận lỗi, chia sẻ với các bạn bài học đó, các bạn sẽ đánh giá Hùng như thế nào ? + Khi em nhận lỗi và sửa sai, em sẽ được gì ? * Kết luận: Khi có lỗi, em cần chủ động chân thành, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. Điều đó sẽ giúp em tiến bộ, tự rèn luyện bản thân và được mọi người yêu quý. - Yêu cầu HS đọc lại nội dung các ý hướng dẫn t 42 : những điều em nên làm khi có lỗi : - Liên hệ : Em đã biết chủ động nhận lỗi và sửa lỗi chưa, hãy kể cho lớp mình nghe nhé. Hoạt động 2 : Nhận diện hành vi đúng sai * Mục tiêu : HS nhận biết được những hành vi đúng sai khi em mắc lỗi. * Tiến hành : Yêu cầu HS : Em vẽ mặt cười vào những hành vi đúng và mặt mếu vào những hành vi sai khi em mắc lỗi. - Hoạt động cả lớp : HS cử đại diện lên thể hiện mặt cười, mặt mếu trong từng tình huống : Khóc, bỏ chạy, xin lỗi, rút kinh nghiệm để không mắc lỗi, nhận và sửa lỗi, đổ lỗi cho người khác. - Khuyến khích HS theo cặp hoặc cá nhân có thể thực hiện bằng hành vi, lời nói để làm rõ hơn cho việc nhận diện hành vi đúng /sai - Hướng dẫn HS hỏi, phỏng vấn bạn về ý bạn đã chọn - Liên hệ : + Em đã từng có hành vi nào khi mắc lỗi ? Theo em, lúc đó mình nên làm gì ? + Hãy kể về lần mắc lỗi với bố mẹ gần đây nhất và hành động của em sau khi mắc lỗi ? + Theo em, người dúng cảm biết nhận lỗi sẽ không làm gì ? * Kết luận : Khi em mắc lỗi, hãy suy xét kĩ, phân tích xem hành vi đó sai như thế nào, sai vì sao để có cách ứng xử phù hợp. Hoạt động 3 : Những việc cần làm khi em mắc lỗi * Mục tiêu : HS xây dựng tình huống giả định, rút ra kinh nghiệm từ bản thân để thực hành, hình thành thói quen chủ động nhận lỗi khi mắc lỗi * Tiến hành : - GV đưa ra tình huống giả định của bài tập. Phân công nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm, mỗi nhóm xử lí 01 tình huống : - Em sẽ nói và làm gì, nếu : + Em làm bạn bị ngã + Em đi chơi về muộn + Em bị điểm kém + Em làm mất đồ của bạn + Em chưa học bài - Hoạt động cả lớp: báo cáo KQ thảo luận: - GV nhận xét, đánh giá. * Kết luận: Cần chủ động nhận lỗi và sủa lỗi khi em mắc lỗi bằng cách ứng xử khép léo, chân thành nhất. Tích cực sửa lỗi để không mắc lỗi em sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy. C. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét, đánh giá chung qua giờ học. - Hướng dẫn HS tự đánh giá và thực hiện nội dung bài học. Xin ý kiến nhận xét của phụ huynh để báo cáo trong tiết học sau. - 1 HS nêu, nhận xét, bổ sung. - HS đọc một số lời nhận xét của chính bản thân mình và của bố mẹ, giả thích trước lớp căn cứ của nội dung đánh giá đó - HS lên dóng vai, xây duwgj lại nội dung tình huống trong câu chuyện: Bạn Hùng, Định, cô giáo và một số bạn trong lớp học với các lời thoại để làm rõ hơn cho câu chuyện.. - Nhóm 4: thảo luận 2 câu hỏi trong sách giáo khoa: 1. Vì sao Hùng không dám nhận lỗi? 2. Theo em, cô giáo có tha lỗi cho Hùng không? Vì sao? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận theo từng câu hỏi. - Phát biểu, nhận xét, bổ sung. - HS trao đổi, rút ra bài học cho bản thân: Nhận lỗi và sửa lỗi để lần sau em không mắc lại lỗi đó nữa.Em sẽ được mọi người tin tưởng, yêu quý - HS nhắc lại kết luận. - HS đọc lại các ý, ghi nhớ: mạnh dạn nhận lỗi, chủ động nói lời xin lỗi... - HS liên hệ bản thân, nhận xét, bổ sung. - HS nêu yêu cầu bài tập2. Hoạt động cặp đôi, trao đổi, dùng bút màu để vẽ mặt mếu, mặt cười vào ô tròn trước những hành vi đúng sai được thể hiện trong hình vẽ ở bài tập 2. - Đại diện HS báo cáo kết quả bài tập theo từng tình huống bằng cách biểu thị ý kiến bằng mặt mếu, mặt cười. - HS trao đổi ý kiến, phỏng vấn nhau về hành vi, cách ứng xử trong từng hành vi mà mình đã chọn. - HS liên hệ, kể, bổ sung. - HS rút ra nhận xét, bài học trong ý 2 trang 42: Người dũng cảm biết nhận lỗi sẽ không: khóc, làm ngơ, chạy trốn, giả vờ hối lỗi, đỗ lỗi cho người khác và trốn tránh trách nhiệm. - Hoạt động nhóm 4: Nhận nhiệm vụ, xây dựng kịch bản để thực hành xử lí tình huống khi mắc lỗi. - HS báo cáo kết quả thảo luận xử lí tình huống. Thực hiện sắm vai để xử lí tình huống đó. - Lớp trao đổi, nhận xét, chọn lựa, tranh luận cách xử lí phù hợp nhất.
File đính kèm:
- GIAO_AN_KNS_LOP_3_NAM_HOC_15_16_BAI_10_KHI_EM_CO_LOI.doc