Giáo án khối 5 - Tuần 14

I.MỤC TIÊU:

 - Biết so sánh các khối lượng.

 - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.

 - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân vài đồ dùng học tập.

 * KN: Giao tiếp, tư duy, thực hành.

 KT: Thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100.

II. CHUẨN BỊ:

 - 1 chiếc cân đồng hồ

 - Vở BTTH/87,88- sgk/67.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án khối 5 - Tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lấy 3 tấm bìa có 9 chấm tròn. Vậy 9 lấy 3 lần được mấy ?
- Hãy viết phép tính tương ứng với “9 được lấy 3 lần bằng 27”
- Trên tất cả các tấm bìa có 27 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa ?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa 
- Vậy 27 chia cho 9 được mấy ?
- Viết lên bảng 27 : 9 = 3 và yêu cầu HS đọc phép nhân và phép chia vừa lập.
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Tại sao em lại lập được phép tính này?
- Trên tất cả các tấm bìa có 18 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ?
- Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu ?
- Vậy 18 chia cho 9 bằng mấy ?
- Viết lên bảng phép tính: 18 : 9 = 2 lên bảng, sau đó cho cả lớp đọc 2 phép tính nhân, chia vừa lập được.
- Tiền hành tương tự với một vài phép tính khác.
 Học thuộc bảng chia 9
- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 9 vừa xây dựng được.
- Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 9.
- Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 9 ?
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 9 ? 
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng bảng chia 9. 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 9.
Luyện tập - thực hành Vbtth/ 88,89
* Bài 1: Hỏi:
 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Hd làm bài
* Nhận xét ,sủa sai.
* Bài 2:vbt
 -Hd đọc thầm tự làm bài 
- Hd tb nhận xét ,sửa sai
- Khi đã biết 9 x 6 = 54 có thể ghi ngay kết quả của 54 : 9 và 54 : 6 được không? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
* Bài 3: vbt 
- Yêu cầu hs đọc đề - Hỏi:
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán.
- Hd trình bày, sửa sai
- *Bài 4 :
- Cho HS làm bài rồi chữa bài
Cho HS phân biệt cách giải giữa bài 3 và bài 4
- Thu chấm,nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi h.sinh đọc thuộc lòng bảng chia 9
-	Dặn dò: Về nhà HTL bảng chia 9
-	Bài sau : Luyện tập
- BTVN: 3,4/67 sgk
- 2 em 
- 1 em 
 * Trình bày, hỏi đáp
- Đọc lại đề
- . . .9 lấy 3 lần bằng 27
- Viết phép tính 9 x 3 = 27
- Có 3 tấm bìa 
- Phép tính 27 : 9 = 3 (tấm bìa)
- 27 chia 9 bằng 3
- Đọc:	+ 9 nhân 3 bằng 27
	+ 27 chia cho 9 bằng 3
- Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn, vậy 2 tấm bìa như thế có 18 chấm tròn.
- Phép tính 9 x 2 = 18
- Vì mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn, lấy 2 tấm bìa tất cả. Vậy 9 được lấy 2 lần, nghĩa là 9 x 2.
- Có tất cả 2 tấm bìa 
- Phép tính 18 : 9 = 2 (tấm bìa)
- 18 chia cho 9 bằng 2
- Đọc phép tính:Cá nhân- đt
	+ 9 nhân 2 bằng 18
	+ 18 chia 9 bằng 2
- Lập bảng chia 9
-	Lớp đọc đồng thanh
- Các phép chia trong bảng chia 9 đều có dạng một số chia cho 9.
- Đọc dãy các số bị chia 9, 18, 27, 36, .....và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 9, bắt đầu từ 9.
- Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Tự học thuộc lòng bảng chia 9.
- Cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Tính nhẩm
- Hỏi – đáp theo cặp
- 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vbt.
- Tr bày, nhận xét, hỏi đáp, sửa sai
- Khi đã biết 9 x 6= 54 có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 = 6 và 54 : 6 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia
- 1 em- lớp
- Bài toán cho biết có 45 kg gạo chia đều vào 9 túi 
- Hỏi: Mỗi túi có bao nhiêu kg gạo?
- 1 em lên bảng , cả lớp làm bài vbt
Bài giải
 Số kg gạo mỗi túi có là :
 45 : 9 = 5 (kg gạo)
 ĐS: 5 kg gạo
 Trình bày, nhận xét, hỏi đáp, sửa sai.
1em đọc yc và làm bài trên bảng
 Bài giải
 Số túi gạo có tất cả là :
 45 : 9 = 5 (túi gạo)
 Đáp số : 5 túi gạo
- 5 em
- 1 số em
- Lắng nghe,thực hiện.
CHÍNH TẢ:(N_ V) NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I.MỤC TIÊU: 
- 	Nghe viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ay / ây ( BT2).
- Làm đúng BT (3) b
*KN: giao tiếp, thục hành.
 KT: 1em viết bài theo lớp- 2em nhìn sách chép bài vào vở..
II.CHUẨN BỊ:
 - 	Bảng viết sẵn các bài tập chính tả
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 GV
HS
1. Bài cũ:
- viết các từ khó : huýt sáo, suýt ngã, nghĩ ngợi, nghỉ ngơi.
* Nhận xét ,sửa sai
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
 Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Đọc đoạn văn lần 1
-	Đoạn văn có những nhân vật nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- Lời của nhân vật phải viết như thế nào?
- Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn ?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
d. Đọc bài cho hs viết bài
e. Soát lỗi
g. Chấm bài
 Thu 1 số vở chấm - Trả vở, nhận xét bài viết
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2: ay/ây
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng
* Bài 3: i hay iê
Tiến hành tương tự như bài 2
3. Củng cố - dặn dò:
-	Nhận xét tiết học- Dặn dò: 
- Bài sau : Nhớ Việt Bắc.
- 1 học sinh lên viết trên bảng, học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
- Lắng nghe
- Theo dõi sau đó 2 em đọc lại
- Có nhân vật anh Đức Thanh, Kim Đồng và ông Ké.
- Đoạn văn có 6 câu
-Tên riêng phải viết hoa: Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng. Các chữ đầu câu: Sáng, Một, Ông, Nào, Trông phải viết hoa.
- Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch ngang đầu dòng.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.
- lững thững, điểm hẹn, mỉm cười, cửa tay, Hà Quảng.
- 2 em lên bảng viết học sinh dưới lớp viết bc.
- Lớp viết vở,1em viết bảng 
- 	Đổi vở chấm chéo.
- 5 -7 em
- 1em đọc yêu cầu trong SGK
- 2em lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT 
 chữa bài
 1em lên bảng, lớp làm vbt
b. Tìm nước - dìm chết - chim gáy - liền - thoát hiểm.
Chữa bài
- Lắng nghe, thực hện.
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA K
I.MỤC TIÊU: 
 - Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu ( 1 dòng) và câu ứng dụng
 Khi đói cùng chung một dạ,
	Khi rét cùng chung một lòng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II.CHUẨN BỊ: 
- Mẫu các chữ viết hoa K,từ ứng dụng.
-	câu ứng dụng viết bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1. Bài cũ : 
 - Đọc cho HS viết: Ông Ích Khiêm.
 Nhận xét 
2. Bài mới :
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp, ghi đề lên bảng.
Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con:
a. Luyện viết chữ hoa:
-	Trong bài chữ nào viết hoa ?
-	Treo mẫu chữ viết hoa 
-	Viết mẫu, nhắc lại cách viết.
- Theo dõi,uốn nắn, nhận xét.
b. Luyện viết từ ứng dụng :
-	Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Yết Kiêu là 1 tướng tài của Trần Hưng Đạo.Ông có tài bơi lặn.
-	Viết mẫu từ ứng dụng:
c.Luyện viết câu ứng dụng :
-	Gọi 1 học sinh đọc câu ứng dụng.
-	Giúp HS hiểu câu ứng dụng:Khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khó
- Nhận xét chiều cao các chữ trong câu ứng dụng.
3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
- Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. 
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
Chấm chữa bài:
- Thu chấm 
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Biểu dương hs viết đẹp.
3.Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.-Dặn dò
- Học thuộc câu ứng dụng. 
- 1 em viết BL; lớp BC
- Đọc lại đề
- Y, K
- Nhắc lại quy trình viết.
- Viết trên bảng con.
- 2 em viết bảng lớp.
- Đọc tên riêng: Yết Kiêu
-	Viết trên bảng con.
-	Hai em viết ở bảng lớn.
- Nhận xét.
- Đọc câu ứng dụng.
 Khi đói cùng chung một dạ
	Khi rét cùng chung một lòng
- Tập viết bảng con chữ Khi.
- Trả lời
+ 1 dòng chữ K cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Kh, Y cỡ nhỏ.
+ 1 dòng Yết Kiêu cỡ nhỏ
+ 1 lần câu tục ngữ cỡ nhỏ.
- Lớp viết vào vở:
- 5 – 7 em
- Lắng nghe
- Lắng nghe,thực hiện. hiện
TUẦN 14 : Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014.
TẬP ĐỌC: NHỚ VIỆT BẮC.
I.MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi ( trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu)
 *KN:Giao tiếp, hợp tác,trình bày, nhận xét.
 KT: 2em đọc bài theo lớp-1em đọc một số tiếng đơn giản
II.CHUẨN BỊ: 
 	- Bảng phụ chép sẵn bài thơ để hướng dẫn học thuộc.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
GV
HS
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS kể "Người liên lạc nhỏ"
 Nhận xét bài cũ
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài - ghi đề lên bảng: Nhớ Việt Bắc.
 Luyện đọc
Đọc mẫu : 
- Đọc mẫu toàn bài.
 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hd đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. 
-	Hướng dẫn ngắt nhịp câu thơ.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh bài thơ.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- 	Gọi HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là “ta”,“mình”, em hãy cho biết “ta” chỉ ai, “mình“ chỉ ai?
- 	Khi về xuôi người cán bộ nhớ những gì ?
- Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp?
- Tìm những câu thơ thể hiện người Việt Bắc đánh giặc rất giỏi ?
- Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc ?
- Qua những điều vừa tìm hiểu em nào cho biết nội dung chính của bài thơ ?
- Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào ?
 Học thuộc lòng bài thơ
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu
- Nhận xét,tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
-	Dặn: Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau: Hủ bạc của người cha
- 3 học sinh.kể & TLCH SGK
- Nghe giới thiệu bài- đọc đề.
- Theo dõi , lắng nghe.
- Mỗi em đọc 2 dòng, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- 3 học sinh đọc bài. 
Ta về, / mình có nhớ ta/
Ta về/ ta nhớ/ những ... người //
 Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi /
 Đèo cao nắng ánh / dao ... lưng.//
Ngày xuân/ mơ nở trắng rừng/
 Nhớ người đan nón/chuốt...dang.//
Nhớ khi/ giặc đến/ giặc lùng/
 Rừng cây/ núi đá/ ta ... Tây.//
-	Đọc nhóm 3.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- Cả lớp đọc đồng thanh
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi.
- “Ta“chính là tác giả, “ mình “ chỉ người Việt Bắc.
- ...nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc.
- Lớp đọc thầm lại cả bài. 
	Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.
	Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
	Ve kêu rừng phách đổ vàng 
	Rừng thu trắng dọi hòa bình.
- Rừng cây núi đá ta ... Tây
	Núi giăng thành lũy sắt dày
 	Rừng che bộ đội, rừng ... thù.
- Đèo cao nắng ánh dao ... lưng 
	Nhớ người đan nón chuốt ...dang 
	Nhớ cô em gái hái ... mình
	Nhớ ai tiếng hát ân ... chung.
- Ca ngợi đất và người VB đẹp và đánh giặc giỏi.
- Tác giả rất gắn bó, yêu thương ngưỡng mộ cảnh vật và con người Việt Bắc. Khi về xuôi tác giả rất nhớ Việt Bắc.
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Đọc thuộc lòng.
- 3 em thi học thuộc lòng trước lớp.
- Lắng nghe, thực hiện.
TOÁN: LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU: 
 - Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán ( có một phép chia 9)
 *KN:Giao tiếp, tư duy, thực hành.
 KT: Thực hiện các phép tính cộng trừ đơn giản.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
Vbtth/89,90-sgk/69.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
1. Bài cũ:
- Gọi hs đọc thuộc bảng chia 9 
- Làm bài tập 4/68sgk
* Nhận xét ,tuyên dương
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi đề: Luyện tập.
 Hướng dẫn luyện tập: Vbtth/89,90
* Bài 1:vbt:Tính nhẩm
-	Khi đã biết 9 x 6 = 54, có thể ghi ngay kết quả của 54 : 9 được không ? Vì sao ?
- Y/C hs giải thích tương tự với các phần còn lại
* Bài 2:vbt
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số bị chia,số chia ,thương rồi làm bài.
* Nhận xét,chữa bài 
* Bài 3:
- Gọi HS nêu yc bt3
Hướng dấn HS phân tích đề và giải
(theo dõi,giúp đỡ)
- Sửa bài ,nhận xét
* Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Hình a có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
- Muốn tìm một phần chín số ô vuông có trong hình a ta phải làm thế nào ?
- Tiến hành tương tự với phần b.
Bài5: Dành cho hs khá, giỏi
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 9
-	Nhận xét tiết học
- Dặn dò
-Chuẩn bị bài sau: Chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số
BTVN: 2,3/69 sgk
- 3 em 
- 1 em
- Nghe giới thiệu- nhắc lại đề.
Tự nhẩm ghi kết quả
- Khi đã biết 9 x 6 = 54 có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 = 6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- Nêu cách tìm SBC, SC, thương.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào VBT
* Trình bày,hỏi đáp,sửa sai.
-1 em đọc đề 
- 1em lên bảng giải - Lớp làm bài vào VBT:
	Bài giải
Số ngôi nhà đã xây được là :
 36 :9 = 4 (ngôi nhà)
Số ngôi nhà còn phải xây tiếp là :
 36 – 4 = 32 (ngôi nhà)
 Đáp số : 32 ngôi nhà
- Trình bày,hỏi đáp,sửa sai.
- Tìm một phần chín số ô vuông trong mỗi hình
- Có 18 ô vuông,
- Ta lấy 18 : 9 = 2
 Điền số 2 vào chỗ chấm
 HS làm phần còn lại vào VBT
9: 9....< 3.
- Ghi nhớ ,thực hiện.
TN & XÃ HỘI: TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (T1)
I.MỤC TIÊU: : 
- 	Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục , y tế.... ở địa phương.
- Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.
* KN: Tìm kiếm và xử lí thông tin,quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.Sưu tầm ,tổng hợp,sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.
II.CHUẨN BỊ: :
- 	Các hình trong SGK trang 52, 53, 54, 55
-	Tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh - Bút vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
GV
HS
1.Bài cũ: 
- 	Kể những trò chơi trong giờ ra chơi vui vẻ, khỏe mạnh, an toàn ?
-	Kể trò chơi gây nguy hiểm ?
3. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Làm việc SGK
+ Mục tiêu : Nhận biết được một số cơ quan hành chính tỉnh.
+ Cách tiến hành:
* Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
Ghi chính xác địa điểm, tên cơ quan đó.
* Bước 2 : Yêu cầu các nhóm lên trình bày.
 Nhận xét- kết luận
b. Hoạt động 2:
+ Mục tiêu: Hiểu vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan 
+ Cách tiến hành :
* Bước 1 : Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 5 (5')
-	Phát phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
* Nội dung phiếu:
- Nối các cơ quan với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong bảng sau:
1. Trụ sở UBND
2. Bệnh viện
3. Bưu điện
4. Công viên
5. Trường học
6. Đài phát thanh
7. Viện bảo tàng
8. Xí nghiệp 
9. Trụ sở công an
10. Chợ
a. Truyền phát thông tin
b. Nơi vui chơi giải trí
c. Trưng bày, cất giữ tư liệu lịch sử
d. Trao đổi thông tin liên lạc
e. SX các sản phẩm phục vụ con người
g. Nơi học tập của học sinh 
h. Khám chữa bệnh cho nhân dân
i. Đảm bảo, duy trì trật tự, an ninh
k. Điều khiển hoạt động của tỉnh, TP.
l. Trao đổi, buôn bán hàng hóa.
* Bước 2 : Trình bày
-	Nhận xét, chốt lời giải đúng.
® chốt ý.
3. Củng cố- Dặn dò : 
Về sưu tầm tranh ảnh các cơ quan ở thành phố nơi em ở.
- 2 em
- Nhóm 4. 
Quan sát các hình trong SGK trang 52-54 nói về những gì các em quan sát được.
-	Kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình.
-	Các nhóm trình bày, mỗi nhóm kể một vài cơ quan. Nhóm khác bổ sung.
 Nhận xét , bổ sung, nhắc lại
- Nhóm 5
-	Từng nhóm thảo luận hoàn thành phiếu.
Trình bày ý thảo luận:
1.K
2. h
3. d
4. b
5. g
6. a
7. c
8. e
9. i
10. l
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Nhận xét, bổ sung.
-	Các nhóm so sánh kết quả trên bảng với kết quả của nhóm.
TUẦN 14 : Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2014.
TOÁN: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
I.MỤC TIÊU: 	
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.
*KN: Giao tiếp,tư duy.
KT: Thực hiện phép tính cộng trong phạm vi 100..
II.CHUẨN BI:	
 - Bảng phụ ghi bài tập
 - Vbtth/91 – sgk/ 70.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
1. Bài cũ: 
- Đọc bảng nhân 9, bảng chia 9
- Gọi giải bt 3/ 69 sgk
* Nhận xét ,sửa sai
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Ghi bảng
 Hướng dẫn thực hành phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số.
a. Phép chia 72 : 3
- Viết lên bảng phép tính: 72 : 3 = ? 
- Thực hiện như SGK và vừa tính vừa hô cách thực hiện
- Hướng dẫn để học sinh làm bài.
Vậy 72 : 3 = 24 là phép chia hết
b. Phép chia 65 : 2
- Tiến hành các bước tương tự như với phép chia 72 : 3 
Nhưng trong phép chia 65 : 2 = 32( dư 1) là phép chia có dư
- Lưu ý : Số dư luôn bé hơn số chia
 Luyện tập - thực hành Vbtth/91
* Bài 1:vbt 
- Xác định y/c của bài, sau đó cho h.sinh tự làm
* Chữa bài
- Yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
- Lưu ý : số dư luôn nhỏ hơn số chia.
* Bài 2 : vbt
- Yêu cầu hs nêu cách tìm 1 phần 5 của một số
* Bài 3:vbt
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh trình bày lời giải bài toán.
 Nhận xét, sửa sai
Bài 4:Dành cho hs khá, giỏi
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về phép chia có hai chữ số cho phép chia có một chữ số.
- Làm bài 1,3/ 70 sgk
-	Nhận xét tiết học
- 2 em 
- 1 em
- Nghe giới thiệu
- Cả lớp thực hiện vào BC và một số em nhắc lại cách thực hiện phép chia.
 Đọc lại phần lưu ý
- Nhắc lại
- 2 em lên bảng làm.,lớp vbt
- Nhận xét bài làm của bạn 
-	1 em đọc đề.
- 1 em lên bảng làm – Cả lớp làm VBT
 Giải:
 Số phút 1/5 giờ là
 60 : 5 = 12 (phút)
 ĐS: 12 phút
- 1 em đọc yc 
- 1 em lên bảng giải– Cả lớp làm VBT
 Bài giải
 Thực hiện phép chia
 31 :3 = 10(dư1)
Vậy có thể may được nhiều nhất 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải.
 ĐS: 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải
 	:4= 24 ( dư 3) là 9
- Lắng nghe, thực hiện.
L. TỪ & CÂU: ÔN TẬP VỀ TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
 ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?
I.MỤC TIÊU: 
 - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (bài tập1).
 - Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT 2).
 - Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời Ai (con gì, cái gì) ? Thế nào ? (BT 3).
 * KN :giao tiếp,thực hành.
II.CHUẨN BỊ: :
	- Bảng lớp viết những câu thơ bài tập 1, câu văn bài tập 3.
	- 1 tờ giấy viết bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
1.Bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng làm bài luyện từ và câu tiết 13.
* Nhận xét tuyên dương 
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài-ghi đề : Ôn tập: Về từ ngữ chỉ đặc điểm-Câu Ai thế nào.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 1
- Viết bài tập 1 lên bảng
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
- Tre, lúa ở dòng thơ thứ 2 có đặc điểm gì ?
- GV viết bảng: Xanh / tre xanh, lúa xanh
- Sông máng ở dòng thơ 3, 4 có đặc điểm gì?
-Trời mây mùa thu ở đây có đặc điểm gì ?
* Chốt ý: Các từ trên là các từ chỉ đặc điểm của sự vật.
b. Bài tập 2a:
- Treo tờ giấy viết bài tập 2 lên bảng
- Bài này yêu cầu các em làm gì ?
- Gọi đọc bài 2a
- Tác giả so sánh sự vật nào với nhau ?
- Tiếng suối và tiếng hát so sánh với nhau qua đặc điểm nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc
-	Tác giả so sánh sự vật nào với sự vật nào?
- Ông và hạt gạo so sánh với nhau qua đặc điểm nào ?
* Bài 2b:
 - Gọi học sinh đọc dòng thơ
	Hướng dẫn tương tự bài tập 2a.
c. Bài 3: 
- Viết sẵn bài tập lên bảng
- Nội dung bài tập này yêu cầu điều gì?
* Bài 3a:
- Treo tờ giấy yêu cầu học sinh đọc
-	Ai rất nhanh trí và dũng cảm
- Anh Kim Đồng thế nào ?
* Bài 3b: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3b
- Cái gì long lanh như những bóng đèn pha lê ?
- Những hạt sương sớm thế nào ?
* Bài 3c: Tương tự phần 3a, b.
-	Nhận xét chốt ý đúng:
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại nội dung bài học 
-	Dặn dò: Học và làm bài tập
-	Bài sau: Mở rộng vốn từ: Các dân tộc.
- 1 em làm lại bài tập 2
- 1 em làm lại bài tập 3
* Lớp nhận xét, bổ sung
- Nhắc lại đề
- 1 em đọc lại nội dung bài tập. Lớp đọc thầm.
- Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ.
- 1 em đọc dòng thơ thứ 2: Xanh ( tre xanh, lúa xanh)
- 1 em đọc dòng thơ 3, 4: Xanh mát
- Đọc tiếp 2 câu thơ 5, 6: Bát ngát, xanh ngắt
- 1em nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ.
- Lớp làm bài vào vở bài tập
- 1 em đọc bài, lớp đọc thầm
- Tìm các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm.
- 1 em đọc câu 2a. 
- 	So sánh tiếng suối với tiếng hát
- Đặc điểm trong “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
- 1 em đọc phần b bài 2
- Ông với hạt gạo, bà với suối trong 
- Đặc điểm hiền: Ông hiền như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm
- Tìm bộ phận của câu 
- Trả lời câu hỏi: 

File đính kèm:

  • docTUAN 14.doc