Giáo án Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ 1

I. Mục tiêu :

- Hệ thống các kiến thức và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật các em đã được học từ đầu năm lại nay.

- Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đó trong cuộc sống hằng ngày.

II. Đồ dùng dạy học :

- GV chuẩn bị một số tình huống và bài tập.

III. Hoạt động dạy học :

Bài 1 : Cho HS thảo luận nhóm về cáhc ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống sau :

a. Em nhìn thấy một HS lớp khác vứt giấy ra sân trường

b. Em thấy mấy HS lớp dưới đánh nhau.

c. Trên đường đI học về, em thấy một em bé bị ngã.

- Đại diện nhóm trình bày

- GV kết luận.

Bài 2 : Hãy nêu một việc làm có trách nhiệm của em.

- HS nêu, cả lớp và GV nhận xét.

Bài 3 : Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu ?

Bài 4 : Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về :

- Có chí thì nên

- Biết ơn tổ tiên

+ Cho các nhóm thi đua tìm ca dao, tục ngữ. Nhóm nào tìm được nhiều câu đúng hơn thì nhóm đó thắng cuộc.

+ HS đọc thuộc các câu ca dao, tục ngữ đó.

* Củng cố – Dặn dò :

- Nhận xét giờ học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 hs làm lại BT3
- Nhận xét.
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nhận xét (12 phút)
Bài tập 1 : 
- HS đọc nội dung BT và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đoạn văn có những nhân vật nào? (Hơ Bia, Cơm và thóc gạo)
+ Các nhân vật làm gì? (Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau, thóc gạo giận Hơ Bia, bỏ vào rừng).
- GV nêu nhận xét: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu bài tập, HS đọc lời từng nhân vật, nhận xét thái độ của những nhân vật đó.
- Cách xưng hô của Cơm (xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị) : tự trọng, lịch sự với người đối thoại.
- Cách xưng hô của Hơ Bia (xưng là ta, gọi cơm là các ngươi) : kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.
Bài tập 3: HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành.
- GV nhắc HS : Tìm những từ các em tự xưng với bố, mẹ, anh, chị, em, bạn bè. Để lời nói đảm bảo tính lịch sự, cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính,
3. Ghi nhớ
- HS đọc và nhắc lại nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
4. Luyện tập(18 phút)
Bài tập 1: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS đọc thầm lại đoạn văn, làm bài miệng, phát biểu ý kiến.
* Lời giải đúng : 
 + Thỏ kiêu căng coi thường rùa.
 + Rùa tự trọng, lịch sự với thỏ.
Bài tập 2. HS đọc thầm đoạn văn.
? Đoạn văn có những nhân vật nào ? Nội dung đoạn văn kể chuyện gì ? 
- HS suy nghĩ, làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Một, hai HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ các đại từ xưng hô.
- Cả lớp sửa lại bài giải theo lời giải đúng.
- Thứ tự cần điền: 1-Tôi, 2-Tôi, 3- nó, 4- Tôi, 5- nó, 6- Chúng ta.
C. Củng cố dặn dò(2 phút)
- Một HS nhắc lại phần ghi nhớ trong bài.
- GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Mĩ thuật
(CÔ PHAN HÀ DẠY)
_____________________________
Đạo đức
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ 1
I. Mục tiêu : 
- Hệ thống các kiến thức và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật các em đã được học từ đầu năm lại nay.
- Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đó trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV chuẩn bị một số tình huống và bài tập.
III. Hoạt động dạy học : 
Bài 1 : Cho HS thảo luận nhóm về cáhc ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống sau :
a. Em nhìn thấy một HS lớp khác vứt giấy ra sân trường
b. Em thấy mấy HS lớp dưới đánh nhau.
c. Trên đường đI học về, em thấy một em bé bị ngã.
- Đại diện nhóm trình bày 
- GV kết luận.
Bài 2 : Hãy nêu một việc làm có trách nhiệm của em.
- HS nêu, cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3 : Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu ?
Bài 4 : Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về : 
- Có chí thì nên
- Biết ơn tổ tiên
+ Cho các nhóm thi đua tìm ca dao, tục ngữ. Nhóm nào tìm được nhiều câu đúng hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
+ HS đọc thuộc các câu ca dao, tục ngữ đó.
* Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
__________________________
Thứ Tư, ngày 2 tháng 12 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Biết:
- Trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
- Cách trừ một số cho một tổng.
- Làm bài tập 1,bài2(a,c);bài 4(a); HS HTTlàm thêm bài 2(b,d) ,bài 3 và bài4(b)
II. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
 - Nêu cách trừ hai số thập phân?
 - Hai học sinh lên bảng làm bài tập:
 Đặt tính rồi tính:
 a) 12,009 – 9,07 b) 34,9 -23,79
 15,67 - 8,72 78,03 – 56,47
B. Dạy học bài mới: (27 phút)
- GV tổ chức theo hình thức trò chơi.
Bài 1, 2(a,c) : HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 2(b,d) dành cho HS HTTlàm.
Bài 3 : (HS HTT làm) Cho HS nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài.
Kết quả : 6,1 kg
Bài 4 : 
Lưu ý : Sau khi chữa xong bài HS rút ra nhận xét trừ một số cho một tổng?
 + Em hãy so sánh giá trị hai biểu thức a - b - c và a - ( a + c )
 + HS nhắc lại quy tắc một số trừ cho một tổng.
 + Quy tắc này có đúng với số thập phân không?
Bài 4(b): Dành cho HS HTT làm sau đó chữa bài.
C. Củng cố dặn dò( 3phút)
- GV nhận xét tiết học .
_________________________
Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
 I. Mục đích , yêu cầu :
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý(BT1);tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí(BT2).
- Kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học
 Tranh minh họa trang 110, SGK.
 III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Mời 1 bạn: Kể lại việc đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới : (27 phút):
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yâu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
2. Hướng dẫn kể chuyện(30 phút)
a) GV kể chuyện (5 phút)
- GV kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh hoạ trong SGK. Bỏ lại đoạn 5 để HS tự phỏng đoán.
- GV kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật.
Lần 1 : kể toàn bộ (4 đoạn) câu chuyện
Lần 2 : kể kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Có thể kể lần 3.
b) Kể trong nhóm(10 phút)
- HS chia thành nhóm, mỗi nhóm 4 em. Các em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.
c) Kể trước lớp(15 phút)
- Tổ chức các nhóm thi kể.
- GV nêu một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời: 
+ Tại sao người đi săn không muốn bắn con nai?
+ Tại sao dòng suối, cây trám đều khuyên người đi săn đừng bắn con nai?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo về các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên !)
C. Củng cố dặn dò (3 phút)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn : Về nhà kể lại câu chuyện cho người nhà nghe.
___________________________
English
(CÔ VÌ HOA DẠY)
__________________________
Khoa học 
TRE, MÂY, SONG
I -MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
- Học sinh nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
2.Kĩ năng : Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
3.Giáo dục : Giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm, bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
B-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-GV:Thông tin và hình 46,47 – SGK; phiếu học tập; một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm bằng tre, mây, song .
-HS: SGK, sưu tầm các thông tin , giấy A4. 
C-PHƯƠNG PHÁP : 
- Giảng giải, thảo luận, vấn đáp, quan sát, Bàn tay nặn bột.
D-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/
3/
1/
4/
15/
7/
3/
1/

I. Ổn định lớp : 
II. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì?
+ Kể tên các bệnh đã học? Nêu cách phòng chống một bệnh?
-Giáo viên nhận xét.
III. Bài mới : 
1) Giới thiệu bài : 
-Cho HS đọc tên chủ đề của phần 2 chương trình khoa học .
-Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: tre, song, mây, sắt, đồng, nhôm, gang, thép, đá vôi, xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi, sự biến đổi hoá học của một số chất và sử dụng một số dạng năng lượng. Những bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu về đặc điểm và công dụng một số vật liệu thường gặp trong đời sống và sản xuất. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về: tre, mây, song.
2) Hoạt động : 
a) Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế ( Thảo luận cả lớp)
 *Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
 *Cách tiến hành:
-GV hỏi: Em hãy kể tên một số đồ dùng trong thực tế mà em biết được làm từ mây, tre, song.
-GV kết luận, chuyển ý qua hoạt động 2.
b) Hoạt động 2 : Làm việc với SGK ( Bàn tay nặn bột)
*Mục tiêu: HS nhận biết một số đặc điểm của mây, tre, song.
 *Cách tiến hành:
a/ Tình huống xuất phát:
-GV nêu câu hỏi:Tre, mây, song có đặc điểm gì?
 b/ Nêu ý kiến ban đầu của HS:
-GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về đặc điểm của tre, mây, song vào vở thí nghiệm( thời gian 2 phút).
+GV theo dõi phát hiện các biểu tượng ban đầu khác biệt.
-Cho HS trình bày biểu tượng ban đầu về đặc điểm của tre, mây, song:
+Theo em, tre, mây, song có đặc điểm gì?
+Em nào có ý kiến khác bạn?
-GV ghi nhanh lên bảng một số ý kiến tiêu biểu.
(Phần này giữ lại để so sánh với kết luận sau này).
c/Đề xuất câu hỏi :
-GV yêu cầu HS so sánh :
+Em thấy các ý kiến trên có điểm nào giống và khác nhau?
-GV phân nhóm các biểu tượng ban đầu. 
-GV hỏi HS:
+Từ những ý kiến khác nhau về đặc điểm của tre, mây, song như trên, hãy nêu điều thắc mắc của em?
-GV tập hợp các câu hỏi:
+ Tất cả những thắc mắc của các em là đều muốn biết : Tre, mây, song có đặc điểm gì?
d/ Đề xuất thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu:
-GV yêu cầu HS đề xuất thí nghiệm:
+Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, theo em chúng ta tiến hành cách thí nghiệm - nghiên cứu nào?
-GV chọn phương án:Nghiên cứu tài liệu trong SGK.
-GV yêu cầu HS viết dự đoán của mình vào vở thí nghiệm.(Đã kẻ sẵn):
Câu hỏi
Dự đoán
Thí nghiệm
Kết luận




-GV nhắc lại yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
-Cho HS tiến hành thí nghiệm-nghiên cứu theo nhóm 4:đọc thông tin trong SGK, thảo luận và ghi kết quả vào vở thí nghiệm.
e/Kết luận, kiến thức mới:
-Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm-nghiên cứu.
-GV nhận xét.
-GV kết luận.
-GV cho HS so sánh kết luận với ý kiến ban đầu để khắc sâu kiến thức:
+Hướng dẫn HS so sánh kết luận với các ý kiến ban đầu trên bảng lớp.
+Cho HS so sánh kết luận với biểu tượng ban đầu của mình.(Dự đoán ban đầu của em là gì? Kết luận của chúng ta là gì?..)
-GV liên hệ: Tre, mây, song được sử dụng rộng rãi trong gia đình.Chúng ta cần có biện pháp khai thác chúng một cách hợp lí để bảo vệ môi trường thiên nhiên.
c) Hoạt động 3 : Quan sát và thảo luận. 
*Mục tiêu: 
-HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song .
-HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu : các nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47-SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật nào ? 
-Cho đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc .
-GV theo dõi và nhận xét.
-GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn. 
-Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta.Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú.Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc .
4) Củng cố :
-Nêu công dụng của tre, mây, song.
-Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình. 
5) Nhận xét – dặn dò : 
-Nhận xét tiết học .
-Xem bài sau: “ Sắt, gang, thép”. 
-Hát. 
-2 HS trả lời.
-HS đọc: Vật chất và năng lượng .
-Lắng nghe.
-HS kể: Giần, sàng, rổ, rá, nong, nia, 
-HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về đặc điểm của tre, mây, song vào vở thí nghiệm.
+HS trình bày theo suy nghĩ của mình.
+HS phát biểu.
+HS so sánh và nêu.
+HS nêu thắc mắc.
+HS nêu.
-HS viết dự đoán của mình vào vở thí nghiệm.
-HS làm việc.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
+HS so so sánh kết luận với các ý kiến ban đầu trên bảng lớp.
+HS so sánh kết luận với biểu tượng ban đầu của mình.
-Thảo luận theo cặp và trả lời.
+ Tre: chõng tre, sọt, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn,...
+ Mây, song: bàn, giỏ hoa,...
- HS tiếp nối nhau trả lời.
-HS trả lời.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-Lắng nghe.
_____________________________
Tập đọc
ÔN LUYỆN CÁC BÀI TẬP ĐỌC- HỌC THUỘC LÒNG ĐÃ HỌC.
I. Mục đích yêu cầu :
- Giúp hs ôn lại những bài tập đọc và học thuộc lòng đã học từ tuần 1 -> tuần 9
- Học sinh đọc diễn cảm bài văn, bài thơ .
- Hiểu nội dung bài văn, bài thơ.
II. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : ghi mục (2p)
2. Dạy bài mới (30 phút)
a. Gọi 1-2 hs nêu lại các bài tập đọc, HTL đã học và sau đó hỏi các bài đó thuộc chủ điểm nào ?
- HS nêu, gv ghi bảng .
b. Gv cho hs luyện đọc các bài tập đọc, bài HTL sau đó hỏi nội dung về bài đọc 
- Học sinh thực hiện bốc thăm để đọc bài.
- Sau mỗi hs đọc gv cho cả lớp nhận xét về :
+ Cách đọc ( đúng và diễn cảm )
+ Trả lời câu hỏi
* Với các em đọc yếu gv có thể cho đọc nhiều hơn 
c. Gv nhận xét cụ thể từng hs .
3. Gv nhận xét giờ học. (3p)
- Nêu tên những hs đọc chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc
_____________________________
Thứ Năm, ngày 3 tháng 12 năm 2020
Tập làm văn 
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục đích ,yêu cầu :
- Biết rút kinh nghiệm bài văn(bố cục, trình tự miêu tả, cánh diên đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
-Viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học
HĐ1 :Nhận xét chung bài làm của HS (8 phút)
- Một HS đọc đề bài và hỏi:
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ GV nêu: Đây là một bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là chính, lưu ý tránh nhầm sang tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.
+ Ưu điểm
- Hầu hết bài làm có bố cục rõ ràng. Tình tự miêu tả hợp lí.
- Dùng từ tương đối chính xác.
- Đã biết dùng hình ảnh để làm nổi bật hình ảnh miêu tả. Một số bài đã biết bộc lộ cảm xúc của mình trước cảnh đẹp đó.
- Một số bài trình bày và chữ viết đẹp.
+ Tồn tại:
- Một số em làm bài còn cẩu thả, nội dung bài còn sơ sài, cách dùng từ và câu văn còn sai nhiều .
- Cách trình bày và chữ viết của nhiều em chưa đẹp hơn nữa còn sai lỗi chính tả.
HĐ2 : Hướng dẫn chữa bài(25 phút). 
a. Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chỉ ra các lỗi cần chữa đã viết trên bảng
- 1 số HS lên bảng chữa bài – Cả lớp trao đổi về bài chữa.
b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi của mình, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn để rà soát việc sửa lỗi.
GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c. HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý sáng tạo.
- HS trao đổi về kinh nghiệm viết bài văn tả cảnh
- Mỗi HS chọn một đoạn văn đẻ viết lại cho hay hơn.
- HS đọc nối tiếp trước lớp.
C. Củng cố dặn dò(2 phút)
- GV nhân xét tiết học.
- Viết lại bài văn nếu mình cảm thấy chưa hay.
__________________________________
Luyện từ và câu
QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu
- Hiểu khái niệm quan hệ từ
- Nhận biết được một số quan hệ từ thường dùng và hiểu được tác dụng của quan hệ từ trong câu trong đoạn văn.
- Sử dụng được quan hệ từ trong nói và viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết bài tập 2 và bài tập 3 vào.
III. Hoạt đọng dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc học thuộc phần ghi nhớ bài đại từ của HS.
2. Dạy học bài mới
*HĐ1 : Giới thiệu bài
*HĐ2 : Tìm hiểu ví dụ
Bài tập 1. 
- HS đọc các câu văn, làm bài, phát biểu ý kiến.
- GV ghi nhanh ý kiến đúng của HS vào bảng, chốt lại lời giải.
GV : Các từ in đậm trong các VD trên được dùng để nói các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểumối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quạn hệ từ.
+ Vậy quan hệ từ là gì? 
+ Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài tập 2. ( Tương tự bài tập 1)
a)Nếuthì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết.
B) Tuynhưng : biểu thị quan hệ tương phản.
- GV kết luận: nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng mối quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu.
3. Ghi nhớ
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
4. Luyện tập
- HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK.
4. Chấm chữa bài
C- Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại phần ghi nhớ .
- Dặn HS về nhà học bài và tập đặt câu với mối quan hệ từ và cặp từ quan hệ trong phần ghi
________________________
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết :
- Cộng, trừ hai số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Mời 2 bạn lên bảng làm bài tập
- Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a) 12,56 - ( 3,56 + 4,8 ) b) 25,73 - 2,41 -7,79
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới( 30 phút)
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ-YC tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1 : Học sinh đọc yêu cầu và các phép tính, GV ghi lên bảng.
Tính: a) 605,26 + 217,3	b) 800,56 – 384,48	c) 16,39 + 5,25 – 10,3
- HS tự làm bài rồi chữa bài. GV gọi 3 HS lên bảng, mỗi em làm 1 phép tính.
Lưu ý cách đặt tính.
Bài tập 2 : gọi 2 HS lần lượt lên bảng làm – Cả lớp làm vào giấy nháp sau đó chữa bài.
VD: a, X - 5,2 = 1,9 +3,8
 X - 5,2 = 5,7
 X = 5,7 +5,2 
 X = 10,9.
Bài 3 : GV gọi 1 HS đọc bài toán.
Hỏi: Cách thuận tiện nhất là cách tính như thế nào?( HS trình bày)
HS làm vào vở rồi chấm, chữa bài.
 VD: 42,37 – 28,73 – 11,27 = 42,37 – (28,73 + 11,27)
 = 42,37 - 40,00
 = 2,37
Bài 4( Dành cho HSHTT) : Hdhs tóm tắt bài toán rồi giải.
Gọi HS khá giỏi đọc bài làm,GV nhận xét. 
 KQ : 11 km.
Bài 5: GV dặn HS HTT về nhà tham khảo thêm.
C. Củng cố dặn dò: (3p)
- Hệ thống lại kiến thức vừa luyện tập.
- Dặn dò về nhà: Xem lại các bài tập đã làm.
____________________________
Kĩ thuật
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu được tác dụng của việc rữa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
	- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
	- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
	- Thích sự sạch sẽ
II. Chuẩn bị.
	- Một số bát, đĩa, nước rửa chén.
	- Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGK.
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:(3’) Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
2. Bài mới: Bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
- Giới thiệu bài, ghi đề: Nhân dân ta có câu Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Điều đó cho thấy là muốn có được bữa ăn ngon, hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ nấu ăn sạch sẽ, khô ráo. 2’
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống: 5’
- Đặt câu hỏi để HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
- Nêu vấn đề: Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ thế nào?
- Nhận xét, tóm tắt nội dung HĐ1: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để qua bữa sau hay qua đêm. Việc làm này không những làm cho chúng sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho chúng không bị hoen rỉ. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.15’
- Nhận xét, hướng dẫn HS các bước như SGK:
+ Trước khi rửa, cần dồn hết thức ăn còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ; sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch.
+ Không rửa ly uống nước cùng bát, đĩa để tránh mùi hôi cho chúng.
+ Nên dùng nước rửa bát hoặc nước vo gạo để rửa.
+ Rửa 2 lần bằng nước sạch; dùng miếng rửa hoặc xơ mướp cọ cả trong lẫn ngoài.
+ Up từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước trước khi xếp lên kệ; có thể phơi khô cho ráo.
- Quan sát hình, đọc mục 2, so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK.
 - Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát
HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá kết quả học tập: 5’
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
3. Củng cố - Dặn dò:: (3’) 
- Gọi HS nêu lại ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS có ý thức giúp đỡ gia đình.
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ, đọc trước bài học sau.
- Nhận xét tiết học

- HS nêu lại ghi nhớ bài học trước
- HS lắng nghe
- Đọc mục 1, nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn
- HS trả lời
- HS lắng nghe. 
- Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình 
- Quan sát hình, đọc mục 2, so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK. 
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS trả lời.
- Đối chiếu kết quả bài làm với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- Báo cáo kết quả tự đánh giá.
- HS lắng nghe.
- Nêu lại ghi nhớ SGK
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. Ghi nhớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc