Giáo án Khối 5 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

Kể chuyện

LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

2. Kĩ năng:

 - Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.

 - HS (M3,4) kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2).

3. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu quý bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ

 - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC

 

doc50 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 5 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 29 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn 1, 2.
- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS nêu cách đọc của từng đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp, 
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.

4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Nêu nội dung của bài ? 

- HS nêu: Phê phán quan niệm lạc hậu " trọng nam khinh nữ ". Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái .
- Về nhà đọc lại câu chuyện này và kể lại cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện

Tập làm văn
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV.
2. Kĩ năng: Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Một số vật dụng, đồ dùng để đóng kịch.
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS thi đọc lại màn kịch Xin thái sư tha cho đã viết lại.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá - luyện tập:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV.
 - Trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- 2 HS đọc nối tiếp hai phần trong truyện: Một vụ đắm tàu.
- Thảo luận cặp đôi:
+ Hãy nêu tên nhân vật có trong đoạn truyện?
+ Hãy nêu tóm tắt nội dung chính của phần I ?
+ Dáng điệu, vẻ mặt của họ lúc đó ra sao?
Bài 2: HĐ nhóm
- Yêu cầu HS đọc ND của bài tập 2.
- Yêu cầu HS đọc từng phần 
- GV nhắc nhở HS : SGK đã cho gợi ý sẵn nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời hội thoại cho màn một hoặc màn hai để hoàn chỉnh màn kịch.
 + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái Sư Trần Thủ độ, phu nhân và người quân hiệu.
- GV chia lớp thành nhóm 2 và y/c thực hiện.
- Tổ chức cho các nhóm thi diễn đạt trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá những nhóm viết lời hội thoại thú vị, hợp lí.
Bài 3: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu
- GV nhắc các nhóm : 
+ Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch, cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào màn kịch.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại đoạn truyện.
- HS thảo luận cặp đôi
+ Có 2 nhân vật là Giu- li- ét - ta và Ma - ri - ô.
+ Ma-ri-ô và Giu-li-ét - ta làm quen với nhau. Giu-li-ét-ta kể cho M- ri- ô nghe về cuộc sống và về chuyến đi của cô. Ma- ri- ô lặng lẽ không nói gì. Bất thình lình một con sóng ập đến làm Ma- ri- ô bị ngã. Giu- li - ét - ta đã chăm sóc Ma- ri - ô.
- Giu - ét - ta lúc đầu vui vẻ, hồn nhiên khi nói chuyện, sau đó hoảng hốt, ân cần, dịu dàng chăm sóc cho Ma- ri - ô. Ma- ri - ô giọng hơi buồn, mắt luôn nhìn xa.
- 3 em đọc nội dung bài 2.
+ HS 1: Đọc tên màn kịch, gợi ý nhân vật, cảnh trí.
+ HS 2: Đọc gợi ý về lời đối thoại.
+ HS 3: Đọc đoạn đối thoại.
- HS thảo luận theo nhóm và viết tiếp lời hội thoại cho hoàn chỉnh, một số nhóm làm bảng phụ để chữa bài.
- Một số nhóm đại diện trình bày trước lớp.
- 2 HS đọc đề bài.
- Các nhóm chọn vai để đọc hoặc diễn kịch.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hoặc diễn kịch hay
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm viết lời hội thoại hay, diễn kịch tốt.
- Hãy chia sẻ với mọi người cách viết đoạn đối thoại.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện

- Về nhà viết lại đoạn đối thoại cho hay hơn.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2021
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. MỤC TIÊU
1. Kiên thức: Biết:
 - Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. 
 -Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
 - Chuyển đổi số đo thể tích.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3( cột 1). 
3. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
4. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS thi đua: Nêu sự khác nhau giữa đơn vị đo diện tích và thể tích? Mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- 2 nhóm HS thi đua nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá - thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
Biết:
 - Quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. 
 -Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
 - Chuyển đổi số đo thể tích.
 - HS làm bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3( cột 1). 
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cả lớp
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ
+ Nêu các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé ?
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé tiếp liền nó ?
+ Đơn vị đo thể tích bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài. 
 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Các đơn vị đo thể tích đã học là : mét khối ; đề-xi-mét khối ; xăng-ti-mét khối.
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp 1 000 lần đơn vị bé tiếp liền nó.
+ Trong bảng đơn vị đo thể tích đơn vị bé bằng đơn vị lớn tiếp liền nó.
- HS làm bài,
- 1 HS lên điền vào bảng lớp, chia sẻ cách làm
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
Mét khối
m3
1m3 = 1000dm3 = 1000 000 cm3
Đề-xi-mét khối
dm3
1dm3 = 1000 cm3
1dm3 = 0, 00
m3
Xăng-ti-mét khối
cm3
1cm3 = 0,001dm3

Bài 2 (cột 1): HĐ cá nhân
 - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận 
Bài 3 (cột 1): HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm việc theo cặp đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ:
Bài 2(cột 2): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét
Bài 3(cột 2,3): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm 
- HS làm bài bảng con, chia sẻ cách làm
 1m3 = 1000dm3
 7, 268 m3 = 7268 dm3 
 0,5 m3 = 500 dm3 
 3m3 2dm3 = 3,002 dm3
- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân 
- HS làm việc theo nhóm đôi
a. Có đơn vị là mét khối :
 6m3 272dm3 = 6,272 m3
b. Có đơn vị là đề- xi- mét khối :
 8dm3 439cm3 = 8439dm3
- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV
1dm3 = 1000cm3
4,351dm3 =4351 cm3
0,2dm3 = 200 cm3
1dm3 9cm3 =1009cm3
- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV
2105dm3 = 2,105m3 
3m3 82dm3 = 3,082m3
3670cm3 = 3,67 dm3 
5dm3 77cm3 =5,077dm3
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Hai đơn vị đo thể tích liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần ?
- HS nêu

- Về nhà chia sẻ mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích với mọi người để vận dụng trong cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện

Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ . 
2. Kĩ năng: Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). 
3. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất: Yêu quý bạn bè.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , thảo luận nhóm, thực hành
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2). 
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi.
Chú ý:
+ Với câu hỏi a phương án trả lời đúng là đồng ý. VD: 1 HS có thể nói phẩm chất quan trọng nhất của đàn ông là tốt bụng, hoặc không ích kỷ (Vì em thấy một người đàn ông bên nhà hàng xóm rất ác, làm khổ các con). Trong trường hợp này, GV đồng tình với ý kiến của HS, vẫn nên giải thích thêm: Tốt bụng, không ích kỷ là những từ gần nghĩa với cao thượng, Tuy nhiên, cao thượng có nét nghĩa khác hơn (vượt hẳn lên những cái tầm thường, nhỏ nhen)
+ Với câu hỏi b, c: Đồng tình với ý kiến đã nêu, HS vẫn có thể chọn trong những phẩm chất của nam hoặc nữ một phẩm chất em thích nhất. Sau đó giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn , có thể sử dụng từ điển)
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc thầm lại truyện “ Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- Cả lớp theo dõi
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc cá nhân - tự trả lời lần lượt từng câu hỏi a, b, c. Với câu hỏi c, các em có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa (nếu có).
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc thầm 
+ Giu - li - ét - ta và Ma - ri - ô đều là những đứa trẻ giàu tình cảm, quan tâm đến người khác: Ma - ri - ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống; Giu - li - ét - ta lo lắng cho Ma - ri - ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương trong giờ phút vĩnh biệt.
+ Mỗi nhân vật có những phẩm chất riêng cho giới của mình;
- Ma - ri - ô có phẩm chất của một người đàn ông kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình không kể cho bạn biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng (ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường sự sống của mình cho bạn, mặc dù cậu ít tuổi và thấp bé hơn.
- Giu-li- ét-ta dịu dàng, đầy nữ tính, khi giúp Ma-ri-ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. 
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Nhắc lại quy tắc viết hoa. 
- GV mời 3, 4 HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS nêu
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ; viết lại các câu đó vào vở. 
- HS nghe và thực hiện

Buổi chiều:
Lịch sử
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
 - Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976:
 + Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
 + Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca,Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng: Nêu được nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976.
3. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
4. Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu
 - HS : SGK, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá - luyện tập:(28phút)
* Mục tiêu: Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI
+ Ngày 25 - 4 - 1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện gì?
+ Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước trong ngày này như thế nào?
+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?
+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25 - 4 - 1976?
- GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
+ Vì sao nói ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
 Hoạt động 2: Nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó?
- Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
* GV nhấn mạnh: Việc bầu cử và kì họp Quốc hội đầu tiên có ý nghĩa lịch sử trọng đại . Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất tạo điều kiện cho cả nước ta cùng đi lên CNXH.
 
- HS đọc SGK
- Ngày 25 - 4 - 1976, Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
- Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước tràn ngập cờ, hoa, biểu ngữ.
- Nhân dân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất.
- Chiều 25 - 4 - 1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước cos 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.
- Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ.
- HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định:
+ Tên nước ta là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
+ Quốc kỳ : Cờ nền đỏ có ngôi sao vàng ở giữa
 + Quốc ca : Bài hát: Tiến quân ca 
 + Quyết định Quốc huy 
 + Thủ đô: Hà Nội
 + Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định: Thành phố Hồ Chí Minh
- Gợi cho ta nhớ đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, ngày 6 - 1 - 1946 toàn dân ta đi bầu Quốc hội khoá I, lập ra Nhà nước của chính mình.
- Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
 - Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
 
- HS nêu: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Hãy tìm hiểu thêm những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ?
- HS nghe và thực hiện
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
KNS: KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN (T1)
 I.MỤC TIÊU
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 1, 2, 3 & Ghi nhớ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức giải quyết mâu thuẫn với thái độ tích cực, không dùng bạo lực.
* Năng lực:
- Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề,
* Phẩm chất: Yêu quý, giúp đỡ bạn bè.
 II.ĐỒ DÙNG
- Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động khởi động: 5'
- Gv tổ chức cho Hs hát bài " Lớp chúng mình"
- Gv nhận xét và giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động khám phá - thực hành; 28'
2.1 Hoạt động 1:Trò chơi
Bài tập 1:
- Chuẩn bị.
- GV phổ biến cách chơi.
- Đại diện các nhóm lên chơi.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến: Trong cuộc sống đôi khi sẽ xảy ra cá mâu thuẫn.
 2.2 Hoạt động 2:Xử lí tình huống
 Bài tập 2:
 *Tình huống 1
 - Gọi một học sinh đọc tình huống 1 của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
 -Học sinh thảo luận theo nhóm.
 -Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Tình huống 2
 - Gọi một học sinh đọc tình huống 2 của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Tình huống 3
- Gọi một học sinh đọc tình huống 3 của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến thức:Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm.
 Bài tập 3:
- Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến thức:Để giải quyết mâu thuẫn, chúng ta cần giải quyết theo hướng tích cực.
3. Hoạt động vận dụng: 2'
- Hãy chia sẻ cách giải quyết mâu thuẫn với những người thân của mình.
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2021
Toán
	ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Biết so sánh các số đo diện tích, so sánh các số đo thể tích.
 - Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.
2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2, bài 3(a).
3. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
4. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
 - HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu tên các đơn vị đo thể tích, diện tích đã học.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Hs chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 3(a).
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự làm bài 
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3a: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài 
- HS tóm tắt và nêu cách làm
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3b: HĐ cá nhân ( HSNK)
- Cho HS đọc bài và tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
 
- Cả lớp theo dõi
- HS tự làm bài, chia sẻ cách làm
8m2 5dm2 = 8,05m2
 8,05m2	
8m2 5dm2 < 8,5m2
 8,05m2
8m2 5dm2 > 8,005m2
 8,05m2
7m3 5dm3 > 7,005m3
 7,005m2
7m3 5dm3 < 7, 5m3
 7,005m2
 2,94dm3 > 2dm3 94cm3 
 2,094dm3 
- 1 HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS tóm tắt, nêu dạng toán và nêu cách giải.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
 Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
150 x 2/3 = 100 (m)
Diện tích thửa ruộng đó là:
150 x 100 = 15000 (m2)
15000m2 gấp 100m2 số lần là:
15000 : 100 = 150 (lần)
Số thóc thu được trên thửa ruộng đó là:
60 x 150 = 9000 (kg)
9000kg = 9 tấn
Đáp số: 9 tấn
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
 Bài giải:
Thể tích của bể nước là:
4 x 3x 2,5 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_soan_theo_dhptnlhs_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.doc