Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021
Hoạt động NGLL
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG 4: TRÒ CHƠI KÉO CO
I. MỤC TIÊU
- HS biết chơi trò chơi Kéo co và vận dụng trò chơi Kéo co trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể.
- HS biết yêu thích các trò chơi dân gian.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tuyển tập các trò chơi dân gian, các sách báo, mạng Internet về trò chơi dân gian.
- Các dụng cụ phục vụ trò chơi.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 ngày, GV phổ biến cho HS chuẩn bị dây thừng to, chắc chắn và một dây vải màu đỏ để chơi trò chơi Kéo co.
Bước 2: Tiến hành chơi
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Số người được chia làm 2 đội, mỗi đội phải dùng sức mạnh để kéo dây về phía mình.
+ Để tạo sức mạnh kéo, hai bên nắm chặt lấy dây, chân choãi để tạo thế đứng vững.
+ Nghe quản trò phát lệnh, hai bên ra sức kéo, sao cho đội bên kia ngã về phía mình là thắng.
+ Các bạn đứng bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng hô “Cố lên!”.
t số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) HS tự làm bài - Một HS làm trên bảng phụ. Sau đó, GV hướng dẫn HS nhận xét, kết luận lời giải đúng. a) Diện tích khu đất hình chữ nhật là: 5 x 4 = 20 (km 2) b) Diện tích khu đất hình chữ nhật là: Đổi 8000 m = 8 km 8 x 2 = 16 (km 2) Bài 3: Bài 3a dành cho HS NK. Viết vào ô trống (HĐ cá nhân) - Yêu cầu HS đọc đề. HS tự làm bài (một em làm trên bảng phụ) - Chữa bài trên bảng phụ. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính diện tích HCN. a) Diện tích Hà Nội ít hơn diện tích Đà Nẵng. Diện tích Đà Nẵng ít hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn diện tích Hà Nội. b) Diện tích thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất. Diện tích Hà Nội bé nhất. Bài 4: Dành cho HS NK. (HĐ cá nhân) - Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. -HS đọc đề; trình bày cách làm bài và khoanh vào chữ cái tương ứng với kết quả thích hợp. - HS nêu kết quả - HS khác nhận xét; GV kết luận. Giải Chiều rộng của khu đất là: 3 : 3 = 1 (km) Diện tích của khu đất là: 3 x 1 = 3 (km 2) Đáp số: 3 km 2 Bài 5: (HĐ cặp đôi) HS nêu bài toán - HS hỏi đắp về biểu đồ dựa vào các câu hỏi trong bài. - HS làm bài cá nhân vào vở. - Trao đổi cặp đôi. - 1 HS trình bày kết quả. GV cùng Hs nhận xét, tìm kết quả đúng. 3) Củng cố, dặn dò: (2p) GV chấm một số vở. GV nhận xét tiết học. Luyện từ và câu CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ? I. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể: Ai làm gì? - Nhận biết được câu kể Ai làm gì? xác định được bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ. II. Đồ dùng dạy học: - Viết đoạn văn ở phần “nhận xét”; đoạn văn ở BT1, vào bảng phụ. - VBT Tiếng Việt 4, tập 2. III. Các hoạt động dạy học: A. Giới thiệu bài: (1p) B. Bài mới: (32p) 1. Phần nhận xét: (HĐ nhóm) - Một HS đọc to trước lớp đoạn văn ở phần nhận xét - Cả lớp đọc thầm. - GV phát phiếu học tập - Thảo luận theo nhóm 4, trả lời 3 câu hỏi trong SGK - Đại diện các nhóm trình bày: Dán kết quả của nhóm mình lên bảng - Yêu cầu HS đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, trả lời miệng các câu hỏi 3 và 4. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải. Các câu kể Ai làm gì? Ý nghĩa của CN Loại từ ngữ tạo thành CN - Một đàn ngỗng vươn dài, cổ chúi mỏ về phía trước định đố bọn trẻ - Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến. -Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến - Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa . - Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết. Chỉ con người. Chỉ người. Chỉ người. Chỉ người. Chỉ con vật. Cụm danh từ. Danh từ. Danh từ. Danh từ. Cụm danh từ. 2. Phần ghi nhớ: - Ba đến bốn HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. - GV mời 1 HS phân tích 1 ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ. 3. Phần luyện tập: Bài tập 1: (HĐ cá nhân) Đọc lại đoạn văn trong SGK (Cả thung lũng .....ché rượu cần). a. Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. b. Xác định CN của từng câu vừa tìm được. - HS đọc yêu cầu, của bài. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn - Cá nhân suy nghĩ sau đó từng cặp trao đổi và viết vào vở. GV chữa bài. Câu 3: Trong rừng , chim chóc hót véo von. Câu 4: Thanh niên lên rẫy. Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà. Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần Bài tập 2: (HĐ cặp đôi) Đặt câu với các từ ngữ sau làm CN: Các chú công nhân, mẹ em, chim sơn ca. - HS đọc yêu cầu của bài. - Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ. - Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau. Ví dụ: Các chú công nhân đang khai thác than trong hầm sâu. Mẹ em luôn dậy sớm lo bữa sáng cho cả nhà. Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẳm. - HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: (HĐ cá nhân) - Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh (ở SGK). - HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh hoạ. - Một HS NK làm mẫu: Nói 2-3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh. Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS có đoạn văn hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: (2p) GV chấm một số vở. - HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. Thứ tư, ngày 20 tháng 1 năm 2021 Toán HÌNH BÌNH HÀNH I.Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết về hình bình hành và một số đặc điểm của nó. - BT cần làm: Bài 1, bài 2. HSNK làm thêm bài 3. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ đã vẽ sẵn một số hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác. III.Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: (5p) GV đưa ra các hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác. Yêu cầu HS chỉ từng hình và nói đó là hình gì? B. Bài mới: (28p) 1. Hình thành biểu tượng về hình bình hành. (HĐ cả lớp) - HS quan sát hình vẽ trong phần bài học của SGK. - Yêu cầu HS nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành. - GV giới thiệu tên gọi của hình, đó là hình bình hành. 2. Nhận xét một số đặc điểm của hình bình hành (HĐ cả lớp) - Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài của các cặp cạnh đối diện để giúp HS thấy hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau. - Hướng dẫn HS phát biểu thành lời đặc điểm của hình bình hành. A B D C Hình bình hành ABCD có: AB và CD là hai cặp cạnh đối diện AD và CB là hai cặp cạnh đối diện Cạnh AB // với cạnh CD; Cạnh AD// với cạnh CB Cạnh AB = cạnh CD; Cạnh AD = cạnh CB GVKL: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. - HS nhắc lại - HS nêu một số ví dụ về các đồ vật trong thực tiễn có hình dạng là hình bình hành và nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ. 3. Thực hành: Bài 1: Viết tên mỗi hình vào chỗ chấm. (HĐ cá nhân) - HS đọc yêu cầu, quan sát từng hình, kiểm tra các cặp cạnh và kết luận. Hình 1; Hình2; Hình 5 là hình bình hành - GV theo dõi và giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành. - Từng cạp kiểm tra chéo. Bài 2: (HĐ cá nhân) Kiểm tra đặc điểm về góc, cạnh của các hình - HS tự kiểm tra và điền vào bảng. GV chữa bài. Bài 3: Dành cho HS NK.(HĐ cá nhân) - Vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành hoặc hình chữ nhật. - HS tự đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài. Sau đó, GV gọi HS lên thực hành vẽ trên bảng (mỗi HS vẽ một hình). GV và cả lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: (2p) GV chấm một số vở. GV nhận xét tiết học. - HS chỉ và nói tên các hình (ở bảng phụ mà GV đã chuẩn bị). - HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành. Kể chuyện BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN I.Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của GV nói được lời thuyết minồich từng tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện rõ ràng, đủ ý. - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện trong SGK phóng to. III. Hoạt động dạy và học: Giới thiệu truyện. (2p) (HĐ cả lớp) - Tiết học này các em sẽ được nghe câu chuyện một bác đánh cá đã thắng một gã hung thần. Nhờ đâu bác thắng được gã hung thần, các em nghe cô kể sẽ rõ. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK. GV kể chuyện. (10p) (HĐ cả lớp) - GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện (ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn). - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của BT. (20p) a. Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1- 2 câu (HĐ cặp đôi) - Một HS đọc yêu cầu của BT1. - GV đính trên bảng lớp 5 tranh minh họa phóng to. - HS suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh. Cả lớp và GV nhận xét. GV viết nhanh dưới mỗi tranh một lời thuyết minh. b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện(HĐ nhóm) - Một HS đọc yêu cầu của BT2 và BT3. - Kể chuyện trong nhóm (nhóm 4): HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm sau đó kể cả chuyện. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi KC trước lớp: + Hai đến ba nhóm tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện. + Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện. + Mỗi HS, nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng GV và các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất. Củng cố, dặn dò: (3p) - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe. Đạo đức KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T1) I. Mục tiêu Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. -Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng ,giữ gìn thành quả lao động của họ. HS NK: biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động * Kĩ năng sống : Tôn trọng giá trị sức lao động -Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập , tranh SGK trang 27 , 29 II. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Thảo luận lớp truyện : Buổi học đầu tiên - GV đọc truyện cho HS nghe - HS thảo luận theo hai câu hỏi trong SGK - GV kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động dù là những người lao động bình thường nhất 2. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi ( BT1-SGK ) - GV nêu yêu cầu bài tập - Các nhóm HS thảo luận - Đại diện nhóm trình bàykết quả.Cả lớp trao đổi tranh luận . - GV kết luận: Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm,...đều là những người lao động 3.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( BT2-SGK ) - GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh - Các nhóm làm việc - Đại diện nhóm trình bày. GV ghi bảng, cả lớp trao đổi nhận xét - GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội 4. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( BT3-SGK ) - GV nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài tập - HS trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi bổ sung . - GV kết luận: Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.Các việc b, h là thiếu kính trọng người lao động 5. Hoạt động tiếp nối : HS chuẩn bị các bài tập 5, 6. GV dặn dò tiết sau . Tập đọc CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi; bước đầu đọc giọng phù hợp một đoạn thơ. - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. Hoạt động dạy và học: Bài cũ: (5p) Kiểm tra hai HS đọc truyện “Bốn anh tài”- Trả lời câu hỏi: - Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? - Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? - GV nhận xét, ghi điểm. Bài mới: (28p) 1) Giới thiệu bài 2) Luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: (HĐ cặp đôi) - HS đọc nối tiếp nhau 7 khổ thơ từ 2 đến 3 lượt. GV kết hợp sữa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS; nhắc HS ngắt nhịp đúng. - HS luyện đọc theo cặp. Hai HS đọc cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài. Tìm hiểu bài: - Trong câu chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đầu tiên? (HS đọc thầm khổ thơ 1, TLCH: Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ toàn có trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ) GV: Các khổ thơ còn lại cho thấy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi. Thay đổi là vì ai? Các em hãy đọc và trả lời tiếp câu hỏi. HS đọc thầm các khổ thơ còn lại trả lời lần lượt các câu hỏi: + Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? (Để trẻ nhìn cho rõ) + Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?( Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc) + Bố giúp trẻ em những gì? (Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.) + Thầy giáo giúp trẻ em những gì?( Dạy trẻ học hành.) + HS đọc thầm lại cả bài thơ, suy nghĩ, nói ý nghĩa của bài thơ này là gì?( Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, với trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em.) Hướng dẫn đọc giọng phù hợp và HTL bài thơ - HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV hớng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ. - Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4 và 5 theo trình tự: GV đọc mẫu - HS luyện đọc theo cặp - thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS nhẩm HTL bài thơ. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS tiếp tục HTL bài thơ. Lịch sử NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần: + Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém bảy tên quan coi thường phép nước. + Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. - Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: - Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly - một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu. HSNK: + Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: Quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc. + Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: Không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội. 2. Kỹ năng: - HS trình bày được tình hình đất nước cuối thời Trần. Nêu được một số biểu hiện suy yếu của nhà Trần. - Hiểu được sự thay thế Nhà Trần bằng nhà Hồ. - Biết lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại. 3. Định hướng thái độ: - Luôn chăm lo bảo vệ và xây dựng đất nước. Tự hào về triều đại nhà Trần đã đóng góp công sức vô cùng to lớn đối với lịch sử nước nhà, đó là việc giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. - Những chính sách cải tổ, cách trị vì đất nước của các vị vua phong kiến đến nay vẫn còn giá trị. Và đó là truyền thống quý báu mà bao thế hệ con cháu Việt Nam trong đó có các em cần phải biết quý trọng và giữ gìn, đó là tình cảm, là trách nhiệm của các em đối với đất nước, với truyền thống dân tộc. - Noi gương và học tập gương sáng của các anh hùng dân tộc . 4. Định hướng về năng lực: + NL nhận thức LS: Trình bày được tình hình đất nước dưới thời Nhà Trần. + NL tìm hiểu LS: Trả lời được các câu hỏi ở phiếu bài tập. + NL Vận dụng KT,KN LS: Vận dụng trong thực tế luôn luôn đoàn kết trong mọi việc mới đưa đến thắng lợi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu học tập của HS - HS: Chuẩn bị đầy đủ SGK, bút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: - Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông Nguyên của quân dân nhà Trần? - Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? - Giới thiệu bài: Trong gần hai thế kỷ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng được nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, ...Nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Tìm hiểu tình hình đất nước cuối thời Trần - GV chia lớp theo nhóm 5. - HS theo nhóm tìm hiểu SGK (từ đầu đến ông xin từ chức) thảo luận các câu hỏi trong phiếu. Phiếu học tập Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau cho đủ ý: *Tình hình nước ta cuối thời Trần: - Vua quan. - Những kẻ có quyền thế của nhân dân để làm giàu. - Đời sống của nhân dân * Thái độ của nhân dân: - Bất bình, phẩn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tì đã - Một số quan lại cũng bất bìnhdâng sớ xin chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước. * Nạn ngoại xâm: Phía nam, quân..luôn quấy nhiễu, phía bắchạch sách đủ điều. 2. Trả lời câu hỏi: Theo em, nhà Trần có đủ sức để gánh vác công việc trị vì nước ta nữa hay không? - Các nhóm cử người trình bày tình hình nước ta dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV. - Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, sau đó gọi một HS nêu khái quát tình hình của nước ta cuối thời Trần. - GV: Càng về cuối thời Trần, đất nước càng suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, vua quan chỉ biết ăn chơi vơ vét của dân, cuộc sống nhân dân vô cùng cơ cực. Nhân dân buộc phải đứng dậy đấu tranh trong đó có các quan đại thần triều đình mà tiêu biểu là Chu Văn An - 1 mệnh quan triều đình thanh liêm, chính trực. - GV giới thiệu về Chu Văn An: Đây là chân dung Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314–1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời vua Trần Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đến nay, những đóng góp của ông vẫn được sử sách ghi nhận, rất nhiều trường học được mang tên thầy giáo Chu Văn An để ghi nhớ công lao của ông. - GV: Nhà Trần suy tàn, không còn đủ sức gánh vác công việc trị vì đất nước. Trước tình hình đó cần có một triều đại khác thay thế nhà Trần để gánh vác công việc trị vì đất nước. Ai sẽ là người thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, ta cùng tìm hiểu sang phần 2 của bài học: Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp: Tìm hiểu nội dung : Nhà Hồ thay thế nhà Trần - HS tìm hiểu SGK (phần còn lại) thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Hồ Quý Ly là người như thế nào? (Hồ Quý Ly là một vị quan đại thần có tài) + Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào? (Ông đã truất ngôi vua Trần năm 1400 và tự xưng làm vua và lập nên nhà Hồ dời thành về Tây Đô). + Hồ Quý Ly đã tiền hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn? (Ông đã có nhiều cải cách, như: Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thực sự tài giỏi, đặt lệ quan phải thường xuyên xuống thăm dân; quy định số ruộng cho quan lại, quý tộc, nếu thừa phải trả lại cho nhà nước...) + Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?( Hành động truất quyền của ông hợp lòng dân vì vua cuối thời Trần chỉ ăn chơi sa đọa, Hồ Quý Ly lên làm vua đã có nhiều cải cách mới). HSNK: + Nêu nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly?( Quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc). + Trình bày lý do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại? (Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội). - GV: Nhà Hồ ra đời đã thực hiện một loạt cải cách để an dân, củng cố, xây dựng lại đất nước. Nhưng chưa được bao lâu thì năm 1406, đất nước lại lần nữa lại rơi và cảnh bị xâm lăng. - HS trả lời lần lượt từng câu. - HS khác bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. - Gv giới thiệu chân dung Hồ Quý Ly, thành Tây Đô ở Thanh Hóa( hình ảnh). - GV: Đây là chân dung Hồ Qúy Ly, Hồ Quý Ly sinh năm 1336, mất năm 1407. Năm 1400, ông lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu và dời đô về Thanh Hoá và cho xây dựng thành Tây Đô. Đây là hình ảnh thành Tây Đô đời nhà Hồ- một minh chứng lịch sử của thời nhà Hồ trị vì đất nước và đây là một s
File đính kèm:
- giao_an_khoi_4_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc