Giáo án Khối 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 25 - Năm học 2020-2021

BÀI : CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức:

- Biết được sơ lược về cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong:

+ Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.

*Kĩ năng:

- Dùng lược đồ để chỉ ra vùng đất khẩn hoang.

*Định hướng thái độ:

- Tự hào, khâm phục tinh thần quyết tâm khai phá đất hoang, phát triển kinh tế của các thế hệ trước từ đó thêm yêu lịch sử Việt Nam, yêu quê hương đất nước.

- Biết đoàn kết, thắt chặt tình cảm anh em, bạn bè, làng xóm.

*Định hướng năng lực:

- Năng lực nhận thức lịch sử:

+ Mô tả được cuộc hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phía nam dựa theo bản đồ Việt Nam.

- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:

+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ)

+ Nêu được kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng trong.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Nêu được cảm nghĩ của bản thân về công cuộc khẩn hoang ở Đàng trong.

+ Nêu được tác dụng của cuộc khẩn hoang ở Đàng trong đối với việc phát triển nông nghiệp.

II. CHUẨN BỊ:

- GV:

+ Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI- XVII;

+ Bảng phụ ghi sẳn câu hỏi.

+ Phiếu thảo luận, thẻ màu

 -HS:

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc47 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 25 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé?
+ Tại sao chuyện có tên là những chú bé không chết?
+ Các em hãy thử đặt tên khác cho câu chuyện này.
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể từng đoạn truyện 
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Thái độ của tên sĩ quan phát xít như thế nào vào đêm thứ hai và đêm thứ ?
+ Thái độ của các cậu bé như thế nào?
* Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.
- HS có thể phát biểu:
+ Vì 3 chú bé là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng là chú bé đã bị bắn chết sống lại 
+ Vì tên phát xít giết chú bé này lại xuất hiện chú bé khác 
+ Vì tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chú bé sống mãi 
- HS có thể đặt tên:
+ Những thiếu niên dũng cảm.
+ Những thiếu niên bất tử.
+ Những chú bé không bao giờ chết.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Tìm các câu chuyện khác cùng chủ điểm

TOÁN
Tiết 124: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
- Biết cách tìm phân số của một số.
2. Kĩ năng
- Thực hiện giải được các bài toán dạng tìm phân số của một số
3. Thái độ
- Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.
4. Góp phần phát triển các NL
- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu học tập
 - HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật 
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành,...
- KT: động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:(5p)
+ Nêu cách nhân 2 PS . Lấy VD minh hoạ
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 2 HS phát biểu ý kiến
2. Khám phá- Hình thành kiến thức (15p)
* Mục tiêu: Biết cách tìm phân số của một số.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu bài toán: Một rổ cam có 12 quả. Hỏi 2/3 số cam trong rổ là bao nhiêu quả?
+ số cam trong rổ như thế nào so với số cam trong rổ?
+ Nếu biết được số cam trong rổ là bao nhiêu quả thì làm thế nào để biết tiếp được số cam trong rổ là bao nhiêu quả?
+ số cam trong rổ là bao nhiêu quả?
+ số cam trong rổ là bao nhiêu quả?
* Vậycủa 12 quả cam là bao nhiêu quả?
+ Em hãy điền dấu phép tính thích hợp vào chỗ chấm: 12  = 8
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính.
* Vậy muốn tính của 12 ta làm như thế nào?
VD: Hãy tính của 15.
 Hãy tính của 24.

- HS thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi:
+ số cam trong rổ gấp đôi số cam trong rổ.
+ Ta lấy số cam trong rổ nhân với 2.
+ số cam trong rổ là 12 : 3 = 4 (quả)
+ số cam trong rổ là 4 Í 2 = 8 (quả)
+ của 12 quả cam là 8 quả.
+ Điền dấu nhân (Í)
- HS thực hiện 12 Í = 8
+ Muốn tính của 12 ta lấy số 12 nhân với .
- Là 15 Í = 10.
- Là 24 Í = 18.
3. HĐ thực hành:(18 p)
* Mục tiêu: Giải được bài toán tìm phân số của một số
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV chốt đáp án, chốt cách giải bài toán tìm phân số của một số.
Bài 2:
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.
Bài 3 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)

- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2- Lớp
 Bài giải
 Số học sinh được xếp loại khá là:
 35 Í = 21 (học sinh)
 Đáp số: 21 học sinh
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
Đ/a:
Bài giải
 Chiều rộng của sân trường là:
 120 Í = 100 (m)
 Đáp số: 100m
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài giải
 Lớp 4A có số học sinh nữ là:
 (học sinh)
 Đáp số: 18 học sinh nữ
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
- Thêm yêu cầu cho bài toán 3 (SGK) và giải: Hỏi lớp 4A có tất cả bao nhiêu học sinh?

KHOA HỌC
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ ( T1 + T2)
1. Kiến thức 
- Có khái niệm về nóng, lạnh, biết được nhiệt độ của nước sôi, nước đá, nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh
2. Kĩ năng
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, tích cực
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
*KNS: Hình thành lòng yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Nhiệt kế, dụng cụ thí nghiệm: Phích nước sôi, nước đá, ly
- HS: Cốc thuỷ tinh đựng nước
2. Phương pháp, kĩ thuật
-PP BTNB
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Không nên làm gì để tránh gây hại mắt khi đọc và viết?
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi
+ Không nên học và đọc sách dưới ánh sáng quá yếu hay ánh sáng quá mạnh
+ Không dễ dàng vẽ được vì thiếu ánh sáng.
2. Khám phá: (30p)
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt:
- GV nêu: Nhiệt độ là khái niệm chỉ độ nóng, lạnh của một vật.
Bước 1:Nêu tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi về vấn đề của bài học:
Trước mắt các em là 3 ly nước : ly số 1 là ly nước nguội, ly số 2 là ly nước nóng, ly số 3 là ly nước có đá.
Theo em ly số 1 nóng hơn ly nào và lạnh hơn ly nào?
Bước 2: HS dự bộc lộ quan niệm, ý kiến ban đầu.
Bước 3: HS đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi .
Gv chốt các câu hỏi của nhóm :
VD: Làm thế nào biết được ly 1 nóng hơn ly 3 và lạnh hơn ly số 2?
Gv định hướng cho HS Thực hành thí nghiệm để tìm ra câu trả lời.
Bước 4: Tiến hành thi nghiệm:
Bước 5: Kết luận kiến thức:
Ly có nhiệt độ cao nhất?Ly có nhiệt độ thấp nhất? 
Vậy em hãy cho biết ly số 1 nóng hơn ly nào và lạnh hơn ly nào?
Vật nóng có nhiệt độ như thế ào so với vật lạnh?
- GV yêu cầu: Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết.
- GV giảng và hỏi tiếp: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. 
HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế: 
- Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân (một chất lỏng, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.
- Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3. Hỏi:
+ Nhiệt độ phòng là bao nhiêu độ?
* Thực hành đo nhiệt độ cơ thể người
- GV gọi HS lên bảng: vẩy cho thuỷ ngân tụt xuống bầu, sau đó đặt bầu nhiệt kế vào nách và kẹp vào cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 5 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
- Lấy nhiệt kế và yêu cầu HS đọc nhiệt độ.
- GV giảng: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa bệnh.
* Thực hành đo nhiệt độ của nước
+ HS đo nhiệt độ của 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội.
- Nhận xét, khen các nhóm biết sử dụng nhiệt kế.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)

HS nghe và quan sát
Cá nhân – Nhóm 4– Lớp
HS trao đổi với các bạn trong nhóm về những dự đoán và ghi vào vở khoa học, vào giấy.
So sánh những điểm giống nhau và khác nhau ở phần trình bày của các nhóm.
HS nêu phương án .
HS các nhóm lấy đồ dùng làm thí nghiệm : Lấy 3 ly nước – dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của từng ly nước.
Ghi kết luận .
Các nhóm lần lượt trình bày thí nghiệm và nêu kết luận, Các nhóm khác bỏ sung.
- HS nghe và trả lời câu hỏi: Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.
- HS lấy VD về vật lạnh hơn vật này nhưng lại nóng hơn vật khác
+ Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
+ 300C
- HS thực hành đo nhiệt độ cơ thể theo nhóm
- Đọc 370C
- Lắng nghe.
- Thực hành đo theo nhóm và đối chiếu kết quả đo
- Thực hành đo nhiệt độ của nước, của các thành viên trong gia đình
- Dự đoán nhiệt độ của nước và dùng nhiệt kế kiểm tra lại

TẬP ĐỌC
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi)
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, giọng đọc tươi vui. lạc quan. Học thuộc lòng 1- 2 khổ thơ thơ.
3. Thái độ
- GD tinh thần yêu nước, dũng cảm, lạc quan trong chiến đấu.
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * GD QP-AN: Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc bài Khuất phục tên cướp biển
+Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau?
+ Nêu ý nghĩa bài học.
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét:
+ 1 HS đọc
+ Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như  chuồng
+ Ca ngợi bác sĩ Ly đã dũng cảm và kiên quyết bảo vệ lẽ phải

2. Khám phá- Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài thơ, giọng đọc vui, lạc quan
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc vui thể hiện tinh thần lạc quan của các chiến sĩ, nhấn giọng các từ ngữ: không phải vì xe không có kính, chạy thẳng vào tìm, ừ thì ướt áo, mưa tuôn, chưa cần thay, mau khô áo,
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 4 đoạn.
(Mỗi khổ thơ là một đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: xoa, đột ngột, như sa như ùa, xối, tiểu đội, ....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi)
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
+ Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào?
à Các câu thơ đó đã thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết giữa những người chiến sĩ lái xe ở chiến trường nay khói lửa bom đạn.
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì?
à Đó là khí thế quyết chiến, quyết thắng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của hậu phương lớn miền Bắc trong thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
* GDQP-AN: Trong chiến tranh, các chiến sĩ công an, bộ đội và thanh niên xung phong phải chịu rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng họ cũng rất sáng tạo và lạc quan, yêu đời, thích nghi với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
+ Hãy nêu nội dung của bài.
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. 

- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
- Đó là những hình ảnh:
* Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
* Ung dung, buồng lái ta ngồi.
* Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
* Không có kính, ừ thì ướt áo.
* Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.
* Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
- Thể hiện qua các câu:
 Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới.
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi  
+ Các chú lái xe rất vất vả, rất dũng cảm.
+ Các chú lái xe thật dũng cảm, lạc quan, yêu đời  
+ Các khó khăn, gian khổ: thiếu thức ăn, nước uống, thuốc men; ngủ dưới những căn hầm ẩm ướt; bị bệnh sốt rét, luôn luôn bị đe doạ tính mạng bởi bom đạn,...
+ Sáng tạo: xe không kính, bếp Hoàng Cầm, lá nguỵ trang, ...
Nội dung: Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
- HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cả bài. Học thuộc lòng 1-2 khổ thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và tự chọn 2 đoạn thơ đọc diễn cảm
- Yêu cầu học thuộc lòng 1- 2 khổ thơ tại lớp
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng tại lớp
- Ghi nhớ nội dung bài thơ
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó

LỊCH SỬ
TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH; 
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức:
- HS biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
* Kĩ năng:
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong.
- Sưu tầm một số chuyện kể về vua Lê Uy Mục và vua Lê Tương Dực
* Định hướng thái độ: Có thài độ phê phán đối với các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn vì quyền lợi của mình mà đẩy nhân dân vào cuộc nội chiến tàn khốc. 
- Định hướng về năng lực:
+ Năng lực nhận thức Lịch sử: Nêu được nguyên nhân của việc chia cắt đất nước; Chỉ được trên lược đồ khu vực chia cắt;
 +Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử: Sử dụng lược đồ tìm hiểu kT bài học .
+Vận dụng KT, KN đã học: 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Lược đồ địa phận Bắc triều- Nam triều và Đàng Ngoài, Đàng Trong.
 + Phiếu học tập của HS.
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (4p)
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2.Khám phá: (30p)
* Mục tiêu:
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút.
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài-Đàng Trong.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm - Lớp
=> Giới thiệu bài: Sau gần 100 năm cai trị đất nước, triều Hậu Lê đã có nhiều công lao trong việc củng cố và phát triển nền tự chủ của đất nước. Tuy nhiên bước sang thế kỉ XVI, triều đình Hậu Lê đi vào giai đoạn suy tàn, các thế lực phong kiến họ Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn nổi dậy tranh giành quyền lợi gây ra chiến tranh liên miên, đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ. Bài học Trịnh- Nguyễn phân tranh hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về giai đoạn lịch sử này. 
- GV ghi tên bài.
HĐ 1: Nhà Hậu Lê đầu thế kỉ XVI
- GV dựa vào nội dung SGK và tài liệu tham khảo mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI:
+ GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI.
- GV giải thích từ “vua quỷ” và “vua lợn”.
- GV chốt KT và chuyển ý: Trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự ra đời của nhà Mạc.
*HĐ 2. Sự ra đời của nhà Mạc và sự phân chia Nam triều, Bắc triều
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK:
+ Trình bày về sự ra đời của nhà Mạc
+ Sự phân chia Nam triều, Bắc triều
- GV giới thiệu về nhân vật lịch sử Mạc Đăng Dung và sự phân chia Nam triều và Bắc triều.
- GV: Đây chính là giai đoạn rối ren, kéo dài trong lịch sử dân tộc. Bắc triều và Nam triều là những thế lực phong kiến thù địch nhau, tìm cách tiêu diệt nhau, làm cho cuộc sống của nhân dân lầm than, đói khổ. Mạc Đăng Dung là 1 quan võ dưới triều nhà Hậu Lê. Năm 1527 Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Hoạt động 3: Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn 
Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 4,làm việc với thông tin trong SGK kết hợp lược đồ trình bày sơ lược:
Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh- Nguyễn
Diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn?
+ Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì?
+ Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào?
 + Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ra sao?
- GV nhận xét và kết luận: Đất nước bị chia làm 2 miền, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Đây là một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc
3. HĐ Luyện tập –vận dụng (1p)

 Cá nhân – Lớp 
+ Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện, Quan lại trong triều thì chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi.Nên đất nước rơi vào cảnh loạn lạc.
Nhóm 2 – Lớp
- HS thảo luận và chia sẻ lớp
 - HS đọc SGK, quan sát lược đồ địa phận Bắc triều – Nam triều vàĐàng Ngoài, Đàng Trong, thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập:
ND CÂU HỎI
TRẢ LỜI
+ Mạc Đăng Dung là ai? 

+ Nhà Mạc ra đời như thế nào?
 
+ Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì ?

 Nam triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? Ra đời như thế nào?

+ Chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào? 


Đại diện một số cặp trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung là một quan võ đã cướp ngôi nhà Lê, lập nên triều Mạc=> Bắc triều
+ Năm 1553, Nguyễn Kim (một quan triều Lê) lập một triều đình nhà Lê ở Thanh Hoá=> Nam triều 
- HS theo dõi SGK và trả lời.
+ Năm 1592, ở nước ta chiến tranh Nam – Bắc triều mới chấm dứt.
+ Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thaybùng nổ.
+ Trong khoảng 50 năm, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần. Cuối cùng lấy sông Gianh làm danh giới chia cắt đất nước.
- Ghi nhớ KT của bài: Đọc nội dung cần ghi nhớ.
Chỉ trên bản đồ Việt Nam vĩ tuyến 17, nơi chia cắt đất nước thành hai miền.
-Viết( nói 2-3 câu) suy nghĩ của em về cuộc sống của nhân dân ta khi đất bước bị chia cắt thành hai miền.
BÀI : CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. MỤC TIÊU: 
*Kiến thức:
- Biết được sơ lược về cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong:
+ Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. 
+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. 
*Kĩ năng: 
- Dùng lược đồ để chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
*Định hướng thái độ:
- Tự hào, khâm phục tinh thần quyết tâm khai phá đất hoang, phá

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_soan_theo_dhptnlhs_tuan_25_nam_hoc_2020_2021.doc