Giáo án Khối 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2020

Luyện từ và câu

 TỪNGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC. DẤU PHẨY

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ (BT1).

 - Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2).

II. Đồ dùng dạy - học: Ba tờ bìa có kẻ sẵn bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ: 5’

Gọi 2 HS làm miệng bài tập 1 và 3 tuần 5. GV nhận xét.

2. Dạy bài mới: 25’

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo, quan sát ô chữ và điền mẫu .

- Cho HS trao đổi theo nhóm GV dán lên bảng 3 tờ bìa có ghi nội dung bài1.

 - GV chỉ bảng, nhắc lại từng b¬ước thực hiện yêu cầu bài tập:

 + Bư¬ớc 1: Dựa theo gợi ý, các em phải đoán đó là từ gì?

 + Bư¬ơc 2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang, mỗi ô tróng ghi một chữ cái.

 + Bư¬ớc 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẻ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột tô màu.

- Tổ chức thi tìm nhanh từ điền vào ô trống.

- Gọi đại diện từng nhóm nêu các từ vừa tìm được.

- HS và GV nhận xét thi đua.

Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. GV h /dẫn HS cách làm bài.

 - HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.

 - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò:5’

 GV dặn HS về nhà tìm thêm và giải các ô chữ trên tạp chí dành cho thiếu nhi.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính:
 48 4 84 2 66 6 36 3 
- Học sinh làm vào bảng con.
- Gv nhận xét, củng cố về cách chia.
Bài 2: Củng cố về cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Học sinh nêu yêu cầu BT. Thảo luận nhóm đôi.
- Muốn tìm của 69kg ta làm thế nào?
- HS nêu cách tính và làm vào vở. Mời đại diện một số nhóm lên bảng chữa bài.
- GV hướng dẫn thêm BT b. Mời 3 em xung phong làm ở bảng.
- Gv nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán và làm vào vở.
- 1 em làm ở bảng phụ trình bày.
- GV nhận xét, chữa bài.
C/ Củng cố, dặn dò:
 - Hs nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học.
Tập đọc
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I/Mục tiêu:
 - Đọc đúng : tựu trường, náo nức, nảy nở.
 - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
 - Hiểu nội dung : Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.(trả lời được câu hỏi trong SGK)
- HS NK thuộc một đoạn văn em thích.
II/Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc.
III/Hoạt động dạy và học:
A/Khởi động : 
Lớp trưởng điều hành: 2 HS đọc lại bài : Bài tập làm văn.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
B/Bài mới : 
1/ Giới thiệu bài: 
Lớp hát bài Đi học, GV cho hs quan sát tranh gtb, nêu mục tiêu bài học.
2/Luyện đọc:
 a) GV đọc diễn cảm toàn bài .
 b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 - Đọc nối tiếp câu trước lớp.
 - Đọc nối tiếp đoạn . Kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng.
 - GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới
 - Đọc từng đoạn trong nhóm. ( Nhóm trưởng điều hành )
3/Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : Hoạt động nhóm 4.
Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm trả lời câu hỏi trong bài.
 - Điều gì gợi tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường ? 
(Vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều làm tác giả nhớ lại buổi tựu trường) 
 - Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn? 
(Vì khi được mẹ đưa đến trường lần đầu tiên, cậu bé (tác giả) thấy thật ngỡ ngàng nên nhìn mọi vật đều thấy khác )
 -Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của HS mới tựu trường ?
4/Học thuộc lòng một đoạn văn :
 - GV chọn đọc một đoạn văn.
 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn.
 - GV nêu yêu cầu : mỗi em cần học thuộc lòng một trong ba đoạn của bài.
 - HS thi đọc thuộc lòng 
C/Củng cố - dặn dò : - Cho HS liên hệ bản thân về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học như thế nào...
- HS nhắc lại nội dung bài học - GVnhận xét giờ học
__________________________
CHIỀU
Tự nhiên và Xã hội
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
 I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. 
- Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.
( Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu).
KNS : Kĩ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình ( trang 24, 25).
- Hình các cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ :
 Lớp trưởng điều hành kiểm tra bài cũ
- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?
- Nêu chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
B/ Bài mới : 
1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Bước 1: Thảo luận nhóm đôi:
- Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Gv gợi ý: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ không hôi hám, không ngứa ngày, không nhiễm trùng.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
* Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:
- Bước 1: Làm việc theo cặp:
Từng cặp HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và nói xem các bạn đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
 + Gọi 1 số lên trình bày trước lớp.
 + HS thảo luận:
Hỏi: Chúng ta làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
 - Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước?
- Gv yêu cầu hs liên hệ xem các em có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu không ?
C. Củng cố dặn dò :
- Gv nhắc lại nội dung bài.
- Dặn hs về nhà thực hiện tốt như bài học. 
- Làm các BT trong vở BT TNXH.
Tiết Đọc thư viện
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
Tin học
TẬP GÕ BÀN PHÍM ( T1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.
- Tự tập luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón tay với phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
II. CHUẨN BỊ:
Học tại phòng máy:
- Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính thực hành, phấn, đồ dùng học tập.
- Học sinh: vở, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ: 
- Nêu cách đặt tay trên bàn phím.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động cơ bản:
- Cách gõ bàn phím bằng ngón tay.
- Em nhắc lại cách đặt tay lên bàn phím máy tính.
- Quan sát hình bên dưới.
- Học sinh luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay giúp em gõ nhanh và chính xác hơn.
- HS điền các chữ còn thiếu vào bảng ( SGK). So sánh kết quả với bạn.
- Em đọc tên phím rồi yêu cầu bạn gõ. Quan sát, nhận xét vị trí đặt tay lên bàn phím của bạn. Em và bạn đổi vai cho nhau.
2. Tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay với phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
- Khởi động và thoát khỏi chương trình Kiran’s Typing Tutor.
( GV hướng dẫn học sinh quan sát nội dung luyện tập trong SGK).
3. Ghi nhớ:
- HS nêu ghi nhớ: 
+ Luôn gõ bàn phím bằng 10 ngón tay đúng cách.
+ Gõ bàn phím bằng 10 ngón tay sẽ giúp em gõ nhanh và chính xác hơn.
C. Củng cố, dặn dò: HS nêu lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2020
Luyện từ và câu
 TỪNGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC. DẤU PHẨY
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ (BT1).
	- Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Ba tờ bìa có kẻ sẵn bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
Gọi 2 HS làm miệng bài tập 1 và 3 tuần 5. GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo, quan sát ô chữ và điền mẫu .
- Cho HS trao đổi theo nhóm GV dán lên bảng 3 tờ bìa có ghi nội dung bài1.
 - GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện yêu cầu bài tập:
 + Bước 1: Dựa theo gợi ý, các em phải đoán đó là từ gì?
 + Bươc 2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang, mỗi ô tróng ghi một chữ cái.
 + Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẻ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột tô màu.
- Tổ chức thi tìm nhanh từ điền vào ô trống.
- Gọi đại diện từng nhóm nêu các từ vừa tìm được.
- HS và GV nhận xét thi đua.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. GV h /dẫn HS cách làm bài.
	- HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
	- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:5’
	GV dặn HS về nhà tìm thêm và giải các ô chữ trên tạp chí dành cho thiếu nhi.
Chính tả
Nghe – viết: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/oeo (BT1); Làm đúng BT(3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động: GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con:
 khoeo chân, giếng sâu, lẻo khoẻo, bỗng nhiên, nũng nịu.
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
	+ Đoạn văn có mấy câu? Cách trình bày các câu thế nào?
- HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Mời 3 nhóm các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài tập (3): - GV chọn cho HS làm BT3a); HS khá giỏi làm cả bài. Giúp HS nắm vững yêu cầu BT.
	- 2 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở nháp.
	- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
	GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
Toán
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu:
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán 
- Làm bài tập 1,2,3.
II/Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ :
- Gọi HS chữa BT 4 - VBT.
- HS làm bài, 
- GV theo dõi, nhận xét.
B/Bài mới :
1/Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
2/Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Hs làm bảng con
- GV nhận xét 
 48 2 84 4 55 5 96 3 
 4 24 8 21 5 11 9 32
 08 04 05 06
 8 4 5 6
 0 0 0 0
Bài 2 : Nhóm 4: Nhóm trưởng điều hành các thành viên làm bài.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm một phần tư của một số, sau đó tự làm bài và chữa bài.
- Đại diện 2 nhóm lên chữa bài. Nêu cách tính.
- Gv nhận xét. của 20 cm là 5cm; của 40 km là 10 km
Bài 3 : Nhóm đôi, TL làm bài vào vở.
- 1 HS đọc bài toán 
- Gọi 1 HS tóm tắt bài toán
- GV hướng dẫn phân tích bài toán, hs làm bài, một em làm ở bảng phụ trình bày.
 Giải :
 My đã đọc hết số trang là:
 84 : 2 = 42 (trang)
 Đáp số : 42 trang
 C/Củng cố - dặn dò : Nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau 
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2020
Toán
PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết số dư phải bé hơn số chia.
- Các bài tập cần làm 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa có chấm tròn ( bộ ĐDDT).
III. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động : 5’ Lớp trưởng điều hành
 2 HS lên bảng đặt phép tính rồi tính: 55 : 5 44 : 4.
 - Cả lớp làm vào vở nháp.- GV nhận xét.
B. Bài mới : 28’
1. Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư
- GV viết lên bảng 2 phép chia: 8 2 và 9 2
rồi gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép chia.
- Nhận xét về đặc điểm của từng phép chia.
- Cho HS kiểm tra lại bằng mô hình chấm tròn.
- GV nêu: *8 chia 2 được 4, không còn thừa, ta nói 8 : 2 là phép chia hết. 
 Viết 8 : 2 = 4. 
*9 chia 2 được 4, còn thừa 1, ta nói 9 : 2 là phép chia có dư, chỉ vào số 1 trong phép chia và nói 1 là số dư. Viết 9 : 2 = 4 (dư 1).
 * Lưu ý: Trong phép chia có dư, số dư phải bé hơn số chia.
2. Thực hành
Bài 1: 
Bài 1 :( Nhóm đôi) HS nêu yêu cầu của bài – HS thảo luận làm vào vở. 
 - Goi 1 số HS lên bảng chữa bài 
 ví dụ: 20 5 15 3 24 4
 20 4 15 5 24 6
 0 0 0 
20 3 28 4 29 6 19 4
18 6 28 7 24 4 16 4
 2 4 5 3
Lưu ý : Số dư bao giờ cũng bé hơn số chia.
Bài 2 : HS nêu yêu cầu của bài toán. TL nhóm 4 làm bài 
Đ
 ví dụ : 32 4 30 6 20 3
S
S
 32 8 24 6 15 5
 0 6 5
 Bài 3: (Nhóm 4) Nhóm trưởng điều hành các bạn tự làm bài rồi chia sẻ trong nhóm.
Đại diện các nhóm báo cáo.
GV và HS nhận xét, chốt kết quả.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một phần bằng nhau của một số.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò: 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
	- Dặn HS về ôn lại các phép chia hết và chia có dư.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA D, Đ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa D, Đ.
	Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ GV kiểm tra vở tập viết của HS.
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ Chu Văn An.
- Cả lớp viết vào giấy nháp. - GV nhận xét sửa sai (nếu có)
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: K, Đ, D.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
- HS tập viết vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Kim Đồng.
- HS đọc tên riêng; - Mời 1-2 HS nói những điều đã biết về anh Kim Đồng. Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong .Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền , quê ở bản Nà Mạ , huyện Hà Quảng , tỉnh Cao Bằng, hi sinh năm 1943, lúc 15 tuổi.
- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ.
- HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung. Con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu, GV hướng dẫn HS viết chữ Dao.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ
- Viết chữ D : 1 dòng .- Viết chữ Đ, K : 1 dòng.- Viết tên Kim Đồng : 1 dòng.- 
Viết câu tục ngữ : 1 lần. 
– HS viết bài.
4. Chấm, chữa bài
C. Củng cố, dặn dò: 5’
 - Nêu một số lỗi Hs thường sai, cần lưu ý.
 - Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập
SÁNG
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2020
Tập làm văn
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
II. Các hoạt động dạy - học:
A/Bài cũ : 
Gọi 2 HS :
 - Gọi HS kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi
 - Nhận xét.
B/ Dạy bài mới:
 1: Giới thiệu bài
 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Gọi 1 HS đọc bài tập đọc đã học.
- GV gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó. 
- HS khá kể mẫu. Cả lớp nhận xét.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
- HS thi kể trước lớp.
Bài tập 2: Một HS đọc YC (Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu).
- GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể.
- HS viết bài, sau đó GV mời 3 – 5 em đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn người viết tốt.
C/ Củng cố, dặn dò.
GV yêu cầu những HS chưa xong bài viết về nhà viết tiếp.
Tự nhiên và xã hội
CƠ QUAN THẦN KINH
I. Yêu cầu cần đạt:
	Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK; Hình cơ quan thần kinh.
III. Các hoạt động dạy - học:
`1.Khởi động: 5’ Lớp trưởng điều khiển 
+ Nêu những việc cần làm để vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
 + GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan thần kinh.
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.
- GV hỏi: Khi chạm tay vào một vật nóng, em phản ứng thế nào? (giật tay lại)
+ Khi gặp trời lạnh, em thấy thế nào? (run, hắt hơi...)
- GV: Tất cả những phản ứng của cơ thể đều do một cơ quan điều khiển. Đó là cơ quan thần kinh.
+ Theo em cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS
- Bây giờ cô muốn các em viết ra giấy những điều em biết về cơ quan thần kinh. Hoạt động này chúng ta làm việc theo nhóm 6. Các nhóm cử nhóm trưởng sau đó các tổ viên nói những điều mình biết về cơ quan thần kinh. Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên bằng cách viết ra giấy. 
- HS viết ra giấy các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- HS các nhóm dán ý kiến lên bảng, GV phân loại và phân tích các điểm giống xếp thành từng nhóm riêng.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi:
- GV yêu cầu các nhóm nêu câu hỏi cho nhau để chất vấn.
- GV nêu câu hỏi để HS đề xuất phương án tìm tòi, thí nghiệm :
+ Theo em làm thế nào để chúng ta có thể biết được cơ quan thần kinh gồm có mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào? 
- HS nêu các phương án.
- GV nhận xét, giúp HS lựa chọn phương án tối ưu.
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi khám phá:
- HS xem tranh vẽ, đọc SGK.
- GV: Chúng ta đã được trải nghiệm điều mình vừa tìm hiểu bây giờ các em bổ sung và hoàn chỉnh lại kết quả .
Bước 5 : Kết luận, rút ra kiến thức.
- HS hoàn thiện xong GV yêu cầu các nhóm dán lại lên bảng phụ. 
- Hướng dẫn HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Cơ quan thần kinh gồm 3 bộ phận: Não, tủy sống và các dây thần kinh. 
- Cho HS nhắc lại và chỉ trên sơ đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của não, tủy sống và các dây thần kinh. (Nhóm 4)
- Cho HS chơi trò chơi "Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
- Khi kết thúc trò chơi hỏi: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi?
- GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi: 
+ Não và tuỷ sống có vai trò gì?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng?
- HS làm việc cá nhân.
- Chia sẻ trong nhóm rồi báo cáo.
- GV kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh ..
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 GV hệ thống lại nội dung bài học, nhận xét tiết học.
	Cho HS liên hệ thực tế có thường luyện tập thể dục, tạo ra không khí thoải mái để tránh các bệnh về hoạt động thần kinh hay không. 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
- Bài tập: 1;2 cột(1,2,4); 3;4.
II. Các hoạt động dạy - học:
1/ Khởi động :
Gọi HS lên thực hiện phép tính sau : 
 47 : 2 ; 36 : 3 
2/Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu
 - GV gọi 4 hs lên bảng làm bài tập, lớp làm vào giấy nháp. 	
 - Nhận xét - chữa bài
 ví dụ : 17 2 35 4 42 5 58 6
 16 8 32 8 40 8 54 9
 1 3 2 4 
Bài 2: (cột 1, 2, 4) yêu cầu đặt tính rồi tính.
 GV ghi bảng cho HS làm phần a) vào bảng con. Phần b) cho HS làm vào vở.
 ví dụ : 32 5 27 4 34 6 32 5
 30 6 24 6 30 5 30 6
 2 3 4 2 
 Khi chữa bài cho HS nhắc lại cách tính.
Bài 3: - HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán rồi giải.
GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải
Số học sinh giỏi lớp đó là:
27 : 3 = 9 (học sinh)
 Đáp số: 9 học sinh.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: B. 2. 
3/ Củng cố, dặn dò
GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện nhân, chia cho thành thạo.
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
	HS tự kiểm điểm để nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt.
II. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
	- Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn.
- HS tự kiểm điểm trước lớp.
- GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: không học bài và chuẩn bị bài ở nhà; quên sách, vở, dụng cụ học tập; một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học,
- Tổ chức bình bầu - xếp loại HS.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 	- Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, tiếp tục rèn chữ viết.
- Phát động thi đua giữa các tổ: Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp, phong trào học tốt,
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
CHIỀU
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH 
VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_3_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.doc