Giáo án Khối 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Tập viết

ÔN CHỮ HOA C (tiếp)

I) Mục đích, yêu cầu:

- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch),V, A (1 dòng).

- Viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn .dễ nghe (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

II)Đồ dùng dạy- học:

A)Bài cũ: 3 HS lên bảng viết: Cửu Long, Công.

B)Bài mới:

1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.

2)Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

a- Luyện viết chữ hoa:

- HS tìm tất cả chữ hoa có trong bài: Ch, V, A, N.

- GV viết mẫu, đồng thời nhắc lại cách viết từng chữ.

- HS tập viết trên bảng con.

b-Luyện viết từ ứng dụng:

- HS đọc từ ứng dụng, GV giới thiệu về Chu Văn An.

- HS tập viết trên bảng con.

c-Luyện viết câu ứng dụng:

- HS đọc câu ứng dụng, GV giúp HS hiểu lời khuyên câu Tục ngữ.

- HS tập viết các chữ trên bảng con: Chim; Ng¬ười.

3)Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.

- GV nêu yêu cầu:

 + Viết chữ Ch : 1 dòng; Chữ V, A : 1 dòng.

 + Viết tên riêng: 1 dòng.

 + Viết câu ứng dụng :(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ

- HS viết bài vào vở, GV chú ý hư¬¬ớng dẫn các em.

4)Nhận xét, chữa bài.

5)Củng cố, dặn dò.

Nhận xét giờ học

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hàng phím trên.
- Hàng phím cơ sở.
- Hàng phím dưới.
- Hàng phím dưới cùng.
- Hai phím cơ sở ( F – J).
b) Quan sát bàn phím máy tính, điền tiếp các số và chữ cái còn thiếu trên các hàng phím rồi so sánh kết quả với bạn.
3. Cách đặt tay lên bàn phím máy tính.
- Hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn phím. Hai ngón trỏ đặt trên hai bàn phím có gai ( F,J), hai ngón cái đặt trên phím cách, các ngón khác đặt nhẹ trên các phím như hình.
- HS nêu nội dung ghi nhớ SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK rồi báo cáo kết quả làm được.
C. Củng cố, dặn dò: HS nêu lại nd bài học. GV hướng dẫn học sinh tắt máy. Nhận xét tiết học.
_________________________
Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020.
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
- Bài tập cần làm: BT1; BT2(a,b); BT3; BT4.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 Mô hình mặt đồng hồ bằng nhựa
III/ Các hoạt động dạy- học:
A/ Kiểm tra bài cũ: Lớp trưởng điều hành.
Gọi 2 HS: HS1 đặt tính rồi tính: 46 x 2
 HS2 làm BT2 (tiết trước)
Nhận xét
B/ Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu
- Gọi 2 hs lờn bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp.
- Khi chữa bài cho HS nêu lại cách thực hiện ( tính từ phải sang trái).
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- GV ghi bảng, cho HS làm lần lượt vào bảng con.
- Khi chữa bài cho HS nêu lại cách đặt tính và tính
Bài 3: (Nhóm 4)
Một HS đọc bài toán
- GV hỏi: Một ngày có mấy giờ?
- Một nhóm HS làm trên bảng phụ, các nhóm khác làm vào vở
 - Nhận xét, chữa bài: Đáp số: 144 giờ.
Bài 4: HS nêu yêu cầu
 GV sử dụng mô hình đồng hồ, gọi lần lượt từng HS lên quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng thời gian yêu cầu.
Bài 5: GV hướng dẫn HS có năng khiếu làm bài.
 GV ghi bảng cho hs thi nối nhanh.
C/ Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét giờ học.
_________________________
Chính tả (Nghe-viết)
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chímh tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bt (2) a/b.
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3). 
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Bài cũ : - Lớp trưởng điều hành: 2 HS lên bảng viết: 
 - Loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại , nâng niu.
 - Nhận xét.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2/ Hướng dẫn HS nghe viết:
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Một HS đọc đoạn văn cần viết chính tả:
 + Đoạn văn này kể chuyện gì? (tan học chú lính nhỏ rủ viên tướng ra sửa lại hàng rào, viên tướng không nghe và chú quả quyết bước về phía vườn trường mọi người ngạc nhiên và bước nhanh theo chú 
b) Hướng dẫn trình bày: 
 + Đoạn văn trên có mấy câu? 
 + Những chữ nào trong đoạn được viết hoa?
+ Lời của nhân vật được viết như thế nào? (lời của nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng và dấu gạch ngang)
+Trong đoạn văn có những dấu câu nào?
c)Hướng dẫn viết từ khó 
- GV đọc các từ khó cho HS viết vào vở nháp 
 - HS viết nháp: Quả quyết, viên tướng, sững lại.
d- GV đọc bài cho HS viết vào vở
- HS viết bài vào vở 
e)Soát lỗi : GV đọc lại bài cho hS soát lỗi 
c- Nhận xét, chữa bài.
3/ Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài tập1(a): Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng.
 2-3 HS đọc kết quả bài làm.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu bài, HS làm bài vào vở.
- GV mời 9 HS nối tiếp nhau nêu cho đủ 9 chữ và tên chữ.
- Gọi HS nhìn bảng đọc 9 chữ và tên chữ đã điền đầy đủ.
4/ Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét giờ học
_________________________
Tập đọc
CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT.
I) Mục đích, yêu cầu:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Thấy được tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và của câu nói chung.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II)Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài học.
III) Hoạt động dạy và học:
A)Kiểm tra bài cũ:
 Lớp trưởng điều hành.
- HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Người lính dũng cảm.
- Nhận xét
B)Bài mới:
1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2)Luyện đọc:
a) GV đọc bài với giọng hơi nhanh. Chú ý lời các nhân vật:
b) Hướng dẫn HS luyện đọc. kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu: 
+ HS đọc nối tiếp từng dòng thơ.
+ GV hướng dẫn hs đọc đúng các tiếng, từ khó.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. GV giúp hs hiểu nghĩa các từ mới được chú giải cuối bài.
- Thi đọc giữa các nhóm
3)Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm cả bài trao đổi để trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Đại diện nhóm trả lời 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại theo từng câu hỏi:
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? (..để bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng, Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất buồn cười)
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? (Cuộc họp đề nghị anh Dấu Chấm mỗi khi Hoàng định chấm câu thì nhắc Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa).
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4, yêu cầu các nhóm trao đổi, tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cuộc họp theo ý a, b, c, d.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
4)Luyện đọc lại:
- GV mời 1 vài HS, mỗi nhóm 4 em, tự phân vai (người dẫn chuyện , bác chữ A, đám đông, dấu chấm, đọc lại chuyện.)
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhóm đọc hay nhất.
5)Củng cố, dăn dò:
- Nhận xét giờ học
- GV nhấn mạnh vai trò của dấu chấm câu.
__________________________
Đạo đức
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (T1)
I/ Mục tiêu: HS hiểu.
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy việc việc của mình ở nhà , ở trường.
- Dành cho HS NK: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. 
- KNS: Lập kế hoạch tự làm lấy cụng việc của bản thân.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạt: Phiếu thảo thuận nhóm.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/Khởi động : Lớp trưởng điều hành trả lời câu hỏi
- Thế nào là giữ lời hứa?
 - Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
- GV nhận xét.
B/ Bài mới : 
1. GTB:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống:
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài giải sẵn cho Đại chép.
- Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- HS thảo luận nêu cách xử lý đúng.
- GV kết luận: Nên tự làm lấy việc của mình....
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận: Điền những từ tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chổ trống:(nội dung BT2).
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nêu kết luận.
* Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống cho HS xử lý (phiếu học tập cá nhân).
- HS suy nghĩ cách giải quyết.
- Một vài HS nêu cách xử lý của mình.
- GV kết luận.
* Hướng dẫn thực hành:
- Tự làm lấy việc của mình ở trường , ở nhà.
- Sưu tầm chuẩn bị cho tiết 2.
_________________________
Thứ Tư, ngày 21 tháng 10 năm 2020
Luyện từ và câu
SO SÁNH
I)Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém(BT1).
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2
- Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh(BT3,BT4)
II)Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III)Hoạt động dạy và học:
A)Bài cũ : Lớp trưởng điều hành
- Nhóm đôi 2 HS làm lại BT 3: Đặt câu theo mẫu ai là gì?
- Nhận xét. 
B)Bài mới:
1)Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
2)Hướng dẫn làm bài tập:
BT1: 2 HS đọc nội dung BT1, HS làm bài vào vở nháp.
- GV mời 3 HS lên bảng làm bài.
a) - Cháu khỏe hơn ông nhiều ! (so sánh hơn kém)
 Ông là buổi trời chiều 
 Cháu là ngày rạng sáng (so sánh ngang bằng nhau)
b)Trăng khuya sáng hơn đèn (so sánh hơn kém)
c) Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (so sánh hơn kém)
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .( so sánh ngang bằng)
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. GV giúp HS phân loại so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
BT2.Nhóm đôi: - 1HS đọc yêu cầu bài.
- HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ, GV mời 3 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân các từ đó.
a) hơn
b) hơn
c) chẳng bằng, là
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài 
- GV hướng dẫn HS làm 
GV mời HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
 Quả dừa - Đàn lợn con.
 Tàu dừa - Chiếc lược.
- Hình ảnh so sánh trong BT3 khác gì với cách so sánh của các hình ảnh trong BT1? (không có từ so sánh, chúng được nối với nhau bởi dấu gạch ngang 
Bài 4: TL nhóm 4, nhóm trưởng điều hành.
2 HS đại diện 2 nhóm lên thi điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Ví dụ: Tựa, như là, tựa như, như thế....
3)Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại những nội dung vừa học. - GV nhận xét giờ học.
____________________________
Anh
____________________________
Toán
BẢNG CHIA 6
I) Mục tiêu: 
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6 ).
- BT: 1;2;3.
II) Đồ dùng dạy học: 
 Bộ đồ dùng dạy toán.
III) Hoạt động dạy và học:
A) Bài cũ : Lớp trưởng điều hành
- HS đọc thuộc bảng nhân 6 theo hình thức truyền điện.
- 2HS làm bài.
Đặt tính rồi tính: 49 2 ; 27 5 ; 15 6
- GV nhận xét.
B) Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Lập bảng chia.
 - HS thực hành trên bộ đồ dùng dạy học toán.
 + Cho HS lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. 
GV hỏi:
 6 lấy 1 lần được mầy? (6) viết bảng 6 1 = 6
- Lấy 6 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm 6 (chấm tròn) thì được mấy nhóm? ( 1 nhóm) 
 6 : 6 =1.
- HS lấy 2 tấm bìa, GV làm tương tự như trên để có : 
12 : 6 = 2
- Làm tương tự với: 
6 3 =18 = 18 : 6 = 3.
- Sau đó HS dựa vào kết quả phép nhân để lập bảng chia 6.
3) Thực hành 
Bài 1: HS tính nhẩm nêu kết quả
Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính
- HS và Gv nhận xét - chữa bài 
Ví dụ : 6 6 = 36 6 9 = 54 6 8 = 48
 36 : 6 = 6 54 : 6 = 9 48 : 6 = 8
Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2 :Tính nhẩm
- Nhóm đôi HS tự làm vào vở- Gọi 3 HS lên bảng làm 
- Nhận xét chữa bài 
Ví dụ :16 : 4 = 4 18 : 3 = 6 24 : 6 = 4
Bài 3 : Nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tìm hiểu bài để giải bài toán.
- HS đọc bài toán 
- Bài toán cho biết gì ? (Có 48 cm dây đồng, được cắt làm 6 đoạn bằng nhau)
- Bài toán hỏi gì ? (Mồi đoạn dây dài bao nhiêu xăng-ti-mét)
- HS suy nghĩ và làm bài vào vở 
- Đại diện một nhóm chữa bài.
Bài giải
Mỗi đoạn dây đồng dài là:
48 : 6 = 8(cm)
Đáp số : 8 cm
C) Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc lại bảng chia 6
- HS về nhà học thuộc bảng chia
____________________________
Chính tả (nghe –viết)
MÙA THU CỦA EM
I) Mục đích, yêu cầu:
- Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2)
- Làm đúng BT(3)a 
II)Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III)Hoạt động dạy và học:
A)Bài cũ: Lớp trưởng điều hành
3 HS lên bảng viết: Hoa lựu, lũ bướm, lơ đãng. 
- Gọi HS đọc thuộc 27 chữ cái đã học
B)Bài mới:
1)Giới thiệu bài:
2)Hướng dẫn HS tập chép:
a)Trao đổi về nội dung bài thơ:
 GV đọc bài thơ, 2 HS nhìn bảng đọc lại bài.
- Mùa thu thường gắn với những gì? (Mùa thu gắn với hoa cúc, cốm mới, rằm Trung thu và các bạn HS sắp đến trường)
b)Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ viết theo thể thơ nào? (Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ)
- Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ? (Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có một dòng thơ)
- Tên bài thơ viết ở vị trí nào? (Tên bài thơ viết chính giữa trang vở)
- Những chữ nào trong bài thơ viết hoa?
- HS tập viết chữ khó vào nháp.
b) GV đọc cho hs viết bài vào vở.
c) Nhận xét, chữa bài.
3)Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài tập 2: (Cá nhân)
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài:
 a- Sóng vỗ oàm oạp.
 b- Mèo ngoạm miếng thịt.
 c- Đừng nhai nhồm nhoàm.
Bài tập 3:(Nhóm đôi) - 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào vở - Gọi 1 số HS trả lời
- Nhận xét kết quả đúng nghĩa như sau
+ Giữ chặt trong lòng bàn tay:(nắm) 
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n ,có
+ Rất nhiều (lắm)
+ Loại gạo thường dùng để thổi xôi, làm bánh(nếp)
C/Củng cố - dặn dò :
Nhận xét giờ học 
_____________________________
Sáng:
Thứ Năm, ngày 22 tháng 10 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP
I)Mục tiêu:
- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6)
- Biết xác định 1/6 của một hình đơn giản.
- Bài tập cần làm: BT1; 2; 3; 4.
II) Hoạt động dạy và học:
A)Bài cũ :
 Lớp trưởng điều hành: đọc bảng chia 6.
Hỏi 1 số phép tính trong bảng chia 6.
B)Bài mới:
1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: (Cá nhân) 
- Củng cố cho HS mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Ví dụ : 6 6 = 36 6 7 = 42 18 : 6 = 3
 36 : 6 = 6 	42 : 6 = 7 3 6 = 18
Bài 2: HS nêu miệng kết quả tính nhẩm ( củng cố bảng chia 6 ).
Bài 3: ( Nhóm đôi) - Gọi 1 HS đọc đề toán 
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài 
- HS làm vào vở - 1 HS lên bảng làm - Chữa bài 
Bài giải
Mỗi bộ quần áo may hết số mét vải là :
18 : 6 = 3 (m)
 Đáp số : 3 m
- Tại sao để tìm số mét vải may mỗi bộ quần áo em lại thực hiện phép chia 
18 : 6 = 3 (m)? 
Bài 4: nhúm 4, nhóm trưởng điều hành
Cung cấp cho HS biết 1/6 của 1 hình
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ? (Tìm hình nào dã được tô màu 1/6 hình 
- Yêu cầu HS quan sát và tìm hình đã được chia thành 6 phần bằng nhau.(Hình 2 và hình 3 đã được chia thành 6 phần bằng nhau)
III)Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
______________________________
Âm nhạc
___________________________
Tập viết
ÔN CHỮ HOA C (tiếp)
I) Mục đích, yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch),V, A (1 dòng).
- Viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn .dễ nghe (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II)Đồ dùng dạy- học: 
A)Bài cũ: 3 HS lên bảng viết: Cửu Long, Công.
B)Bài mới:
1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục tiêu bài học.
2)Hướng dẫn HS viết trên bảng con:
a- Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm tất cả chữ hoa có trong bài: Ch, V, A, N.
- GV viết mẫu, đồng thời nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết trên bảng con.
b-Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng, GV giới thiệu về Chu Văn An.
- HS tập viết trên bảng con.
c-Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng, GV giúp HS hiểu lời khuyên câu Tục ngữ.
- HS tập viết các chữ trên bảng con: Chim; Người.
3)Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Ch : 1 dòng; Chữ V, A : 1 dòng.
 + Viết tên riêng: 1 dòng.
 + Viết câu ứng dụng :(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ 
- HS viết bài vào vở, GV chú ý hướng dẫn các em.
4)Nhận xét, chữa bài. 
5)Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học
______________________________
Chiều: 
Tiếng Anh
______________________________
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH
VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (TIẾT 1)
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh
- Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng theo đúng qui trình kĩ thuật
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán
II/ Chuẩn bị:
- GV: + Mẫu lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy thủ công
	+ Giấy thủ công, giấy nháp, kéo, hồ dán, bút chì,...
	+ Tranh qui trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng
	- HS : + Giấy thủ công màu đỏ, vàng
	+ Kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ,....
III/ Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS
3. Bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
a) Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu:
* Cho HS quan sát mẫu lá cờ đỏ sao vàng, yêu cầu HS nhận xét:
+ Nêu cấu tạo của lá cờ đỏ sao vàng?
- Lá cờ đỏ sao vàng có hình chữ nhật, nền màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh
+ Nhận xét ngôi sao vàng?
- Ngôi sao vàng có 5 cánh bằng nhau
+ Vị trí ngôi sao như thế nào?
- Ngôi sao được dán ở chính giữa hình chữ nhật, màu đỏ, một cánh của ngôi sao
hướng thẳng lên cạnh dài phía trên của hình chữ nhật.
+ Nhận xét độ dài, chiều dài, chiều rộng, kích thước ngôi sao?
- Chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, đoạn thẳng nối 2 đỉnh của 2 cánh ngôi sao đối diện nhau có độ dài bằng 1/2 chiều rộng hoặc 1/3 chiều dài của lá cờ
+ Nêu ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng?
* Là lá quốc kì của nước Việt Nam, mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng, thường treo vào ngày 2/9....
+ Vật liệu làm cờ thật bằng gì?
- Làm bằng vải hoặc giấy màu
* Giới thiệu: Trong thực tế, cờ đỏ sao vàng được làm theo nhiều kích thước khác nhau. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu sử dụng có thể làm lá cờ bằng vật liệu, kích cỡ phù hợp
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
B1: Gấp giấy để dán ngôi sao
- Chọn giấy thủ công màu gì để cắt ngôi sao
- Lấy tờ giấy màu vàng, cắt hình vuông có cạnh 8 ô, gấp làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O ở giữa, được hình 1
- Gấp đôi hình vuông theo cạnh bằng 2 phần bằng nhau. Đánh dấu điểm D cách C 1ô
Gấp cạnh OA theo đường dấu gấp sao cho OA trùng OD
- Gấp đôi H4 được H5
B2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh
- Đánh dấu 2 điểm trên hai cạnh dài của hình tam giác ngoài cùng. Điểm I cách điểm O 1 ô rưỡi, điểm K nằm trên cạnh đối diện và cách điểm O 4 ô. 
- Kẻ nối 2 điểm, cắt theo đường kẻ, mở ra được ngôi sao 5 cánh.
B3: Dán ngôi sao vào tờ giấy màu đỏ hình chữ nhật để được lá cờ
- Cắt tờ giấy thủ công màu đỏ chiều dài 21 ô, rộng 14 ô để làm cờ. Gấp tờ giấy hình chữ nhật làm 4 phần bằng nhau lấy điểm giữa.
- Đặt điểm giữa của ngôi sao vàng vào điểm giữa của hình chữ nhật, 1 cánh ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên
- Bôi hồ dán, dán
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước
c) Tổ chức cho HS thực hành nháp
- GV giúp đỡ những HS còn yếu
4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét sản phẩm nháp, tiết học thái độ học
___________________________
Tin
 BÀN PHÍM MÁY TÍNH ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được khu vực chính của bàn phím máy tính.
- Chỉ ra được các vị trí của các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy tính.
- Biết đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
Học tại phòng máy:
- Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính thực hành, phấn, đồ dùng học tập.
- Học sinh: vở, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Ổn định lớp.
 - Kiểm tra phần mềm Netop School.
- HS nêu lại nội dung ghi nhớ bài trước.
B. Hoạt động thực hành: 
HS nêu tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím máy tính em đang sử dụng.
- Hàng số
- Hàng phím trên.
- Hàng phím cơ sở.
- Hàng phím dưới.
- Hàng phím dưới cùng.
- Hai phím cơ sở ( F – J).
Nêu cách đặt tay lên bàn phím máy tính.
- Hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn phím. Hai ngón trỏ đặt trên hai bàn phím có gai ( F,J), hai ngón cái đặt trên phím cách, các ngón khác đặt nhẹ trên các phím như hình.
* Trò chơi gọi tên hàng phím:
Một bạn đọc tên một phím thuộc khu vực chính, bạn kia phải nói tên hàng phím có phím đó. Mỗi kết quả đúng được 1 điểm. Sau 10 lần đọc hai bạn đổi vai cho nhau.
C. Hoạt động ứng dụng mở rộng:
1. Quan sát cách đặt tay lên bàn phím máy tính trong 2 hình SGK và nhận xét đúng sai, giải thích.
2. Quan sát bạn bên cạnh và nhận xét cách đặt tay lên bàn phím máy tính của bạn, nhận xét, nếu sai em sửa giúp bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài học ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
___________________________ 
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2020
Tập làm văn
ÔN: NGHE - KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI
I /Mục đích, yêu cầu:
- Luyện tập kĩ năng nghe kể câu chuyện: Dại gì mà đổi, kể một cách tự nhiên, giọng kể hồn nhiên, lưu loát.
- Rèn kĩ năng viết kể về gia đình một cách đơn giản 
II/ Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Lớp trưởng diều hành một số cặp đôi kể về gia đình mình.
- Gv nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu 
2. Kể chuyện: Dại gì mà đổi 
- HS đọc yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý 
- Cả lớp quan sát tranh minh họa, đọc thầm các câu hỏi gợi ý 
- Một HS khá kể lại cả câu chuyện 
- HS thi kể lại câu chuyện, GV nêu câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện.
+ Truyện này buồn cười ở chỗ nào?
+ Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời như thế nào?
Vì sao cậu bé trả lời như vậy?
Bạn này kể xong, bạn kia nhận xét 
- GV tuyên dương những bạn kể h

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_3_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc