Giáo án Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

CHÍNH TẢ

Tiết 04: ÔNG NGOẠI

I. Mục tiêu

- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.

- Tìm và viết đúng 2 -3 tiếng có vần khó oay ( BT2).

- Làm đúng BT3 a/b.

II. Đồ dùng

VBT

III. Hoạt động dạy học

1. Bài cũ: ( 4’)

- HS viết bảng con: thửa ruộng, dạy bảo, giao việc .

- GV nhận xét.

2. Giới thiệu:(1')

- GV giới thiệu bài trực tiếp

- HS lắng nghe.

3. Bài mới:

 HĐ1: Hư¬ớng dẫn HS nghe viết: (18’)

MT: Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.

Cách tiến hành:

- GV h¬ướng dẫn HS chuẩn bị:

- 2- 3 HS đọc đoạn văn.

- GV hỏi: + Đoạn văn gồm mấy câu?

 + Những chữ nào trong bài viết hoa?

- HS trả lời – GV nhận xét.

- HS đọc đoạn văn, ghi các tiếng khó vào bảng con.

 Ví dụ: vắng lặng, loang lổ, trong trẻo, gõ thử.

- GV đọc cho HS viết bài vào vở.

- GV Chấm, nhận xét

HĐ2: Hư¬ớng dẫn HS làm BT chính tả: (10’)

MT: Tìm và viết đúng 2-3 tiếng có vần oay; Phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi.

Cách tiến hành:

Bài 1: Tìm tiếng có vần oay

1 HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài vào vở BT.

- GV chia bảng lớp thành 3 cột, mời các nhóm chơi trò chơi tiếp sức. Mỗi em lên bảng viết 1 tiếng có vần “ oay’’ rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian qui định, cả nhóm ngừng viết.

- Cả lớp và GV nhận xét.

Bài 2: Điền phụ âm r/d/gi.

- GV ghi bảng, mời 3 HS đại diện lên bảng thi giải nhanh BT.

- Cả lớp và GV nhận xét:

Sân – nâng – chuyên cần/ cần cù/ cần mẫn

3. Củng cố - dặn dò: (2’)

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a VBT một số học sinh.
- GV nhận xét
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài trực tiếp.
Hoạt động 1: Thực hành. (10’)
MT: Biết được rằng tim luôn luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể.
- Bước 1: Làm việc cả lớp: GV hướng dẫn HS.
+ Áp tai vào ngực bạn dể nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong vòng 1 phút.
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái , đếm số mạch đập trong 1 phút.
- Bước 2: Làm việc theo cặp.
Từng cặp HS thực hành như hướng dẫn trên.
- Bước 3: Làm viêc cả lớp.
+ Các em nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình?
+ khi đặt mấy ngón tay lên cổ tay mình, em cảm thấy gì không?
+ Một số nhóm trình bày kết quả.
Kết luân: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu 2 vòng tuần hoàn (20’)
MT: Biết được tim luôn co bóp đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn...
- GV treo tranh: Sơ đồ vòng tuần hoàn.
- Làm việc theo nhóm.
+ Chỉ động mạch, tĩnnh mạch, mao mạch trên sơ đồ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
Bước 1: Gv nêu vấn đề
- Các em đã tìm hiểu tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Vây để thực hiện được điều đó tim thự hiện 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
+ Đường đi và chức năng của vòng tuần hoàn lớn? 
+ Đường đi và chức năng của vòng tuần hoàn lớn? 
Bước 2: HS bộc lộ hiểu biết ban đầu
- HS làm việc cá nhân: Viết hoặc vẽ vào vở
- HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV ghi bảng
Bước 3: Nêu câu hỏi thắc mắc và tìm phương án 
- HS nêu các câu hỏi thắc mắc
- GV ghi bảng
+ Có phải vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa nhiều o-xi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể sau đó nhận khí các-bô-níc, chất thải trở về tim?
+ Bạn có chắc vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô xi và thải khí các-bo-níc rồi trở về tim?........
- GV: Để trả lời cho những câu hỏi này chúng ta sẽ làm gì?
- HS nêu phương án tìm hiểu: 
+ Quan sát tranh
+ Xem sách giáo khoa
+ Tìm hiểu trên mạng
- Gv chốt phương án: Quan sát tranh
Bước 4: HS thực hành
- HS quan sát nhóm 4 
+ Chỉ và nói đường đi của vòng tuần hoàn nhỏ. Nêu chức năng?
+ Chỉ và nói đường đi của vòng tuần hoàn lớn. Nêu chức năng?
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
Bước 5: Đối chiếu so sánh 
- GV kết luận
Kết luận: Tim luôn co bóp đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn
+ Vòng tuần hoàn lớn: đưa máu chứa nhiều ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các bô níc rồi trở về tim.
- Các nhóm đối chiếu so sánh với dự đoán ban đầu.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
.
Buổi chiều:
.TỰ HỌC
HOÀN THÀNH VÀ NÂNG CAO KIẾN THỨC NHÂN, CHIA TỪ 2,3,4,5
I. Mục tiêu
- HS thuộc bảng nhân, chia và áp dụng vào tính toán một cach thành thạo
*HS khá, giỏi: Làm được một số bài nâng cao.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài(3')
- GV nêu MĐ, YC của bài
- HS lắng nghe
2. Ôn bảng nhân, chia (30')
MT: HS thuộc bảng nhân, chia và áp dụng vào tính toán một cach thành thạo
*HS khá, giỏi: Làm được một số bài nâng cao.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 9 nhóm
- Nhóm trưởng kiểm tra bảng nhân, chia của một số bạn
- Những bạn chưa thuộc tiếp tục học.
- Những HS thuộc làm một số bài tập bổ sung
Bài 1: Tính
4 x 7 =	 16 : 4	=	 4 : 4 = 
3 x 9 =	 45 : 5 = 6 : 4 = 
5 x 6 =	24 : 3 = 28 : 4 =
2 x 8 =	14 : 2 = 36 : 4 =
Bài 2: Tính
 27 : 3 + 18 	 b. 32 : 4 + 15 
 c. 4 x 8 + 124	 d. 5 x 9 – 9
Bài 3: Một tòa nhà cao 7 tầng, mỗi tầng có 5 phòng. Hỏi tòa nhà đó có tất cả bao nhiêu phòng?
Bài 4: Có 4 thùng nước mắm, mỗi thùng có 100 lít nước mắm
a. Hỏi có tất cả bao nhiêu lít nước mắm?
b. Nếu số lít nước mắm đó chứa đều vào 2 thùng to thì mỗi thùng có bao nhiêu lít nước mắm?
Bài 5: Tìm X
a. X – 458 = 24 : 4	b. 38 + X = 5 x 5
- HS làm bài cá nhân vào vở
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
3. Củng cố, dặn dò:( 2')
- GV nhận xét chung tiết học
.............................................................
(Dạy tiết 2 lớp 2B và dạy tiết 2 chiều thứ 6 lớp 2A)
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VỀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN THIẾU NHI
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu về nhận nhân vật trong truyện.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin trong thư viện.
- Giúp HS ham học, có thói quen tìm hiểu.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách truyện thiếu nhi
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhân vật trong truyện(15')
Mục tiêu: Đọc và tìm hiểu nhân vật có trong truyện
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu tìm hiểu nhân vật
+ Câu chuyện có những nhân vật nào? nhân vật đó tên là gì? 
- Quan sát, hướng dẫn, gợi ý, trò chuyện với học sinh.
 Hoạt động 2: Chia sẻ nội dung câu chuyện( 15')
 Mục tiêu: - Tìm hiểu nội dung và chia sẻ nội dung câu chuyện
Cách tiến hành:
- HS nêu lại nội dung chính của câu chuyện em vừa đọc.
Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Theo dõi - giúp đỡ.
- Nhận xét - tuyên dương.
Hoạt động 3: Tổng kết - Dặn dò:(5')
- Nhận xét tiết học, Rút kinh nghiệm.
Thứ tư, ngày 2 tháng 10 năm 2019
TOÁN
 Tiết 18: BẢNG NHÂN 6 
I. Mục tiêu
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
- HT các bài tập 1, 2, 3
II. Chuẩn bị: 
Bộ đồ dùng học toán: các tấm bìa, mỗi tấm 6 chấm tròn 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (4’)
- 3 em lên bảng đọc bảng nhân 5
- GV nhân xét 
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1')
GV giới thiệu bài trực tiếp
HĐ 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 6 (7’)
MT: Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Cho HS Q/S 1 tấm bìa có 6 chấm tròn
- 6 chấm tròn được lấy mấy lần?
- GV: 6 được lấy 1 lần ta viết 6 x 1= 6( HS nêu lại)
- Tiến hành tương tự với những phép nhân còn lại 
HĐ2: Hướng dẫn đọc thuộc bảng nhân 6 (5’)
- Cho HS đọc thuộc bảng nhân 6 và đếm thêm từ 6- 60
 6 x 1 = 6 6 x6 = 36
6 x2 = 12 6 x 7 = 42
6 x3 = 18 6 x 8 = 48
6 x4 = 24 6 x9 = 54 
6 x10 = 60 6 x10 = 60
6 x5 = 30
HĐ3: Thực hành (20’)
MT: Vận dụng được
 bảng nhân 6 trong giải bài toán có phép nhân.
Bài 1: 
- HS nêu y/c BT1: Tính nhẩm 
- GV y/c HS làm bài 
- HS làm bài vào vở.
- HS đứng tại chỗ nêu kết quả nối tiếp
- HS nhận xét. GV chốt lại
6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x 10 = 60
6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12 0 x 6 = 0
6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 7 = 42 6 x 0 = 0
Bài 2
- HS nêu y/c BT2: Giải bài toán có lời văn
- Y/c HS đọc và phân tích bài toán. Làm vào vở.
- 1em lên bảng tóm tắt rồi giải 
- GV chấm 1 số bài
- HS nhận xét. GV chốt lại
 Bài giải 
 Số lít dầu của 5 thùng là:
 6 x 5 = 30 (l)
 Đáp số: 30 l dầu
Bài 3
- HS nêu y/c BT3: Đếm thêm 6 và viết vào chỗ chấm 
- HS làm bài vở 
- 1 em lên bảng làm.
- HS nhận xét. GV chốt lại
6
12
18
24
30
36
42
48
54
60

3. Củng cố dặn dò:
- GV gọi 2 em lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6 
- GV nhận xét tiết học
..............................................................
TẬP ĐỌC
ÔNG NGOẠI
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng các kiểu câu ; bước đầu Phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật
- Hiểu ND: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông- người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học ( trả lời các câu hỏi trong SGK)
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ (4’)
- HS lên bảng kể lại câu chuyện: Người mẹ 
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
3. Bài mới
 HĐ1: Luyện đọc (15’)
MT: Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu Phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
a. GV đọc bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài :
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài .
- HS tìm hiểu nghĩa từ: loang lổ. Tập đặt câu với từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm đọc – Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét.
HĐ2: Tìm hiểu bài (10’)
MT: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học.
Cách tiến hành 
- HS đọc bài thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp? (Trời sắp vào thu, không khí mát dịu; trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.)
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào? (Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi mua vở, chọn bút,..)
+ Tìm những hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường? (Ông chậm rãi nhấn từng nhịp bước chân trên chiếc xe đạp cũ/ Ông dẫn bạn nhỏ lang thang khắp các căn lớp trống trong cái vắng lặng của ngôi)
+ Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên? (vì ông là người dạy bạn những chữ cái đầu tiên, người dẫn bạn đến trường và cho bạn gõ thử vào)
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận từng ý
- GV hỏi: + Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn này thế nào?
- HS trả lời – GV kết luận:
Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông- người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm (5’)
MT: Phân biệt được lời dẫn chuyện với lời nhân vật
Cách tiến hành
- GV chọn đọc diễn cảm một đoạn văn: 
 “ Thành phố sắp vào thu.... đầu tiên của tôi “
- HS đọc diễn cảm đoạn văn theo nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời.
- 2 HS thi đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về đọc lại bài.
.............................................................
TẬP VIẾT
Tiết 04: ÔN CHỮ HOA C
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa C ( 1 dòng ), L, N ( 1 dòng) ; viết đúng tên riêng Cửu Long ( 1 dòng) và câu ứng dụng: 
 Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra’’ ( 1 dòng) bằng chứ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng
 Chữ mẫu, chữ tên riêng. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ (3’)
- GV Y/C HS viết bảng con chữ Bố Hạ , Bầu, Tuy
- HS viết – GV nhận xét
2. Giới thiệu bài:(1) 
- GV nêu MĐ, YC của bài
3. Bài mới
 HĐ1: HD viết trên bảng con (10’) 
MT: Viết đúng chữ hoa C, L, N ; viết đúng tên riêng Cửu Long
Cách tiến hành:
a) Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : C, L, S, N.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS tập viết trên bảng con.
b) HS viết từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Cửu long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở nam bộ.
- GV hướng dẫn cách viết từ ứng dụng





- HS tập viết lên bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng:
 Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 - GV giúp HS hiểu.
- HS tập viết trên bảng con các chữ: Công, Thái Sơn, Nghĩa.
 HĐ2: HS viết vở (20’)
MT: Viết đúng, viết đẹp chữ hoa C, L, S, N; viết đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ. 
Cách tiến hành:
- Viết chữ C: 1 dòng; Viết chữ L, N : 1 dòng.
- Viết tên riêng: Cửu Long: 2 lần.
- Viết câu ca dao: 2 lần.
- HS viết bài vào vở , GV theo dõi, hướng dẫn thêm
3. Củng cố dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chưa viết xong về viết tiếp.
Thứ năm, ngày 3 tháng 10 năm 2019
TOÁN
Tiết 19: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 HS:- Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- HT các BT 1,2,3,4.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (3’)
- HS nối tiếp lên bảng đọc bảng nhân 6 
- GV nhận xét
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:(2')
GV liên hệ bài cũ giới thiệu bài
 Thực hành 
Bài 1: (8’)
MT: HS thuộc bảng nhân 6
- HS nêu y/c BT1: Tính nhẩm 
- GV y/c HS làm bài 
- HS làm bài vào vở
- HS đứng tại chỗ nêu kết quả nối tiếp 
- HS nhận xét. GV chốt lại
Bài 2 (8’)
Mt: HS vận dụng bảng nhân 6 thực hiện các phép tính trong dãy
- HS nêu y/c BT2: Tính
- GV ghi bảng: 
6 x 9 + 6 = 54 + 6
 = 50 
- 1 em đứng tại chỗ nêu cách làm
- Gv nhận xét
- HS làm bài làm bài vào vở câu b,c. HS lên bảng chữa bài.
b. 6 x 5 + 29 = 30 + 29 c. 6 x 6 + 6 = 36 + 6
 = 59 = 42 
Bài 3 (8’)( HS làm bài vào vở)
Mt: Vận dụng bảng nhân 6 vào giải toán
- HS nêu y/c BT3: Giải bài toán có lời văn
- Y/c HS đọc và phân tích bài toán
- 1em lên bảng tóm tắt rồi giải 
- GV chấm 1 số bài
- HS nhận xét. GV chốt lại
 Bài giải
 4 học sinh mua số quyển vở là:
 6 x 4 = 24(quyển)
 Đáp số: 24 quyển vở 
Bài 4: (5’)
MT: HS dựa vào cách lập bảng nhân 6 để điền số 
- HS nêu y/c BT4: Viết vào chỗ chấm 
- HS làm bài vào bảng con.
- HS đứng tại chỗ nêu kết quả nối tiếp .
- HS nhận xét. GV chốt lại
a) 12, 18, 24, 30, 36, 42, 48
b) 18, 21, 24, 27, 30, 33, 36
3. Củng cố, dặn dò:(1')
- GV gọi 2 em lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6. GV nhận xét tiết học
..
CHÍNH TẢ
Tiết 04: ÔNG NGOẠI
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2 -3 tiếng có vần khó oay ( BT2).
- Làm đúng BT3 a/b.
II. Đồ dùng 
VBT
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: ( 4’)
- HS viết bảng con: thửa ruộng, dạy bảo, giao việc .
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu:(1')
- GV giới thiệu bài trực tiếp
- HS lắng nghe.
3. Bài mới: 
 HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết: (18’)
MT: Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị:
- 2- 3 HS đọc đoạn văn.
- GV hỏi: + Đoạn văn gồm mấy câu?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa?
- HS trả lời – GV nhận xét.
- HS đọc đoạn văn, ghi các tiếng khó vào bảng con.
 Ví dụ: vắng lặng, loang lổ, trong trẻo, gõ thử.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV Chấm, nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả: (10’)
MT: Tìm và viết đúng 2-3 tiếng có vần oay; Phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi.
Cách tiến hành: 
Bài 1: Tìm tiếng có vần oay 
1 HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở BT.
- GV chia bảng lớp thành 3 cột, mời các nhóm chơi trò chơi tiếp sức. Mỗi em lên bảng viết 1 tiếng có vần “ oay’’ rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian qui định, cả nhóm ngừng viết. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Điền phụ âm r/d/gi.
- GV ghi bảng, mời 3 HS đại diện lên bảng thi giải nhanh BT.
- Cả lớp và GV nhận xét:
Sân – nâng – chuyên cần/ cần cù/ cần mẫn
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau.
.............................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 04: MỞ RỘNG VỐN TỪ, GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình ( BT1).
- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp ( BT2).
- Đặt đựoc câu theo mẫu Ai là gì? ( BT3 a/b/c).
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (4’)
- GV yêu cầu HS tìm sự vật so sánh và từ chỉ sự so sánh trong các câu sau
a. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
b. Hạt sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
- HS trả lời – HS khác nhận xét
- GV nhận xét đánh giá.
2. Giới thiệu bài: (1’)
- GV giới thiệu và ghi tựa bài
3. Bài mới:
 HĐ1: Tìm từ ngữ về gia đình (20’)
MT: Tìm được các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình; Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp
Cách tiến hành:
Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
- Một HS đọc nội dung của bài và mẫu: Ông bà, chú cháu....
- GV chỉ vào từ mẫu, giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ gộp ( chỉ 2 người)
- HS trao đổi theo nhóm 4, viết nhanh ra nháp các từ ngữ tìm được.
- Đại diện mỗi nhóm nói nhanh 3 từ
- GV viết nhanh lên bảng, cả lớp nhận xét.
- HS đọc lại kết quả đúng.
Các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình là: ông bà, chú cháu, cha ông, cha chú, chú bác, cha anh, chú dì, dì dượng, cô chú, cậu mợ, bác cháu, dì cháu, cô cháu, cha mẹ, thầy u, thầy bu, cha con, mẹ con, anh em, chị em 
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài 2: 
- 1 HS làm mẫu: Xếp câu a vào ô thích hợp trong bảng.
- HS làm việc theo cặp.
- Một vài HS trình bày kết quả trên bảng lớp, nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. 
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cha mẹ đối với con cái
Con cháu đối với ông bà, cha mẹ
Anh chị em đối với nhau
Con có cha như nhà có nóc
Con hiền cháu thảo
Chị ngã em nâng
Con có mẹ như măng ấp bẹ
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

HĐ2: Ôn kiểu câu: Ai là gì (10’)
MT: Củng cố cách đặt câu theo mẫu Ai là gì? 
Cách tiến hành:
Bài 3: 
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập.
- HS tự làm bài vào vở 
- GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm 1 số bài.
* Chữa bài: HS phát biểu ý kiến ( mỗi trường hợp a,b,c,d gọi nhiều em đặt câu).
Ví dụ:
Câu a. Bạn Tuấn là người con có hiếu./ Bạn Tuấn là người anh tốt.
 Câu b: Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan./ Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo.
Câu c: Bà mẹ là người rất yêu thương con./ Bà mẹ là người hi sinh tất cả vì con.
3. Củng cố dặn dò: 1’
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về chuẩn bị tiết sau
Thứ sáu, ngày 4 tháng 10 năm 2019
TOÁN
Tiết 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
 HS: Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số (Không nhớ)
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
- HT các BT1, 2a, 3.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (4’)
- HS lên bảng đọc bảng nhân 6 
- GV nhận xét
2) Bài mới:
Giới thiệu bài: (1')
- GV liên hệ bài cũ: Nhân số có 1 chữ số cho số có 1 chữ số 
- GV giới thiệu bài
HĐ1: HD thực hiện phép nhân (10’)
MT: HS làm quen với phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
- GV nghi bảng: 12 x 3= ? 1 em đọc phép nhân
+ 12 được lấy mấy lần? 
 Lấy 3 lần : 13 + 12 + 12 = 36
+ Vậy 12 x3 bằng bao nhiêu? 12 x 3 = 36
- Gọi 1 em nêu cách đặt tính (GV ghi bảng)
- Yêu cầu HS làm nháp
- Gọi HS nêu cách tính- GV ghi bảng
 12 3 nhân2 bằng 6, viết 6
 x 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
 3
 36
- Gọi 1 số em nhắc lại cách tính
HĐ2: Thực hành (20’)
MT: Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số (Không nhớ)
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân
Bài 1:
- HS nêu y/c BT1: Tính 
- GV y/c HS làm bài 
- HS làm bài vào bảng con cột 1,2. Các phép tính còn lại làm vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét GV kết luận
 24 22 11 33 20
 x x x x x
 2 4 5 3 4 
 48 88 55 99 80
Bài 2a: HSG làm cả câu b 
- HS nêu y/c BT2: Đặt tính rồi tính 
a. 32 x3
 11 x 6 
- HS làm bài vào vở 
- HS chữa bài
- HS nhận xét. GV chốt lại
Bài 3:
- HS nêu y/c BT3: Giải bài toán có lời văn
- Y/c HS đọc và phân tích bài toán
- 1em lên bảng tóm tắt rồi giải 
 GV chấm 1 số bài 
- HS nhận xét. GV chốt lại
 Bài giải
 4 hộp như thế có số bút chì là:
 12 x 4 = 48 (bút)
 Đáp số: 48 bút chì
3) Củng cố, dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số.
.........................................................
TẬP LÀM VĂN
Tiết 04: NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu
- Nghe - kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi ( BT1) 
- Giảm tải BT2
II. Đồ dùng 
- Tranh minh hoạ truyện.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: ( 4’)
GV kiểm tra HS:
+ HS kể về gia đình của mình với một người bạn mới quen
+ HS đọc Đơn xin nghỉ học.
- GV nhận xét
2. Giới thiệu bài (1')
GV giới thiệu và ghi tựa bài.
3. Bài mới (30')
MT: Nghe - kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi
Cách tiến hành:
HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý .
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK và đọc thầm 
- GV kể chuyện: Giọng vui, chậm rãi 
- GV nêu câu hỏi:
 + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? (Vì cậu rất nghịch)
 + Cậu bé trả lời mẹ thế nào? (Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!)
 + Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? (Cậu cho không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm)
 + Câu chuyện buồn cười ở điểm nào? (Cậu bé 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm)
- HS thảo luận N2
- Hs trả lời
- GV kể lần 2 - HS nghe
- HS tập kể theo nhóm 4
- Đại diện Hs kể lại câu chuyện
- HS cùng GV bình chọn bạn kể hay nhất .
3. Củng cố, dặn dò: 1’
GV nhận xét giờ học.
...................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN.
I. Mục tiêu
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- GDKNS: Kĩ nẩng quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch
II. Đồ dùng 
 Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (4’)
- GV yêu cầu HS
+ Chỉ và nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_3_tuan_4_nam_hoc_2019_2020.doc