Giáo án Khối 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

 - Nắm được ba cách nhân hoá (BT2).

 - Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (BT3).

 - Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a/b hoặc a/c – HSNK làm được toàn bộ BT4).

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu có hình ảnh so sánh

- Kĩ năng đặt và trả lời đúng câu có bộ phận ở đâu?.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích môn Tiếng Việt.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi 3 câu văn ở bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Khởi động:

 - GV mời HS nhắc lại kiến thức đã học: Nhân hoá là gì? Nêu ví dụ .

B. Khám phá:

1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1: (Cá nhân) - GV đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa. Cả lớp theo dõi trong SGK.

 - HS đọc lại bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá và các cách thức nhân hoá đã được áp dụng.

Bài tập 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách làm.

+ HS tự làm vào vở, chia sẻ trong nhóm.

+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.

- Trong bài thơ có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm)

 - GV hỏi: Qua BT trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật?

*Có ba cách nhân hoá sự vật: Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người. Tả sự vật bằng những từ để tả người. Nói với sự vật thân mật như nói với người.

Bài tập 3: (Cặp đôi) - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.

 - HS làm bài cá nhân rồi đổi chéo vở kiểm tra (tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?)

 - Một HS chữa bài lên bảng. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.

a. Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây.

b. Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c. Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.

Bài tập 4: (Cá nhân) - HS đọc yêu cầu của bài.

 - Dựa vào bài ở lại với chiến khu, HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

 - HS nối tiếp nhau trả lời các câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét.

a. Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu.

b. Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong lán.

c. Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.

C. Củng cố.

- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.

D. Vận dụng

GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài

* Ứng dụng: luyện viết đoạn văn có hình ảnh nhân hóa

 

doc28 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 3 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cầu học sinh nói lên các dự đoán của mình thảo luận nhóm 6 – Ban thư kí ghi ý kiến tổng hợp vào bảng nhóm:
- HS có thể dự đoán: Thân cây thường mọc đứng.
+ Có cây thân leo, thân bò.
+ Thân cây cứng, có thân cây mềm..
*Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi nghiên cứu
- GV: Từ các dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn không?
- HS có thể nêu các câu hỏi thắc mắc – GV ghi bảng.
+ Bạn có chắc chắn rằng thân cây thường mọc đứng không?
+ Vì sao bạn nghi thân cây mềm?
+ Bạn có chắc rằng thân cây có loại thân gỗ, thân thảo, thân củ không?
- Từ các thắc mắc trên HS đề xuất ra các phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, quan sát tranh ảnh, vật thật)
- GV định hướng cho HS quan sát tranh ảnh, vật thật là phương án tối ưu nhất phù hợp với thời gian trên lớp.
*Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi 
- HS thực hành quan sát cây cối ngoài vườn trường va tranh ảnh mang đến rút ra kết quả.
*Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học:
- GV kết luận chung: 
+ Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò.
+ Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
+ Cây su hào có thân phình to thành củ.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi BINGO. 15’
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi: GV chia lớp thành hai nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời, mỗi phiếu viết tên một cây; Yêu cầu các nhóm xếp thành hàng dọc trước bảng.Khi GV hô thì lần lượt từng em lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột GV đã viết sẵn cách mọc và cấu tạo của thân:
	 	Cấu tạo
Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng


Bò


Leo


Bước 2: Chơi trò chơi.
Bước 3: GV và cả lớp nhận xét bài làm của từng nhóm, tuyên dương những nhóm gắn đúng.
C. Củng cố: 
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Vận dụng
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
* Ứng dụng: Biết bảo vệ cây xanh
----------------------------------------------------
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA O, Ô, Ơ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
	- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1 dòng), L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng Lãn Ông (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng đào tơ lụa làm say lòng người
 	- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ. Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: 
 - 2 HS lên bảng viết : Nguyễn Văn Trỗi - GV nhận xét.
B. Khám phá: 
1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: L, Ô, Q, B, H, T, Đ
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ O, Ô, ơ, Q, T. 
 - HS tập viết vào bảng con: O, Ô, ơ, Q, T.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
	- HS đọc từ ứng dụng : GV giới thiệu về Lãn Ông : là 1 danh y nổi tiếng...
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu: Quảng Bá, Hồ Tây, Hàng Đào là những địa danh ở thủ đô Hà Nội.
- HS tập viết chữ viết hoa: Ổi, Quảng, Tây.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu :
+ Các chữ Ô : 1 dòng ; Chữ L, Q :1 dòng
+ Viết tên riêng : Lãn Ông: 2 dòng
+ Víêt câu ứng dụng : 2 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4. Chấm, chữa bài.
	GV chấm bài của một số HS rồi nhận xét.
C. Củng cố. 
Nhận xét tiết học
D. Vận dụng.
	Nhắc HS luyện viết thêm trong vở TV để rèn chữ đẹp; HTL câu ứng dụng.
* Ứng dụng: luyện viết chữ đẹp
Thứ Tư, ngày 3 tháng 2 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
	- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số.
	- Biết trừ các số đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm các phép tính cộng và giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.
* Các bài tập cần làm:Bài 1,2(dòng 1-2),3(dòng2),4(Bài 4 giải được một cách).
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: 
 Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện
 4452 - 2814 7057 - 418
 - Gọi HS nêu qui tắc trừ. Gv nhận xét
B. Luyện tập, thực hành: 
1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. GV hướng dẫn HS thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
Bài 1. (Cá nhân) (dòng 1-2)- GV viết lên bảng phép trừ 8000 –5000 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HS tự nêu cách trừ nhẩm, rồi GV giới thiệu cách trừ nhẩm như sau: 8 nghìn – 5 nghìn = 3 nghìn, vậy: 8000 – 5000 = 3000.
 - Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồi chữa bài.
Bài 2. (Cặp đôi) (dòng2)- GV viết lên bảng phép trừ 5700 – 200 và yêu cầu HS phải tính nhẩm. Cho HS tự nêu cách trừ nhẩm, GV giới thiệu cách trừ nhẩm như sau: 57 trăm – 2 trăm = 55 trăm, vậy 5700 – 200 = 5500.
- HS làm tiếp phần còn lại rồi đổi chéo vở kiểm tra chữa bài.
Bài 3. (Cá nhân) Cho HS tự đặt tính rồi tính. Khi chữa bài cho HS nhận xét về cách đặt tính của bạn và cho HS nêu cách tính một số phép trừ.
 a. 9061 – 4503 b. 4492 – 833 
Bài 4: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Bài giải:Cách 1: Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1 là: 4720 – 2000 = 2720 (kg)
 Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2 là: 2720 – 1700 = 1020 (kg)
 Đáp số: 1020kg muối.
Cách 2: Số muối qua 2 lần chuyển là: 2000 + 1700 = 3700 (kg)
 Số muối còn lại là: 4720 – 3700 = 1020 (kg)
 Đáp số: 1020kg muối.
C. Củng cố. 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Vận dụng:
	GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
* Ứng dụng: luyện trừ nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn
----------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu câu.
- Kĩ năng trình bày bài khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết hai lần BT2.
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Khởi động: 
 GV đọc cho HS viết liên lạc, nhiều lần, nắm tình hình, ném lựu đạn, dự tiệc.
- GV nhận xét.
B. Khám phá: 
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
	- HS đọc thầm đoạn văn, viết vào vở nháp những từ các em dễ viết sai.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 (Nhóm 4): - GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNK làm thêm bài 2b); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự làm bài.
- Hai HS chữa bài lên bảng phụ, GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng: 
+ chăm chỉ, trở thành, trong, triều đình, trước thử thách.
C. Củng cố. 
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
D. Vận dụng
- Dặn HS luyện viết thêm.
* Ứng dụng: luyện viết chữ đẹp
-----------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức
	- Nắm được ba cách nhân hoá (BT2).
	- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? (BT3).
	- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a/b hoặc a/c – HSNK làm được toàn bộ BT4).
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu có hình ảnh so sánh
- Kĩ năng đặt và trả lời đúng câu có bộ phận ở đâu?.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích môn Tiếng Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi 3 câu văn ở bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: 
 - GV mời HS nhắc lại kiến thức đã học: Nhân hoá là gì? Nêu ví dụ .
B. Khám phá: 
1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (Cá nhân) - GV đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa. Cả lớp theo dõi trong SGK.
	- HS đọc lại bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá và các cách thức nhân hoá đã được áp dụng.
Bài tập 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách làm.
+ HS tự làm vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
- Trong bài thơ có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm)
	- GV hỏi: Qua BT trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật?
*Có ba cách nhân hoá sự vật: Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người. Tả sự vật bằng những từ để tả người. Nói với sự vật thân mật như nói với người.
Bài tập 3: (Cặp đôi) - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
	- HS làm bài cá nhân rồi đổi chéo vở kiểm tra (tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?)
	- Một HS chữa bài lên bảng. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng.
a. Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây.
b. Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c. Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
Bài tập 4: (Cá nhân) - HS đọc yêu cầu của bài.
	- Dựa vào bài ở lại với chiến khu, HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
	- HS nối tiếp nhau trả lời các câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. 
a. Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu.
b. Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong lán.
c. Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
C. Củng cố. 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Vận dụng
GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài
* Ứng dụng: luyện viết đoạn văn có hình ảnh nhân hóa
--------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 17 tháng 2 năm 2021
TOÁN ( Dạy ôn)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số có 2, 3 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.
	- Biết tính chu vi HCN, chu vi HV, giải toán về tìm 1 phần mấy của 1 số. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm các phép tính cộng và giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.
- Các bài tập cần làm; Bài 1,2(cột 1,2,3),3,4. HSNK làm hết các bài tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động’ 
- Gọi 3 – 4 HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông.
- GV nhận xét.
B. Vận dụng, thực hành : 
1. GV giới thiệu bài: - Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: (Cá nhân)HS tự làm bìa cá nhân rồi nối tiếp nêu kết quả.
 8 x 5 = 56 : 7 = 6 x 8 = 6 x 7 = 9 x 7 = 
 5 x 8 = 45 : 5 = 7 x 5 = 8 x 5 = 8 x 8 =
 7 x 4 = 36 : 9 = 8 x 7 = 40 : 5 = 72 : 7 =
 2 x 8 = 72 : 9 = 8 x 9 = 40 : 8 = 49 : 7 =
Bài 2: Cặp đôi)- HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả.
- Gọi HS lên bảng làm chữ bài, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 a) 48 271 107 78 415
 x 5 x 3 x 8 x 6 x 2
b) 874 2 252 3 	845 5 742 7 
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Bài giải: Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: (100 + 60) x 2 = 320 (m)
 Đáp số: 320m
Bài 4: HS thực hiện theo nhóm 4 tương tự bài 3.
	+ Tìm số mét vải đã bán: 81 : 3 = 27 (m)
	+ Tìm số mét vải còn lại: 81 – 27 = 54 (m)
Bài 5 (dành cho HSNK): - Gọi 1 vài HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
	a) 25 x 3 + 30 b) 785 + 15 x 2 c) 70 + 30 : 3
- HS tự tính giá trị của biểu thức. Sau đó, mời 3 HS lên bảng chữa bài; cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố.
	- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- GV dặn HS về tiếp tục luyện tập.
* Ứng dụng: Luyện tính toán hằng ngày
-----------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Dạy ôn)
NHÂN HOÁ. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá (BT1, BT2).
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3, BT4).
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi ND bài tập 2 và bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động.
Học sinh ca múa tập thể
B. Khám phá: 
- GV giới thiệu bài, nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài tập 1: (Cặp đôi)- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.	
- HS trao đổi nhanh theo nhóm 2 viết câu trả lời ra giấy nháp.
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. GV và cả lớp nhận xét và nêu lời giải 
Con đom đóm được gọi bằng anh; Tính nết của con đom đóm rất chuyên cần; hoạt động của nó là lên đèn đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho ngời ngủ. 
Bài tập 2: (Cá nhân)- HS đọc yêu cầu của bài tập. HS khác đọc bài thơ Anh Đom Đóm.
- Cả lớp suy nghĩ , làm bài (Những con vật nào được tả và gọi như người?)
- HS nêu kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng: 
Cò Bợ được gọi bằng chị,ru con
 Vạc được gọi bằng thím, lặng lẽ mò tôm	
Bài tập 3: (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích yêu cầu.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
a. Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b. Ngày mai, lớp em đi trải nghiệm.
c. Chúng em trở lại trường học tập sau kì nghỉ Tết nguyên đán
Bài tập 4: - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi: 1 HS hỏi, 1 HS trả lời.
Gọi một số nhóm trình bày trước lớp. GV và cả lớp nhận xét.
VD: Lớp em bắt đâu vào học kì II từ ngày 14 tháng 1
Ngày 31 tháng 5, học kì II kết thúc.
Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.
C. Củng cố. 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại BT3, 4.
* Ứng dụng: Vận dụng biện pháp nhân hóa vào viết văn.
-----------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2021
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
	- Biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm các phép tính cộng và giải toán có lời văn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.
* Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,2),Bài 2,3,4.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động:
 - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính : 5126 + 2084 9813 - 6527
- HS nhận xét kết quả tính
B. Vận dụng, thực hành: 
1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Thực hành.
GV hướng dẫn HS thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghìn,tròn trăm.
Bài 1. (Cá nhân) (cột 1, 2): Cho HS đọc yêu cầu bài.Tính nhẩm. 
- HS nêu miệng kết quả tính nhẩm. Gọi HS nêu cách nhẩm 1 số bài.
VD: 5200 + 400 là 52 trăm + 4trăm = 56trăm, vậy 5200 + 400 = 5600.
- Tương tự HS làm tiếp phần còn lại rồi chữa bài.
Bài 2. (Cặp đôi )Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính. 
- HS tự làm bài rồi trao đổi theo cặp.
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính. (Mỗi HS thực hiện 1 bài tính cộng, 1 bài tính trừ).
Bài 3. (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Giải: Số cây đã trồng thêm được là: 948 : 3 = 316(cây)
 Đội đó đã trồng được tất cả số cây là: 948 + 316 = 1264 (cây)	
 Đáp số: 1264 cây.
 + Củng cố về giải toán tìm 1 phần mấy của 1 số.
Bài 4. (Cá nhân)Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ, số hạng chưa biết.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Sau khi thực hiện cho HS nêu cách thử lại để kiểm tra kết quả.
Ví dụ : x + 1909 = 2050
 x = 2050 - 1909
 x = 141
 Thử lại : 141 + 1909 = 2050
C. Củng cố. 
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. HƯớng dẫn học ở nhà:
	GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà ôn bài.
* Ứng dụng: luyện thực hiện phép tính cộng, trừ thường xuyên.
CHÍNH TẢ
BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT(2) a/b. 
- Viết đúng: ,
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu câu.
- Kĩ năng trình bày bài khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: GV đọc cho HS viết các từ ngữ: trí thức, nhìn trăng, tia chớp, trêu chọc, đỗ xe, ngả mũ.
B. Khám phá: 
1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bàn tay cô giáo. Cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài thơ (4 chữ).
- HS đọc và viết ra giấy nháp những chữ mình dễ viết sai.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra và ghi số lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
C.Vận dụng
 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2. (Nhóm 4): - GV chọn cho HS làm bài 2a (HSNK làm thêm bài 2b); 
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự làm bài.
- Hai HS chữa bài lên bảng phụ, GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng: 
	- Gọi một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT.
D. Củng cố. 
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
E. Hướng dẫn học ở nhà:
	Nhắc HS luyện viết thêm 
* Ứng dụng: luyện viết chữ đẹp
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THÂN CÂY (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
2. Kĩ năng: 
- KNS: Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
- Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích cây cối.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*KNS:
-Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin.
-Kĩ năng tư duy phê phán.
-Kĩ năng làm chủ bản thân.
-Kĩ năng ra quyết định.
-Kĩ năng hợp tác.
*GD TKNL&HQ (tiết 1)
- Giáo dục học sinh biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như: một số 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_3_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc