Giáo án Khối 2 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

Tập đọc

CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

I. Mục tiêu :

Đọc rành mạch toàn bài

- Biết ngắt, nghỉ đúng ở các dấu câu, và các cụm từ dài.

- Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm

 Hiểu nội dung bài : Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện được tình yêucủa tác giảvới cây đa,với quê hương( TL được các câu hỏi 1,2,4)

II. Đồ dùng dạy học

 -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Tìm thêm tranh cây đa to ở làng quê.

III. hoạt động dạy học

A. Kiểm tra :

- 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện “ Những quả đào.”.Trả lời câu hỏi 1 và 2 .

- GV đánh giá,nhận xét.

B. Dạy bài mới :

Hoạt động 1. Giới thiệu bài :

- GV giới thiệu bài – ghi mục bài ở bảng – HS ghi mục bài lên bảng.

- GV nêu mục tiêu bài học.

Hoạt động 2. Luyện đọc.

a. GV đọc mẫu, HS theo dõi.

- Luyện đọc câu, giải nghĩa từ : Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp nhau, Kết hợp giải nghĩa và luyện đọc các từ.

- Gọi HS nối tiếp đọc tầng câu, chú ý những từ ngữ sau:

nổi lên, gợn sống, không xuể, chót vót, gẩy lên, li kì, lững thững.

- Gọi HS đọc các từ ngữ được giải nghĩa cuối bài học

b. Luyện đọc đoạn.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 2 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố, dặn dò: 
 - Cho HS đếm miệng từ 101 đến 110; từ 121 đến 132; từ 681 đến 694; từ 871 đến 884.
 - Nhận xét tiết học - Nhắc về xem lại bài.
------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
CÂY ĐA QUấ HƯƠNG
I. Mục tiêu : 
Đọc rành mạch toàn bài 
- Biết ngắt, nghỉ đúng ở các dấu câu, và các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm 
 Hiểu nội dung bài : Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện được tình yêucủa tác giảvới cây đa,với quê hương( TL được các câu hỏi 1,2,4)
II. Đồ dùng dạy học
 -Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Tìm thêm tranh cây đa to ở làng quê.
III. hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra : 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện “ Những quả đào.”.Trả lời câu hỏi 1 và 2 .
- GV đánh giá,nhận xét.
B. Dạy bài mới :
Hoạt động 1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài – ghi mục bài ở bảng – HS ghi mục bài lờn bảng.
- GV nờu mục tiờu bài học.
Hoạt động 2. Luyện đọc.
a. GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- Luyện đọc câu, giải nghĩa từ : Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp nhau, Kết hợp giải nghĩa và luyện đọc các từ. 
- Gọi HS nối tiếp đọc tầng câu, chú ý những từ ngữ sau: 
nổi lên, gợn sống, không xuể, chót vót, gẩy lên, li kì, lững thững.
- Gọi HS đọc các từ ngữ được giải nghĩa cuối bài học
b. Luyện đọc đoạn. 
* Hoạt động nhóm 4: 
- NT điều khiển cỏc bạn trong nhúm hoạt động cỏ nhõn - HĐ nhóm theo yêu cầu của NT.
- Trao đổi thảo luận và trỡnh bày kết quả với bạn về kết quả của mình.
- Trao đổi , trỡnh bày kết quả trong nhóm; thống nhất kết quả.
- Trỡnh bày kết quả trước lớp.
 - GV nhận xét. Tuyên dương.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3. Tìm hiểu bài.
- GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng , đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời các câu hỏi 
+ Những từ ngữ nào, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?
( cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi)
+ Các bộ phận của cây đa được tả bằng hình ảnh nào?
( Cành cây lớn hơn cột đình; ngọn chót vót giữa trời xanh; rễ cây nổi lên mặt đất như con rắn hổ mang giận dữ)
 - GV giới thiệu tranh, ảnh 
+ Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ?
( Thân cây to; cành cây lớn; ngọn cao vút; rễ dữ tợn)
|+ Ngồi hóng mát ở gốc cây đa , tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?( lúa vàng gợn sóng;xa xa có đàn trâu đang lững thững từng bước nặng nề)
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
 Hoạt động 4. Luyện đọc lại
- 3,4 HS thi đọc lại bài.
- Học sinh nêu nội dung bài tập đọc
- Chọn HS đọc hay nhất. 
C. Củng cố dặn dò:
- Cho cả lớp hát bài “ Trèo lên quán dốc ngồi gốc cây đa"
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS đọc bài tốt.
------------------------------------------------------------------------
Thứ Năm, ngày 4 tháng 4 năm 2019
Toỏn 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Biết cách đọc , viết các số có ba chữ số .
- Biết cách so sánh các số có ba chữ số. 
- Biết cách sắp xếp các số có đến 3 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại,
- Làm các bài tập: Bài 1, bài 2(a,b), bài 3(cột 1), bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra :
- Gọi 4 HS đọc thuộc bảng nhân 2 đã học.
- Nhận xét, bổ sung.
B. Luyện tập:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu bài – ghi mục bài ở bảng – HS ghi mục bài lờn bảng.
- GV nờu mục tiờu bài học.
Hoạt động 2. Luyện tập:
Bài 1: Viết ( theo mẫu):
* Hoạt động nhóm đôi:
- HS thảo luận theo cặp đôi – làm bài cá nhân vào vở - Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Một số cặp đôi trình bày kết quả trước lớp. 
- HS chữa vào vở.- Đọc lại bài hoàn chỉnh
Viết số
Trăm
Chục
Đơn vị
Đọc số
116
815
307
.
..
.
1
.
4
.
8
1
..
..
7
..
0
6
.
..
5
2
Một trăm mười sáu
..
Chín trăm
.

Bài 2: Số? 
* Hoạt động nhóm đôi:
- HS thảo luận theo cặp đôi – làm bài cá nhân vào vở - Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Một số cặp đôi trình bày kết quả trước lớp. 
- HS chữa vào vở.- Đọc lại bài hoàn chỉnh. 
 a) 400,500,600,700,800,900,1000. 
 b) 910,920, 930,940,950,960,970,980,990,1000.
Bài 3: ( Hoạt động cá nhân)
>
<
=
 543 590
 670..676 
 699  701
Bài 4: Viết các số 875,1000,299,420 theo thứ tự từ bé đến lớn
 Hoạt động cá nhân 
- HS đọc yêu cầu BT – làm bài vào vở cá nhân 
- GV gọi một số em trình bày kết quả.
- GV cung HS cả lớp nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp.
- Dặn HS học thuộc các bảng nhân đã học.
--------------------------------------------------------
Chớnh tả :(Nghe - viết)
HOA PHƯỢNG
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
 - Làm được BT 2 .
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- HS viết bảng con: xâm lược, bình minh, tình nghĩa .
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay ta viết bài thể thơ 5 chữ qua bài Hoa phượng
- GV giới thiệu bài – ghi mục bài ở bảng – HS ghi mục bài lờn bảng.
- GV nờu mục tiờu bài học.
Hoạt động 2. Hướng dẫn nghe viết: 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài viết 1lần.
- 2HS đọc lại bài thơ.
- ? Tìm các dấu câu trong bài chính tả
- HS viết bảng con những từ ngữ dễ sai: lấm tấm, chen lẫn, lửa thẫm, rừng rực, mắt lửa.
- GV nhận xét sửa sai.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày : lùi vào 3 ô tính từ lề vào
- GVđọc cho HS viết bài.
- HS đọc bài và khảo bài và nhận xét.
- GV chấm bài và nhận xét bài viết của học sinh.
Hoạt động 3. Hướng dẫn làm bài tập: 
 Bài 2: 
* Hoạt động nhúm 4:
- NT điều khiển các bạn trong nhóm làm việc cá nhân - làm việc theo nhóm theo yêu cầu của NT.
- Trao đổi thảo luận và trình bày kết quả với bạn về kết quả của mình.
- Trình bày kết quả trước lớp.
 - GV nhận xột, tuyờn dương
- GV chốt lại lời giải đỳng:
a) xám, sà, sát, xơ, sập, xoảng, sủi, xi
b) binh, tính, xinh, chín, đình, tin, kính.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. Dặn dò.
------------------------------------------------------------
Tự nhiờn và xó hội
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên và ích lợi của một số động vật sống dưới nước đối với đời sống con người.
*Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Kỹ năng quan sát tìm kiếm và xử lý các thông tin về động vật sống dưới nước( HĐ 1)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60-61
- HS : sưu tầm một số tranh ảnh con vật sống dưới nước.
III. Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên một số loài vật sống trên cạn và ích lợi của nó ?
- 1 HS trình bày giáo viên nhận xét.
B. Bài mới :
Hoạt động 1. Giới thiệu bài : Bài hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một số loài vật sống dưới nước qua bài: Một số loài vật sống dưới nước?
 Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh: 
- Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
ở dưới nước có rất nhiều loài vật sinh sống.Hãy kể tên một số con vật nơi sống và đặc điểm của nó.Cô mời các em học theo nhóm thảo luận để nêu dự đoán của nhóm mình ( thời gian 3 phút)
- Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh
HS nêu dự đoán- GV ghi bảng
Chẳng hạn: Cá thu, cá nục sống ở biển(nước mặn)
- Cá vàng( sống ở nước ngọt) làm cảnh.
- Cua, trai, ốc( vừa sống nước ngọt, vừa sống nước mặn)
- Con mực, cá ngựa, cá mập ( ở biển nước mặn)
* Đối chiếu dự đoán của các nhóm các em xem có những dự đoán nào trùng nhau. ( HS từng nhóm đọc và nêu)
GV ghi bảng
- Cá thu, cá nục sống ở biển(nước mặn)
- Cá vàng, cá quả, cá chép,cá trê( sống ở nước ngọt) 
- Cua, trai, ốc( vừa sống nước ngọt, vừa sống nước mặn)
- Con mực, cá ngựa, cá mập ( ở biển nước mặn)
Qua dự đoán của nhóm bạn các em có điều gì băn khoăn thì đặt câu hỏi với nhóm bạn?
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi
HS nêu câu hỏi với nhóm bạn
Chẳng hạn: 
- Bạn có chắc rằng Cá thu, cá nục sống ở biển(nước mặn)không?
- Bạn có chắc rằng Cá vàng, cá quả, cá chép,cá trê( sống ở nước ngọt) không?
- Bạn có chắc rằng Cua, trai, ốc( vừa sống nước ngọt, vừa sống nước mặn)không?
- Bạn có chắc rằng Con mực, cá ngựa, cá mập ( ở biển nước mặn)không?
* Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta làm thế nào?
Hỏi ý kiến người lớn, xem ti vi, đọc sách báo,xem qua mạng
- Các nhóm nêu phương án
- Với thực tế lớp học chúng ta thì nên chọn phương án nào để trả lời các câu hỏi đó? ( HS nêu- GV chốt quan sát tranh ảnh)
Bước 4: Thực hành phương án tìm tòi
GV phát phiếu cho các nhóm và phiếu giao nhiệm vụ.
- Quan sát con vật ghi nơi sống (nước ngọt, mặn) tác dụng( thời gian 10 phút)
Bước 5: Kết luận kiến thức
Các nhóm đính kết quả lên bảng – trình bày
Các nhóm khác theo dõi đối chiếu với dự đoán
=> Kết luận: ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước mặn(sống ở biển), sống cả ở nước ngọt(sống ở ao hồ, sông)
GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh con vật sống dưới nước
*Hoạt động 2: Tìm hiểu lợi ích và cách bảo vệ các con vật.
+ Các con vật sống dưới nước có ích lợi gì?(làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc( cá ngựa), cứu người( cá heo, cá voi)
+ Có nhiều loài vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên những con vật này?(Bạch tuộc, cá mập, rắn, sứa..)
+ Có cần bảo vệ các con vật này không?( PhảI bảo vệ tất cả các loài vật)
-Học sinh thảo luận cách bảo vệ các loài vật:
+ Đại diện nhóm trình bày sau đó các nhóm khác bổ sung
GVKL: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môI trường là cách tốt nhất để bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá mới sống khỏe mạnh được.
HS nêu lại kết luận
Hoạt động 3: Trò chơi: “ Thi kể tên các con vật sống ở nước ngọt ,các con vật sống ở nước mặn”.
- GV phổ biến luật chơi, cử đại diện các tổ tham gia trò chơi.
C. Củng cố dặn dò
Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các loài vật dưới nước? ( Bảo vệ nguồn nước, gữi vệ sinh môi trường)
- Dặn học sinh chuẩn bị trước bài : Nhận biết cây cối và các con vật
------------------------------------------------------
Luyện tập Toán:
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn bằng hình thức trắc nghiệm và viết.
- Giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng xếp hình các hình tam giác thành hình tứ giác.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :
 Ôn lại cách so sánh các số có ba chữ số và giải toán.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Đọc số
Viết số
Bảy trăm ba mươi
Sáu trăm mười một
Năm trăm hai mươi mốt
Bốn trăm linh năm
 Tám trăm ba mươi lăm
Chín trăm chín mươi chín
730
..
..
..
.
Bài 1: Đọc, viết các số sau: ( Hoạt động nối tiếp)
 a) b) 
 Số
 Đọc là
 213
321
144
205
315
666
 ..
..
.
 
- HS đọc yêu cầu BT
 - HS nối tiếp nhau nêu miệng, GV ghi bảng.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 a. Các số 475; 324; 429 theo thứ tự từ bé đến lớn là:
 A. 475; 324; 429 B. 475; 429; 324 C. 324; 429; 475
b.Trong các số 878; 987 ; 789; 867, số lớn nhất là:
 A. 789 B. 987 C. 867
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: >, <, = ?
 629 ..... 926 938 ..... 930 350 .... 305
 751 ..... 715 321 ..... 312 200 + 32 .... 232
- HS nêu cách so sánh các số có ba chữ số.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
Bài 4: Có một số bông hoa chia đều cho 5 học sinh, mỗi em đươc 5 bông. Hỏi lúc đầu có bao nhiêu bông hoa?
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét.
* BT dành cho HS có năng khiếu:
Bài 5: Với 3 chữ số 1,0,2 ta viết được các số có 3 chữ số, mỗi số có đủ cả 3 chữ số đã cho là: .
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS cùng GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét giờ học. 
-------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt câu lạc bộ:
Câu lạc bộ: Em yêu Tiếng Việt – chủ điểm: Cây cối
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ đã học: Từ ngữ về cây cối.
 - Luyện kĩ năng đặt câu hỏi Để làm gì?
 - Biết viết văn về loài cây mà em biết.
 - Gây hứng thú cho HS khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ.
 II. Đồ dùng:
 - Bảng nhóm, bút dạ
 III.Hoạt động dạy học:
1. Khởi động và giới thiệu bài:
 - Cả lớp khởi động đọc bài thơ: “ Lý cây xanh”
- Học sinh chơi trò chơi : Thi đặt câu hỏi.
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân
+ Người ta trồng câu mướp để lấy quả
+ Ông mang về bốn quả đào để tặng cho các cháu.
+ Chiều chiều, bà thường ra ngồi dưới gốc đa để hóng mát.
- GV nhận xét.
- GV nêu mục tiêu nhiệm vụ tiết học.
2. Khám phá:
 Kể tên các loài cây mà em biết: 
 a. Cây ăn quả: ................................................................................. 
 b. Cây bóng mát : ..........................................................................
 c. Cây hoa: ..
+ Học sinh làm việc cặp đôi điền vào phiếu bài tập.
+ Đại diện nêu kết quả.
+ Giáo viên nhận xét, kết luận.
3. Trải nghiệm: 
-  Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
* Nhúm 1: Nhúm yờu thớch đọc thơ.
* Nhúm 2: Nhúm yờu thớch làm văn 
* Nhúm 3: Nhúm yờu thớch kể chuyện
 - HS tự làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm theo yêu cầu của GV.
- Trao đổi thảo luận và chia sẻ kết quả với bạn về kết quả của  mình.
- Trao đổi, chia sẻ kết quả trong nhóm; thống nhất kết quả.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò 
 GV tổng kết, tuyên dương, khen thưởng
Toán
 Tiết 145: Mét
I.Mục tiêu:
 - Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.
 - Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với đơn vị đo độ dài: đề xi mét, xăng ti mét.
 - Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét.
 - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
 - Hs làm được BT1,2,4.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét, sợi dây dài khoảng 3 mét.
 - Phiếu ghi sẵn nội dung bài tập 4.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- GV cho HS quan sát trên thước có vạch cm và yêu cầu HS lên kẻ đoạn thẳng có đọ dài 1cm 1dm.
- HS làm GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Các em đã được học về các đơn vị đo độ dài là cm, dm vậy tiết học hôm nay các sẽ tiếp tục học về đơn vị đo độ dài đó là mét.
2.Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét và thước đo: 
a.GV cho HS quan sát cái thước mét có vạch từ 0 đến 100và giới thiệu “Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét”
- GV vẽ lên bảng một đoạn thẳng có độ dài 1mét.
- GV nói: Mét là đơn vị đo độ dài . Mét viết tắt là “m”
- HS dùng thứơc 1 dm đo đoạn thẳng ở bảng.
? Đoạn thẳng vừa vẽ dài mấy đề xi mét (10 dm)
- GV : +Một mét bằng 10 đề xi mét và viết 
 10 dm = 1m; 1m = 10 dm
 +Một mét bằng 100 cm và viết : 1m = 100 cm
- HS nhắc lại.
? Độ dài một mét được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét (0 đến 100)
- HS thực hành đo độ dài sợi dây.
3.Thực hành: 
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Số?
-HS làm bảng con, 1HS lên bảng làm.
 1dm = 10cm	 100cm = 1m
 1m = 100cm 	 10 dm = 1m
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tính
 17m + 6m = 15m - 6 m = 
 8m + 30m = 38m - 24 m = 
 47m + 18m = 74m - 59m = 
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- HS cùng GV nhận xét
 17m + 6m = 23m 15m - 6 m = 9m
 8m + 30m = 38m 38m - 24 m = 14m
 47m + 18m = 65m 74m - 59m = 15m
Bài 3: HS đọc bài toán và phân tích bài toán (dành cho HS khá giỏi)
? Bài toán cho biết gì ( Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m )
? Bài toán hỏi gì (Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét?)
- HS làm vào vở, 1HS lên làm ở bảng phụ
 Bài giải
 Cây thông cao số mét là:
 8 + 5 = 13 (m)
 Đáp số: 13 m
- GV cùn HS nhận xét về cách đặt lời giải, phép tính, đáp số
Bài 4: GV phát phiếu,HS làm việc theo nhóm 4
- HS đọc yêu cầu: Viết cm hay m vào chỗ chấm
a.Cột cờ trong sân trưòng cao 10 ....
b.Bút chì dài 19 .....
c.Cây cau cao 6 ....
d.Chú Tư cao 165 ....
- Các nhóm thảo luận và làm vào phiếu, GV theo dỏi các nhóm làm việc.
- Các nhóm hoàn thành lên gắn bảng, Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương những nhóm đã hoàn thành trước và có đáp án đúng.
 a: 10 m ; b: 19cm ; c: 6m ; d: 165 cm
- GV chấm và nhận xét bài làm của HS
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn lại và nhớ tập đo độ dài bằng đơn vị mét.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức:
 Giúp đỡ người khuyết tật (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường, và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
 - Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
* KNS : Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật.
II. Phương tiện, tài liệu:
 - Vở bài tập đạo đức, tranh ảnh HS mang đến.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5p) 
? Tiết trước ta học bài gì
? Em hãy kể việc làm giúp đỡ người khuyết tật 
-HS trả lời, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1p) 
*Hoạt động 1: (10p) HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng: 
Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV nêu tình huống ở bài tập 4 vở bài tập Đạo đức.
- Đi học về đến đầu làng Thuỷ và Quân gặp một người bị hỏng mắt.Thuủy chào: “Chúng cháu chào chú ạ!” người đó bảo “Chú chào các cháu”. Nhờ các cháu đưa giúp chú đến nhà bác Tuấn : “Quân liền bảo Thuỷ : Về nhanh để xem phim hoạt hình, cậu ạ!”
Bước 2: HS thảo luận theo cặp: 
+ Nếu em là Thanh em sẽ làm gì?
- GV theo dõi, gợi ý
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm bổ sung, nhận xét.
Bước 4: GV kết luận: Thanh nên khuyên Dũng: Cần chỉ đường hoặc dẫn chú ấy đến tận nhà bác Tuấn.
*Hoạt động 2:(5p) Củng cố, khắc sâu về cách ứng xử với người khuyết tật 
Mục tiêu: Giiúp HS củng cố, khắc sâu bài học về cách ứng xử đối với người khuyết tật
Cách tiến hành;
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ:Những việc nào nên làm và việc nào không nên làm 
Bước 2: HS thảo luận và làm vào vở bài tập 5.
Bước 3: HS trình bày trước lớp.
Bước 4: GV kết luận: Người khuyết tật chịu nhiều khổ đau, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng của mình của giúp đỡ họ.
*.Hoạt động 3: ( 5p) Hướng dẫn viên du lịch: 
Mục tiêu: Giúp HS biết trình bày nội dung một bức tranh, ảnh về việc làm giúp đỡ người khuyết tật.
Cách tiến hành:
- HS đặt tranh ảnh lên bàn
- HS giới thiệu nội dung bức tranh mà mình mang đến cho cả lớp nghe
- HS theo dỏi và nhận xét, bình chọn bạn thuyết trình hay nhất.
- GV nhận xét chung
+ Qua đó các em học tập được những gì?
- HS trả lời.
3. Dặn dò: (1p) 
 - GV nhận xét giờ học
- Các em nhớ thực hiện tốt việc giúp đỡ ngưòi bị khuyết tật 
-----------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn:
 Đáp lời chia vui. Nghe trả lời câu hỏi.
I. Mục tiêu:
 - Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể(BT1).
 - Nghe GV kể, trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện sự tích Hoa dạ lan hương(BT2).
* KNS : Giao tiếp : ứng xử văn hóa.
II. Đồ dùng:
 - Tranh minh hoạ.
 - Bảng phụ ghi sẵn 4 câu hỏi ở bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- HS hỏi đáp tình huống sau.
+ Chúc mừng bạn được bình chọn là người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay ta tiếp tục đáp lời chia vui và nghe kể chuyện trả lời câu hỏi.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: (miệng)
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau
- HS hỏi đáp theo nhóm đôi.
a. Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em.
b. Bác hàng xóm đến chúc Tết. Bố mẹ em đi vắng chỉ có em ở nhà.
c. Em là lớp trưởng. Trong buổi họp cuối năm, cô phát biểu chúc mừng thành tích của lớp.
- Đại diện một số nhóm trình bày lời đáp của mình.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
VD: Cảm ơn bạn dã nhó đến sinh nhật mình.
 Cháu cảm ơn bác . Cháu cũng xin chúc bác sang năm mới mạnh khoẻ hạnh phúc ạ.
 Chúng em xin cảm ơn cô, nhờ sự dạy bảo của cô mà chúng em đã đạt được thành tích cao trong năm học.Em thay mặt lớp xin hứa sẽ cố gắng hơn nữ

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_2_tuan_29_nam_hoc_2018_2019.doc